6. Cấu trúc của luận văn
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của quận Hoàng Mai
2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Từ khi thành lập quận đến nay, nền kinh tế quận đã có những bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng, thương mại và dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp.
Năm 2012, tổng giá trị sản xuất trên địa bàn quận là 14.019,8 tỷ đồng, tăng 13,3% so với năm 2011, trong đó giá trị sản xuất do quận quản lý là 2.645,4 tỷ
đồng, tăng 15,1% so với năm 2011. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của quận hàng năm
liên tục tăng, trung bình tăng trưởng khoảng trên 10%.
Hiện nay, giá trị sản xuất ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng ước đạt 1.546,7 tỷ đồng, chiếm tới 58,5% ; giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ ước đạt 1.015,9 tỷ đồng chiếm 38,4% ; giá trị sản xuất ngành nông nghiệp – thuỷ sản ước đạt 82,8 tỷ đồng chỉ chiếm có 3,1% cơ cấu nền kinh tế, điều đó cho
thấy nền kinh tế quận chủ đạo là phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
2.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế quận đã có sự chuyển dịch tích cực, nhóm ngành nơng nghiệp giảm tỷ trọng tương đối trong khi các nhóm ngành cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại và dịch vụ ngày càng tăng lên. Cụ thể:
Riêng đối với nền kinh tế do quận quản lý, tốc độ chuyển dịch cịn cao hơn, ngành cơng nghiệp năm 2011 là 58,2%, đến năm 2012 là 58,5%, ngành thương mại - dịch vụ năm 2011 là 38,1%, đến năm 2012 là 38,4%, ngành nông nghiệp năm 2011 là 7,2%, đến năm 2012 giảm xuống 5,6%.
2.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
- Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp trên địa bàn quận đã từng bước thích ứng với cơ chế thị trường. Nhiều doanh nghiệp tập thể và tư nhân được thành lập, ổn định sản xuất và đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị cơng nghệ, máy móc mới vào sản xuất, góp phần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp.
Các doanh nghiệp do Trung ương, thành phố quản lý trên địa bàn quận có sự phát triển mạnh, tập trung chủ yếu ở khu vực Trương Định - Giáp Bát với ngành
nghề chính là thực phẩm, cơ khí.
Các doanh nghiệp tư nhân hiện đang phát triển rất mạnh, cho đến nay quận có 175 đơn vị doanh nghiệp ngồi quốc doanh với diện tích đất khoảng 150,27ha. Sự phát triển của thành phần kinh tế này đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế theo hướng hiệu quả.
- Khu vực kinh tế và dịch vụ thương mại
Trên địa bàn quận, dịch vụ tập thể và quốc doanh ít phát triển, chủ yếu tham
gia hoạt động ngành là các cá thể hộ kinh doanh, mặt hàng chủ yếu là thực phẩm, vải sợi, may mặc, xe máy, điện máy, điện tử. Hiện nay, trên địa bàn quận chỉ có một số cơ sở thương nghiệp lớn như chợ Trương Định, chợ Mai Động, khu vực dịch vụ Linh Đàm. Các cơ sở thương mại dịch vụ, chợ đang hoạt động còn lại còn thiếu
- Khu vực kinh tế nơng nghiệp, thuỷ sản
Nhìn chung, nền kinh tế nơng nghiệp của quận phát triển tập trung vào một số phường phía nam như Yên Sở, Trần Phú, Lĩnh Nam, Thanh Trì, Hồng Liệt và một số phường phía tây như Đại Kim, Định Cơng.
Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp tập trung chủ yếu vào trồng lúa, rau hoa màu, nuôi trồng thủy sản và gia súc [ 27, 28].
Tóm lại, trong những năm qua, nền kinh tế quận có chiều hướng đi lên rõ rệt, bắt đầu phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, nguồn thu nhập của nhân dân có sự chuyển biến tích cực. Đây là một vấn đề cần được phát huy trong chiến lược phát triển sắp tới. Đó là cần chuyển dịch mạnh về cơ cấu giữa các ngành, gắn với thị
trường cùng với sự phát triển chung của thành phố, áp dụng những tiến bộ khoa học cơng nghệ, có như vậy mới phát triển mạnh và khai thác đầy đủ thế mạnh của quận.
