Kiểm soát chất lượng toàn diện

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (Trang 56 - 57)

11 Đánh giá Quá trình, sự nỗ lực Kết quả, lợi nhuận

3.3.4.Kiểm soát chất lượng toàn diện

Thuật ngữ kiểm soát chất lượng toàn diện (Total Quality Control – TQC) do A.V. Feigenbaum đưa ra vào năm 1951.

Kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống có hiệu quả để nhất thể hóa các nguồn lực phát triển chất lượng, duy trì và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau vào trong một tổ chức sao cho các hoạt động marketing, kĩ thuật, sản xuất, dịch vụ có thể tiến hành một cách kinh tế nhất, cho phép thỏa mãn hoàn toàn khách hàng.

Kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống có hiệu quả, huy động nỗ lực của mọi bộ phận trong doanh nghiệp vào các hoạt động có liên quan đến duy trì và cải tiến chất lượng.

Đặc điểm chủ yếu của kiểm soát chất lượng toàn diện là: - Chất lượng được định hướng bởi khách hàng.

- Chất lượng được lãnh đạo doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu.

- Chiến lược, mục tiêu, các chính sách chất lượng được xây dựng có sự tham gia của các thành viên trong doanh nghiệp.

- Hoạt động kiểm soát chất lượng do lãnh đạo doanh nghiệp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá.

- Kiểm soát chất lượng được tiến hành ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất. - Nhân viên tình nguyện tham gia hoạt động trong các nhóm chất lượng.

- Các chương trình đào tạo về chất lượng được triển khai. - Các công cụ, kĩ thuật kiểm soát chất lượng được áp dụng.

Kiểm soát chất lượng toàn diện phải là những hoạt động thường xuyên, không mang tính nhất thời. Chúng phải được xem xét, đánh giá thường xuyên để đảm bảo phù hợp với các yêu cầu đã định bằng cách đưa các yêu cầu của hệ thống chất lượng vào việc lập kế hoạch chất lượng. Các kết quả đánh giá hệ thống chất lượng phải được lãnh đạo xem xét để tìm cơ hội cải tiến.

Việc áp dụng phương thức quản lý chất lượng toàn diện thông qua 7 nội dung cơ bản sau:

* Kiểm tra sau khi sản xuất (định hướng theo sản phẩm)

* Kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất (định hướng theo quá trình) * Đảm bảo chất lượng liên quan đến mọi bộ phận, đơn vị trong doanh nghiệp (định hướng theo hệ thống).

* Đào tạo và huấn luyện (yếu tố con người)

* Tối ưu hóa việc thiết kế sản phẩm để phù hợp với chất lượng kinh tế quốc dân của sản phẩm (định hướng xã hội).

* Hạn chế tổn thất (định hướng chi phí)

* Lắng nghe tiếng nói của khách hàng để không ngừng hoàn thiện sản phẩm (định hướng khách hàng).

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM (Trang 56 - 57)