Giới thiệu tổng quan bộ tiêu chuẩn ISO

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (Trang 58 - 59)

11 Đánh giá Quá trình, sự nỗ lực Kết quả, lợi nhuận

3.4.2.Giới thiệu tổng quan bộ tiêu chuẩn ISO

a. Lịch sử hình thành và triết lý của ISO 9000

Hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 lần đầu tiên xuất hiện năm 1979 dưới dạng Hệ thống tiêu chuẩn Anh – BS5750 do Viện tiêu chuẩn Anh quốc giới thiệu. Sau đó BS5750 được ISO ban hành lại với một số điều chỉnh và có tên gọi là ISO 9000. Kể từ năm 1987, ISO 9000 được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới.

Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 phiên bản 1987 – viết tắt là ISO 9000: 1987 là hệ thống tiêu chuẩn nhằm đảm bảo chất lượng của một tổ chức (bao gồm cả các doanh nghiệp). Chất lượng quản lý của một doanh nghiệp là cơ sở nền tảng để hình thành chất lượng sản phẩm do Doanh nghiệp cung cấp. Đây là quan điểm được nhiều quốc gia đồng thuận và áp dụng. Từ khi hình thành đến nay, bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được chỉnh lý, bổ sung với các phiên bản sau:

ISO 9000 : 1987 : 1994 ; ISO 9000: 2000; ISO 9000: 2008. Triết lý của ISO 9000 thể hiện qua các nội dung sau:

- ISO 9000 đề cập đến các lĩnh vực chủ yếu của quản lý chất lượng: Nghiên cứu thị trường, chính sách và chỉ đạo về chất lượng, thiết kế và triển khai sản phẩm, kiểm soát quá trình; phân phối sản phẩm và các dịch vụ sau bán hàng; xem xét đánh giá nội bộ; kiểm soát tài liệu chất lượng.

- Mục đích của ISO 9000 là cung cấp những hướng dẫn để phát triển hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng.

- Hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 dựa trên mô hình quản lý theo quá trình, lấy phòng ngừa làm phương châm chủ yếu trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm.

- Nói một cách đơn giản, ISO 9000 chính là việc thực hiện tốt và kiểm soát chặt chẽ một hệ thống quản lý chất lượng được lập thành văn bản, tức là:

+ Viết ra những gì cần phải làm + Làm đúng những gì đã viết,

+ Lưu giữ các hồ sơ về những gì đã làm.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (Trang 58 - 59)