2.1.2.4. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập * Dân số
Theo số liệu thống kê năm 2012, dân số quận Hoàng Mai là 340.801 người tăng khoảng 15,3 vạn người so với năm 2006, tổng số hộ của phường là 93.962 hộ. Dân số tăng mạnh chủ yếu là tăng dân số cơ học đến địa bàn quận sinh sống.
Mật độ dân cư trung bình trong tồn quận khơng đồng đều. Một số phường
thuộc quận Hai Bà Trưng cũ có mật độ tương đối cao 200 - 400 người/ha, riêng
phường Hoàng Văn Thụ có mât độ cao nhất là 1.083 người/ha, các phường thuộc huyện Thanh Trì cũ có mật độ thấp hơn, khoảng 15 - 200 người/ha. Ngoài ra, mật
Bảng 2.1: Diện tích, dân số quận Hồng Mai tính đến năm 2012 TT Phường Diện tích (ha) Dân số (người) Hộ gia đình (hộ) Mật độ dân số (người/ha) 1 Thanh trì 333,30 14.935 3.885 45 2 Lĩnh Nam 560,20 22.500 6.500 40 3 Vĩnh Hưng 174,80 30.637 11.829 175 4 Trần Phú 378,15 7.375 1.845 19 5 Yên Sở 744,36 12.319 3.100 16 6 Mai Động 81,84 20.067 4.251 245 7 Tương Mai 73,30 27.800 7.106 379 8 Hoàng Văn Thụ 27,80 30.129 7.568 1.083 9 Tân Mai 52,00 22.711 5.136 436 10 Thịnh Liệt 326,00 37.095 9.761 114 11 Giáp Bát 75,00 18.816 6.117 250 12 Định Công 275,50 44.788 12.815 162 13 Đại Kim 275,61 25.949 7.194 94 14 Hoàng Liệt 489,41 25.680 7.099 52
(Nguồn: Điều tra dân số năm 2012 của UBND các phường)
* Lao động, việc làm và thu nhập
Theo số liệu thống kê, số lượng lao động trong tồn quận phân bố khơng
đồng đều giữa các phường, dao động từ mức 45 - 70% tổng dân số. Nhìn chung,
nguồn nhân lực quận Hồng Mai tương đối dồi dào, trình độ lao động khá.
Số dân trong độ tuổi lao động làm việc trong các ngành kinh tế được phân bố theo tỷ lệ tương đối chênh lệch: Lực lượng lao động nông nghiệp chiếm khoảng
24,3%, trong đó số lao động nơng nghiệp làm việc tại các phường phía nam chiếm tỷ lệ khoảng 35 - 65% tổng dân số, các phường còn lại tỷ lệ lao động thấp do một phần lớn đất nông nghiệp đã được chuyển chức năng sang đất xây dựng đô thị.
Lực lượng lao động công chức nhà nước trên địa bàn quận chiếm khoảng 48,5%, còn lại là lao động tự do, chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực thương mại,
dịch vụ.
Về thu nhập, hiện nay thu nhập trung bình của quận Hồng Mai nhìn chung mới đạt ở mức trung bình khá so với toàn thành phố. Tuy nhiên mức tăng trưởng tương đối cao, đặc biệt là trong tổng thu ngân sách, năm 2012 tổng thu ước đạt
752,503 tỷ đồng bằng 108,2% kế hoạch năm và đạt 102,9% theo Nghị quyết
HĐND giao.
2.1.2.5. Thực trạng phát triển khu dân cư đơ thị
Quận Hồng Mai được chia làm 14 phường, trong đó có 5 phường được tách ra từ quận Hai Bà Trưng (Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ) và 9 phường được tách từ huyện Thanh Trì (Định Cơng, Đại Kim, Hồng Liệt, Thịnh Liệt, Thanh Trì, Vĩnh Hưng, Yên Sở, Lĩnh Nam, Trần Phú).
Các phường thuộc quận Hai Bà Trưng trước đây có hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ hơn, KĐT phát triển đồng đều tập trung hơn so với các phường thuộc huyện
Thanh Trì trước đây. Nhìn chung, do quận mới thành lập nên hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở hạ tầng kỹ thuật đơ thị cịn nhiều bất cập, nhiều phường cịn thiếu diện tích các cơng trình cơng cộng phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày của người dân đô thị như: trụ sở UBND, công an phường, trạm y tế, nhà trẻ, trường học, chợ, cơ sở dịch vụ xã hội...
