Thực trạng quy hoạch sử dụng đất tại các khu đô thị mới ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quy hoạch sử dụng đất công cộng tại khu đô thị mới đại kim – định công (Trang 42 - 45)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Thực trạng quy hoạch sử dụng đất tại các khu đô thị mới ở Việt Nam

Mặc dù q trình đơ thị hố tại Việt Nam diễn ra khá sớm và tăng nhanh những năm gần đây, nhưng tốc độ đơ thị hố vẫn thuộc trong nhóm thấp của thế giới. Khơng những thế, q trình đơ thị hóa cũng đang bộc lộ nhiều hạn chế. Tại Việt Nam q trình đơ thị hóa được gắn liền với cơng cuộc cơng nghiệp hóa đất nước. Do chú trọng q nhiều vào việc “cơng nghiệp hóa” cộng với chất lượng quy hoạch khơng cao, nên q trình này đang bộc lộ nhiều bất cập đáng lo ngại. Cụ thể là:

- Số lượng các đô thị tăng lên nhanh chóng

Trong những năm gần đây, số lượng đô thị ở nước ta tăng nhanh, nhất là ở các thành phố thuộc tỉnh. Năm 1986 cả nước có 480 đô thị, năm 1990 là 500 đô thị,

đến năm 2007 là 729 đô thị và đến năm 2012 cả nước đã có 755 đơ thị. Trong đó,

có 2 đô thị loại đặc biệt (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh), 13 đơ thị loại I trong đó có 03 thành phố trực thuộc Trung ương (Hải Phịng, Đà Nẵng, Cần Thơ) và 10

thành phố trực thuộc tỉnh, 10 đơ thị loại II cịn lại là các đô thị loại III, IV và V. Tuy vậy, việc xếp loại đơ thị vẫn cịn nhiều tiêu chí chưa đáp ứng như quy mô đô thị,

kinh tế - xã hội, cơ cấu kinh tế, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật...

- Sự gia tăng dân số đô thị

Quy mô dân số đô thị ở nước ta liên tục tăng, đặc biệt là từ sau năm 2000.

Tính đến năm 2010, dân số đơ thị tại Việt Nam là 25.584,7 nghìn người, chiếm

29,6% dân số cả nước. Sự gia tăng dân số đô thị cả nước do 3 nguồn chính đó là: Gia tăng tự nhiên ở khu vực đô thị; Di cư từ khu vực nơng thơn ra thành thị; Q trình mở rộng địa giới của các đô thị. Khi các đô thị của Việt Nam ngày càng phát triển mở rộng, thì dân số càng tăng, dịng dịch cư càng lớn (nhóm di dân có 80% thời gian sống ở đơ thị cũng đang tăng nhanh tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh) dẫn đến sự quá tải trong sử dụng hệ thống hạ tầng cơ sở sẵn có. Bên cạnh đó là việc hình thành các khu dân cư nghèo quanh đô thị gây ô nhiễm môi trường và nguy cơ mất an toàn lương thực không ngừng tăng cao.

- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị

Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị trong những năm qua được cải thiện rõ rệt, thể hiện qua các mặt như: nhiều tuyến đường, cây cầu được xây dựng; chất lượng đường đô thị dần được cải thiện; các đô thị loại III trở lên hầu hết đã có các tuyến đường chính được nhựa hố và xây dựng đồng bộ với hệ thống thoát

nước, vỉa hè, chiếu sáng và cây xanh. Các thành phố lớn trực thuộc Trung ương có nhiều dự án về giao thơng đơ thị được triển khai, cụ thể là: cải tạo, nâng cấp và xây mới các trục giao thông đối ngoại, cửa ô, trục giao thông hướng tâm, các nút giao

đồng mức, khác mức, các đường vành đai, tuyến tránh, cầu vượt trong đô thị… Nhờ

vậy, bước đầu đã nâng cao năng lực thông qua tại các đô thị này. Tuy nhiên, tình

trạng ách tắc và tai nạn giao thơng vẫn cịn diễn ra rất phổ biến.

