SA 8000-2001 do Hội đồng các tổ chức công nhận những ưu tiên kinh tế (CEPAA) nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp đáp ứng những lo ngại của khách hàng về điều kiện làm việc của người lao động trên thế giới vào tháng 10 năm 1997. Năm 2001, tổ chức này hiệu chỉnh và công bố phiên bản SA 8000-2001.
Nội dung chính của tiêu chuẩn này dựa trên những nguyên tắc và chuẩn mực về quyền lao động được quy định trong các tổ chức lao động thế giới. SA 8000 là tiêu chuẩn về mặt đạo đức sản phẩm. Dựa trên tiêu chuẩn này, tổ chức chứng nhận sẽ đánh giá tình hình sử dụng lao động của DN một cách minh bạch và hiệu quả. Từ đó, người tiêu dùng và xã hội sẽ phán xét, lựa chọn khi mua hàng. Có thể nói, tiêu chuẩn SA 8000 góp phần mở rộng khái niệm chất lượng sản phẩm: Chất lượng tốt, giá hợp lý, giao hàng đúng lúc và được sản xuất bằng "lao động sạch".
SA 8000-2004 được xây dựng thành các điều khoản và đề cập đến một số vấn đề sau:
- Độ tuổi tối thiểu của lao động.
- Không cho phép lao động bắt buộc đối với trẻ em. - Điều kiện sức khỏe và an toàn.
- Tôn trọng quyền tự do tham gia hiệp hội và đấu tranh tập thể.
- Các quy tắc kỷ luật: không cho phép sự trừng phạt bằng roi vọt, áp bức tinh thần và thể xác, sự lạm ngôn.
SA 8000 có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào. SA 8000 được soạn ra, được đánh giá độc lập và do tổ chức chứng nhận cấp chứng chỉ.