Trên địa bàn quận có khá nhiều KĐT mới đã và đang xây dựng như Định
Công, Linh Đàm, Đại Kim, Đền Lừ, Pháp Vân - Tứ Hiệp... Do được xây dựng đồng bộ nên cơ sở hạ tầng khá tốt, tuy nhiên một số khu chưa hồn chỉnh, chất lượng khơng cao ảnh hưởng đến cảnh quan kiến trúc đô thị [27].
2.1.2.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng * Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông của quận Hoàng Mai tương đối thuận lợi được chia làm 3 loại hình chính là đường thủy, đường sắt và đường bộ. Các tuyến đường này được xây dựng chủ yếu phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại, giao lưu trao đổi hàng hố của nhân dân khơng những trong quận mà toàn thành phố.
khoảng 5ha, là một cầu cảng với khả năng thông qua 200.000 tấn hàng hoá/năm, tuy nhiên hiện tại việc khai thác cảng Khuyến Lương còn rất thấp so với khả năng thực tế. Bên cạnh đó, dọc theo tuyến sơng Hồng là một số bến, bãi, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân.
+ Đường sắt: Trên địa bàn quận có ga Giáp Bát, vừa là ga hành khách vừa là
ga hàng của tuyến đường sắt Bắc – Nam với diện tích khoảng 11ha, chiều dài 800m
đáp ứng tương đối tốt nhu cầu vận chuyển trên địa bàn.
+ Đường bộ: Hiện tại trên địa bàn quận có nhiều tuyến đường bộ chạy qua
như: tuyến quốc lộ 1A (đường Giải Phóng); tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ;
tuyến đường Pháp Vân - Khuyến Lương (thuộc dự án đường Vành đai 3 cầu Thanh Trì); đường Nguyễn Tam Trinh; đường Lĩnh Nam; đường trên đê sông Hồng; tuyến
đường Kim Giang (1,6 km), đường khu nhà ở Đền Lừ (1km), Định Công
(1,25km)... đã và đang được xây dựng trong KĐT. Các tuyến phố như: Trương
Định, Kim Đồng, Tân Mai, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn An Ninh, Lương Khánh
Thiện, Đồn Kết... Ngồi ra, cịn có các tuyến đường liên phường (đường liên xã
cũ) có mặt cắt ngang đường rộng 7 - 11 m, đáp ứng tốt nhu cầu người dân; hệ thống
đường trong khu phố, thơn xóm tương đối hồn chỉnh, kết cấu chủ yếu là bê tông và
gạch, bề rộng mặt đường 3,5 - 5,5m.
Bên cạnh đó, trên địa bàn quận cịn có hệ thống các điểm bến bãi đỗ xe
khơng những của quận mà cịn của cả thành phố như: Bến xe liên tỉnh phía Nam (trên đường Giải Phóng) với quy mơ 3,57 ha; Bến xe tải n Sở nằm trên mặt đường Pháp Vân - Khuyến Lương diện tích 1,5 ha; Bến đỗ xe tải Kim Ngưu thuộc
phường Hồng Văn Thụ với quy mơ diện tích 1,56 ha mới được đầu tư xây dựng; các bãi đỗ xe trong các KĐT Định Công, Linh Đàm, Đền Lừ... có quy mơ và chất lượng tốt...
* Hệ thống thuỷ lợi
Nhìn chung, hệ thống thủy lợi trên địa bàn quận được xây dựng khá hoàn
chỉnh, tuy nhiên sau nhiều năm sử dụng, lại nằm trong vùng đơ thị hóa nhanh, khơng được nạo vét thừng xuyên cùng với nước thải sinh hoạt và công nghiệp chưa
được xử lý nên một số cơng trình hiện đang xuống cấp và bị chia cắt, nhất là trong
vấn đề tiêu nước, đồng thời ảnh hưởng đến cả môi trường xung quanh. Đây là một vấn đề nan giải không chỉ của quận mà của cả thành phố, địi hỏi phải có một giải pháp tổng thể mới giải quyết được.
Trên địa bàn quận, hệ thống tiêu thốt nước qua các sơng Tơ Lịch, sơng Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu với tổng chiều dài trên 22 km cùng hệ thống hồ Yên Sở (130 ha), Linh Đàm (75 ha), Định Công (25 ha), Đền Lừ (4 ha) làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và trạm bơm Yên Sở cùng một số tuyến sông, kênh mương như sông Gạo, mương Đại Kim, mương Tân Mai, mương Hoàng Văn Thụ, mương Hoàng
Mai, mương Trần Phú, mương bao hồ Yên Sở, kênh Yên Sở... và hệ thống cống rãnh trong các khu dân cư.
