Các nguyên tắc của TQM

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (Trang 72 - 77)

* Kiểm tra quá trình sản xuất

Kiểm tra được tiến hành ở tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất. Mục đích của kiểm tra nhằm loại bỏ hoặc kiểm soát những nguyên nhân sai sót của hệ thống, từ đó tiến hành các hoạt động tự khắc phục, cải tiến. Công việc kiểm tra được giao cho từng bộ phận trong hệ thống. Mỗi vị trí làm việc, thậm chí mỗi công nhân đều có thể trở thành vị trí kiểm tra.

Nội dung kiểm tra bao gồm :

+ Kiểm tra các yếu tố liên quan trước khi tiến hành sản xuất như : hồ sơ thiết kế, nguyên vật liệu, phương tiện thiết bị, điều kiện vệ sinh an toàn...

+ Kiểm tra trong quá trình sản xuất : Các bán thành phẩm không đạt yêu cầu, chấp hành quy trình sản xuất, kết quả khắc phục sai lỗi...

+ Kiểm tra trong quá trình sử dụng sản phẩm : tình hình cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng, tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của khách hàng.

* Đảm bảo sự trực quan khi đo các chỉ tiêu chất lượng

Tùy theo từng sản phẩm sẽ có những chỉ tiêu khác nhau, trong những chỉ tiêu đó sẽ có những chỉ tiêu định lượng và những chỉ tiêu định tính. Để đảm bảo “ tính chất có thể đo đếm được của các chỉ tiêu chất lượng” cần phải lượng hóa được các chỉ tiêu. Tại các nơi sản xuất cần trưng bày các sản phẩm mẫu. Những sản phẩm này sẽ giải thích cho công nhân, cán bộ quản lý, khách tham quan, khách đến đặt mua sản phẩm về những chỉ tiêu chất lượng đã được thể hiện.

* Tuân thủ các yêu cầu chất lượng

Sau khi các yêu cầu chất lượng được xây dựng, nó phải được thể hiện trong hồ sơ chất lượng ( sổ tay chất lượng). Các yêu cầu này phải được phổ biến và thực hiện tại từng vị trí làm việc. Cần phải chú trọng đến các yêu cầu chất lượng hơn là các chỉ tiêu năng suất.

* Tạm dừng sản xuất, tự sửa chữa sai sót

Nguyên tắc này thể hiện quan điểm đảm bảo chất lượng đứng ở hàng đầu còn hoàn thành kế hoạch sản xuất đứng ở hàng thứ hai. Mỗi vị trí sản xuất có thể tạm dừng sản xuất lại để sửa chữa những sai sót phát hiện được. Nguyên tắc này nhằm giảm trách nhiệm cho người sản xuất.

* Kiểm tra 100% sản phẩm

Nguyên tắc này đòi hỏi phải kiểm tra 100% sản phẩm được sản xuất ra chứ không phải chỉ kiểm tra mẫu trong lô hàng. Tất nhiên việc kiểm tra này không giống như KCS.

* Cải tiến chất lượng ở mỗi giai đoạn

Trong TQM, cải tiến chất lượng coi như hoạt động có tính chất quyết định. Khi triển khai các hoạt động cải tiến chất lượng, các tổ chức phải xây dựng một chương trình cụ thể. Hoạt động cải tiến cần được tiến hành theo chu trình PDCA.

3.5.3. Tổ chức TQM trong DN

TQM là một phương thức quản lý chất lượng tiên tiến. Tuy nhiên việc triển khai và áp dụng nó như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất thì còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có trình độ tổ chức quản lí của tổ chức đó. Để triển khai áp dụng TQM trong các doanh nghiệp cần tiến hành các bước sau :

* Bước 1 : Cam kết của lãnh đạo và tổ chức trong việc theo đuổi mục tiêu và chính sách chất lượng. Sự cam kết của lãnh đạo đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Sự cam kết này sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi về cả vật chất và tinh thần cho các hoạt động trong doanh nghiệp.

* Bước 2 : Phân công trách nhiệm cho các bộ phận.

‒ Trong TQM, mỗi chức năng nhiệm vụ phải được xác định và phân công một cách rõ ràng, phải được thể hiện thành văn bản. Mỗi chức năng phải được cung cấp đầy đủ thông tin và những phương tiện cần thiết để họ có thể hoàn thành nhiệm vụ. Trong hệ thống TQM, phòng quản lí chất lượng có vai trò quan trọng và cần thực hiện các chức năng sau :

‒ Xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống chất lượng.

‒ Theo dõi, đánh giá việc áp dụng các giải pháp cải tiến chất lượng. ‒ Tìm nguyên nhân, giải pháp khắc phục những vi phạm về chất lượng. ‒ Cùng với bộ phận cung ứng kiểm soát chất lượng của các yếu tố đầu vào. ‒ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chất lượng trong doanh nghiệp. * Bước 3 : Đo lường chi phí chất lượng

Việc giảm chi phí chất lượng phải được tiến hành thông qua các quá trình quản lí chất lượng toàn bộ. Để có thể đo lường và kiểm soát được chi phí chất lượng cần phải thực hiện các nội dung sau đây :

‒ Sự cam kết của lãnh đạo : Sự cam kết này cho phép tìm ra cái giá đúng của chất lượng.