Hệ thống chiếu sáng đã có ở hầu hết các đơ thị mặc dù mức độ có khác nhau. Tại các đơ thị đặc biệt, như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng… có 95-100% các tuyến đường chính đã được lắp đặt hệ thống chiếu sáng; các đơ thị

Hệ thống thốt nước đã được quan tâm đầu tư xây dựng ở hầu hết các đô thị. Hiện đã có 35/63 đơ thị tỉnh, thành trong cả nước có các dự án về thốt nước và vệ sinh mơi trường sử dụng kinh phí từ nguồn vốn ODA. Các dự án bước đầu đã phát huy hiệu quả, góp phần làm giảm mức độ ngập úng tại các đô thị này. Tuy nhiên, do hầu hết đô thị chỉ có một hệ thống cống dùng chung cho cả nước mưa và nước thải, thậm chí, nhiều tuyến cống được xây dựng trong các thời kỳ khác nhau, nên khơng hồn chỉnh, thiếu đồng bộ và đã xuống cấp nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến khả

năng tiêu thốt nước. Tình trạng ngập úng đang là mối quan tâm hàng ngày của các

đô thị lớn, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, nhưng đến nay, vẫn chưa có giải

pháp có tính khả thi để giải quyết. Nước thải, đặc biệt nước thải từ các khu công

nghiệp lại chưa được thu gom, xử lý triệt để, gây ô nhiễm nặng nề cho các dịng

sơng lớn như: sông Đồng Nai, sơng Sài Gịn, sơng Nhuệ, sơng Tơ Lịch…

Hệ thống các cơng trình dịch vụ công cộng trong các KĐT mới phần lớn đều không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Một vài siêu thị với hàng hoá nhu yếu phẩm, đồ đông lạnh và đồ hộp không cung cấp được thực phẩm tươi sống và yêu

cầu mua bán giá rẻ. Bể bơi, sân tenis không đủ để nghỉ ngơi và vui chơi giải trí; nhà trẻ, mãu giáo và bãi đỗ xe quá tải so với yêu cầu thực tế. Vì vậy, KĐT mới đa phần chỉ để quay về ở còn các hoạt động khác của con người lại phải đi ra ngồi.

Các KĐT mới có quy mơ lớn, xây dựng độc lập thì hệ thống cơng trình hạ tầng xã hội đa dạng và hồn thiện hơn về loại hình, đối tượng và thời gian phục vụ so với các KĐT mới quy mơ trung bình và nhỏ, nằm xen kẽ ven đô. Các KĐT phục vụ mục đích tái định cư, cung cấp nhà ở xã hội do giá thành xây dựng rẻ nên hầu như thiếu các cơng trình dịch vụ cơng cộng, trang thiết bị tiện ích đơ thị. Ở một số nơi, thiếu cả các dịch vụ và cơ quan quản lý hành chính nên người dân khơng thể

đăng ký các thủ tục thiết yếu như khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn, bầu cử...

Không gian xanh trong các KĐT mới cũng là một vấn đề cần quan tâm.

Trong các bản vẽ quy hoạch, do lợi nhuận, mật độ xây dựng thường được đẩy lên cao tối đa, ưu tiên nhà ở và thương mại dịch vụ, cắt giảm những diện tích để làm

lại cũng khơng được tổ chức và chăm sóc một cách đúng đắn. Không quy hoạch

thành một hệ thống các không gian xanh từ các bồn hoa, cây xanh đường phố, vườn hoa cho đến các công viên vừa và nhỏ - để phục vụ nhu cầu giao tiếp, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí cho người già, trẻ em và cư dân KĐT sau ngày làm việc. Trong các vườn hoa, cây xanh hiếm hoi của KĐT, những loại cây ngoại nhập như cau vua, chuối giẻ quạt, cỏ Nhật... được trồng tràn lan bỏ qua điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng

cũng như cảnh quan đô thị truyền thống [36].

Đánh giá về thực trạng trên, có thể chỉ ra các nguyên nhân chủ yếu sau: Công

tác quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức; Kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa đồng bộ, sự phát triển nhanh của các khu công nghiệp trong đô thị kéo theo nhiều hệ quả về môi trường… dẫn đến các đô thị đứng trước nguy cơ phát triển không bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quy hoạch sử dụng đất công cộng tại khu đô thị mới đại kim – định công (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)