Hiện nay, hệ thống thốt nước chính trên địa bàn quận đã và đang được cải
tạo trong dự án thoát nước giai đoạn 1. Trong giai đoạn 2 sẽ tiếp tục cải tạo hệ thống kênh mương, các hồ điều hòa và đầu nối thành hệ thống thốt nước hồn
chỉnh. Tuy nhiên, cần chú ý đến vấn đề nạo vét, tu bổ thường xuyên và hoàn thiện hệ thống tiêu thoát nước trong các khu dân cư.
* Hệ thống điện
Hệ thống lưới điện quận Hoàng Mai nằm trong hệ thống lưới điện chung của toàn thành phố Hà Nội được cung cấp từ hệ thống lưới điện miền Bắc (nguồn từ nhà máy thủy điện Hịa Bình và nhiệt điện Phả Lại) thông qua các trạm giảm áp chính tại Mai Động và Hà Đơng cùng 3 trạm 110KV: Mai Động, Thượng Đình và Văn
Điển và hệ thống lưới điện cao thế, trung thế và hạ thế trên địa bàn quận. Bên cạnh đó, hệ thống điện trong các KĐT mới cũng đã và đang được xây dựng hồn chỉnh.
* Thơng tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn quận được cung cấp từ tổng đài điều khiển Giáp Bát và Trương Định phân phối qua 11 tổng đài vệ tinh (dung lượng
3.000 - 20.000 số) với hệ thống cáp quang 21,2 km. Một số khu vực đô thị xây dựng mới, hệ thống điện thoại được thuê bao ngầm dưới đất.
cho các thuê bao trên địa bàn, các tổng đài vệ tinh đã được sử dụng gần hết dung lượng, mối liên hệ giữa tổng đài điều khiển và tổng đài vệ tinh tạo thành mạch vòng tốt, đáp ứng nhu cầu của người dân [28].
* Đánh giá chung về điều kiện kinh tế, xã hội:
- Thuận lợi
Thực hiện đường lối đổi mới, trong những năm vừa qua tình hình kinh tế của quận Hồng Mai có những thay đổi quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đều tăng cao hơn tốc độ trung bình của thành phố và cả nước.
Về cơ cấu kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, cụ thể là giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Công nghiệp và dịch vụ là ngành kinh tế chủ đạo, góp phần tích cực tăng việc làm và thu nhập cho người lao động.
Nhờ có sự tăng trưởng kinh tế và có sự quan tâm của tồn xã hội mà cơ sở hạ tầng có sự thay đổi đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng
được cải thiện, bộ mặt đô thị thay đổi rõ rệt, tạo ra cho quận những thế và lực mới
phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
- Khó khăn
Trước địi hỏi của tình hình thực tiễn hiện nay, để thực hiện chủ trương đường lối cơng nghiệp hố - hiện đại hố của Đảng và Nhà nước, tình hình kinh tế
xã hội của quận Hồng Mai đứng trước một số khó khăn sau đây:
+ Là quận mới thành lập, cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, sự khác nhau giữa các phường trong quận còn khá lớn.
+ Kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống đã
được nâng lên một bước, song với yêu cầu phát triển kinh tế trong giai đoạn công
nghiệp hố, hiện đại hố nói chung cịn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của toàn quận.
+ Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở một số phường tuy có chuyển biến tốt nhưng chưa vững chắc, một số ngành và địa phương chuyển hướng cơ cấu kinh tế còn thiếu quy hoạch, manh mún mang tính chất tự phát, chưa khai thác hết tiềm
năng lao động, việc khôi phục các ngành nghề truyền thống cịn hạn chế, chưa có sản phẩm hàng hố chủ lực.
+ Tỷ lệ lao động khơng có việc làm cịn cao, trong khi đó đất đai ít, tạo nên một sức ép rất lớn đối với xã hội về giải quyết việc làm.
+ Đời sống dân trí đã được tăng lên song do mặt trái của cơ chế thị trường tác động đến đời sống của xã hội, tuy những tiêu cực giảm nhiều nhưng vẫn cịn có
ảnh hưởng khơng tốt đến người dân.
Trên đây là những thuận lợi, ưu thế, cùng những khó khăn, thách thức trong