‒ Thiết kế và thực hiện hệ thống kế toán giá thành, cho phép nhận dạng, báo cáo và phân tích chi phi chất lượng.

‒ Quản lí chi phí chất lượng. Việc hình thành một bộ phận quản lí chi phi chất lượng chịu trách nhiệm chỉ đạo từ đầu đến cuối, phối hợp cả hệ thông chi phí chất lượng để thưc hiện được mục tiêu.

‒ Huấn luyện cho mọi người kĩ năng tính giá chất lượng, tuyên truyền, vận động mọi nhân viên đều hiểu được về chi phi chất lượng và cho họ hướng khắc phục.

* Bước 4 : Lập kế hoạch giải quyết các vấn đề về chất lượng. Do yêu cầu đồng bộ của hệ thống TQM, việc lập kế hoạch chất lượng cần tiến hành theo nội dung sau :

‒ Xác định những vấn đề cần giải quyết và mục tiêu phải đạt được khi giải quyết vấn đề đó.

‒ Lập kế hoạch các nguồn lực để giải quyết vấn đề.

‒ Tìm nguyên nhân và đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề.

*Bước 5: Đào tạo và huấn luyện để áp dụng TQM. Công tác đào tạo huấn luyện phải được tiến hành thường xuyên, có kế hoạch và phải thỏa mãn được các yêu cầu sau đây:

‒ Mọi nhân viên phải được đào tạo, huấn luyện đúng với nhiệm vụ được giao để đảm bảo họ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

‒ Mọi nhân viên phải được thông tin đầy đủ về các yêu cầu của khách hàng ‒ Ngoài những kiến thức, kĩ năng về kĩ thuật nghiệp vụ, họ còn phải được

trang bị những kiến thức chất lượng. *Bước 6: Kiểm tra và kiểm soát chất lượng

Trong hệ thống TQM, kiểm tra và kiểm soát chất lượng là hoạt động gắn liền với mọi yếu tố, mọi khâu của quá trình sản xuất và các điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng. Mục đích của kiểm tra, kiểm soát nhằm loại bỏ, kiểm soát các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng. Trên cơ sở đó, để tiến hành các hoạt động cải tiến, hoàn thiện chất lượng.

*Bước 7: Duy trì hoạt động của các nhóm chất lượng

Như đã trình bày trong chương II, nhóm chất lượng có vai trò to lớn trong hoạt động của hệ thống chất lượng. Lãnh đạo doanh nghiệp cần phải giúp đỡ việc tổ chức hoạt động của các nhóm chất lượng, cổ vũ và tạo điều kiện để họ thực hiện các đề án cải tiến chất lượng

3.6 Giải thưởng chất lượng quốc gia Việt Nam (Vietnam National Quality Award)

3.6.1. Giới thiệu chung

Nhằm khuyến khích, động viên các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, không ngừng cải tiến, hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế, Bộ khoa học –công nghệ và môi trường (nay là Bộ khoa học và công nghệ) quyết định

lập Giải thưởng chất lượng Việt Nam tại Hội nghị chất lượng Việt Nam lần thứ nhất (tháng 8 năm 1995) và bắt đầu xét thường từ năm 1996.

Giải thưởng chất lượng Việt Nam được xét tặng mỗi năm một lần và chia thành 2 cấp là GIẢI BẠC và GIẢI VÀNG

Giải bạc được xét trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, còn giải vàng được xét trong phạm vi cả nước, được phân thành khối các doanh nghiệp sản xuất và khối dịch vụ

Để góp phần nâng cao uy tín của Giải thưởng chất lượng Việt Nam, cổ vũ động viên các tổ chức, doanh nghiệp quan tâm hơn nữa đến chất lượng, nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam ở thị trường trong nước và quốc tế, ngày 31 tháng 12 năm 2008, Thủ tướng chính phủ ban hành Nghị định số 132/208/ND- CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, trong đó có quy định về Giải thưởng chất lượng quốc gia. Cơ sở nền tảng của Giải thưởng chất lượng quốc gia chính là việc đổi mới hoạt động của Giải thưởng chất lượng Việt Nam. Đây chính là kết quả nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm hoạt động chất lượng nhiều năm của nhiều quốc gia và khu vực.

3.6.2. Các tiêu chí xét thưởng

Giải thưởng chất lượng quốc gia là hình thức tôn vinh, khen thưởng hàng năm ở cấp quốc gia của Thủ tướng chính phủ cho các tổ chức, doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong việc áp dụng, duy trì và cải tiến có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo các tiêu chí của Giải thưởng chất lượng quốc gia được thể hiện trong bảng 3.2 :

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w