Các loại hình đánh giá chất lượng.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (Trang 80 - 82)

7 TIÊU CHÍ GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA.

4.1.3.Các loại hình đánh giá chất lượng.

Theo tiêu chuẩn ISO9000, có ba loại hình đánh giá: Đánh giá chất lượng nội bộ, đánh giá của bên thứ hai và đánh giá của bên thứ ba. Trong đó đánh giá của bên thứ hai và đánh giá của bên thứ ba được gọi là đánh giá bên ngoài. Mục đích và đối tượng của loại hình đánh giá này được thể hiện ở bảng sau:

Loại hình đánh giá Mục đích đánh giá Chủ thể thực hiện

ĐÁNH GIÁ TRONG

Đánh giá chất lượng nội bộ

Cung cấp thông tin cho lãnh đạo DN xem xét, đề xuất biện pháp khắc phục, phòng ngừa, cải tiến

Chính DN Đánh giá của bên

thứ hai Xác định DN có là một nhà cungcấp có đáng tin cậy không Khách hàng củaDN

ĐÁNH GIÁ NGOÀI

Đánh giá của bên thứ ba

Để DN được cấp chứng chỉ hoặc để được cấp giấy chứng nhận, hoặc đánh giá theo tiêu chuẩn

quy định.

Các cơ quan đánh giá độc lập

a. Đánh giá chất lượng nội bộ.

Theo định nghĩa trong ISO 9000:2000: “Đánh giá chất lượng nội bộ là quá trình có hệ thống,độc lập và lập thành văn bản để nhận ra được bằng chứng đánh giá và xem xét đánh giá chúng một cách khách quan để xác định mức độ thực hiện các chuẩn mực đã thỏa thuận”.

Đánh giá chất lượng nội bộ là một quá trình tự đánh giá của một tổ chức nhằm xem xét việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng của hệ thống đó.Thông qua kết quả đánh giá nội bộ, người lãnh đạo có thể duy trì và cải tiến có hiệu quả hệ thống chất lượng.

Đánh giá nội bộ

Tiếp tục triển khai Hành động khắc phục

Đánh giá chất lượng nội bộ là một cơ chế rất quan trọng để duy trì hệ thống quản lý chất lượng. Đánh giá chất lượng nội bộ có thể áp dụng cho cả hệ thống quản lý chất lượng, một quá trình hay yếu tố của hệ thống, hay cho một sản phẩm.

Trong quá trình đánh giá nội bộ, khi phát hiện sự không phù hợp, tổ chức cần tiến hành ngay các hoạt động khắc phục.Hành động khắc phục yêu cầu phải điều tra nguyên nhân, xác định hành động khắc phục và kiểm soát để đảm bảo hành động khắc phục được thực hiện và có hiệu quả. Hình 4.1 giới thiệu quá trình đánh giá nội bộ

Hình 4.1. Quá trình đánh giá nội bộ

Công việc đánh giá nội bộ sẽ được tiến hành bởi một nhóm các đánh giá viên.Lãnh đạo về chất lượng của tổ chức lựa chọn các đánh giá viên nội bộ từ những người quản lý chủ chốt, những người có trình độ chuyên môn cao.

Quá trình đánh giá gồm có 4 giai đoạn:

- Lập kế hoạch đánh giá: Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là xây dựng lịch trình đánh giá hàng năm và lập kế hoạch cụ thể cho một lần đánh giá. Kế hoạch đánh giá phải thể hiện được các nội dung sau: Thành phần của đoàn đánh giá; lịch trình đánh giá, phân công trách nhiệm cho các thành viên trong đoàn; thông báo cho bên được đánh giá; chuẩn bị danh mục kiểm tra.

- Hoạt động tiếp theo: Sau khi nhận được báo cáo đánh giá, lãnh đạo đơn vị được đánh giá phải có trách nhiệm khắc phục các phát hiện đánh giá. Nếu đó là sự không phù hợp, cần có hành động khắc phục thì tổ chức phải thực hiện các yêu cầu quy định trong thủ tục về hành động khắc phục. Trong mọi trường hợp, tổ chức phải kiểm tra, xác nhận việc khắc phục và báo cáo kết quả.

b. Đánh giá của bên thứ hai.

Đánh giá của bên thứ hai được thực hiện bởi một tổ chức hoặc DN (thường là bên đặt hàng) đối với nhà thầu phụ hoặc các nhà cung cấp của mình nhằm đánh giá xem họ có khả năng đáp ứng yêu cầu của DN đặt hàng hay không. Khi kí kết hợp đồng giữa DN đặt hàng với các nhà cung cấp, DN đặt hàng cần có sự đảm bảo rằng các sản phẩm được chuyển giao đúng theo các thông số kỹ thuật đã được thống nhất trong hợp đồng.

Trong những năm trước đây, việc đánh giá chất lượng sản phẩm là cách tốt nhất để đáp ứng các yêu cầu trên.

Trong những năm gần đây xuất hiện khuynh hướng kết hợp đánh giá chất lượng sản phẩm với đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của nhà cung cấp, bởi vì hệ thống này sẽ đảm bảo chất lượng sản phẩm. Chính vì lẽ đó nhiều tiều chuẩn chất lượng quốc tế và tiêu chuẩn chất lượng chuyên ngành đã được công bố: ISO9000, ISO14000, QS9000, SA8000…

c. Đánh giá của bên thứ ba.

Đánh giá của bên thứ ba do một cơ quan chứng nhận độc lập thực hiện (Tổ chức đánh giá) nhằm xác nhận:

- Hệ thống tài liệu: Mục đích việc đánh giá này để xem hệ thống tài liệu do tổ chức xây dựng có đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký áp dụng hay không. Chẳng hạn Tiêu chuẩn ISO9000:2008; SA8000… Tổ chức đánh giá có thể đánh giá một phần hay toàn bộ hệ thống tài liều của DN. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tình hình thực hiện và sự phù hợp: Việc này nhằm chứng minh hệ thống có vận hành theo tài liệu đã lập và có thỏa mãn các yêu cầu của tiêu chuẩn chất lượng không. Đây chính là cuộc đánh giá thực tế, có hệ thống. Muốn hoạt động các tổ chức chứng nhận độc lập phải được công nhận bởi một tổ chức dịch vụ công nhận. Ở Việt Nam, Tổ chức dịch vụ công nhận là Văn phòng công nhận chất lượng được thành lập năm 1995 thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn- Đo lường- Chất lượng thuộc Bộ khoa học và Công nghệ.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (Trang 80 - 82)