Các tài liệu nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong Bộ sưu tập gồm các báo cáo, bài nghiên cứu, chuyên đề, luận án…, đề cập chủ yếu đến một số khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, về kinh nghiệm thu hút FDI của một số quốc gia
Trong kinh nghiệm thu hút FDI của các nước thì đáng chú ý là kinh nghiệm của 02 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là Singapore và Thái Lan.
- Nhìn lại những chính sách mà Singapore đã thực hiện để thu hút FDI, có thể rút ra một số bí quyết sau:
+ Singapore xác định rõ việc thu hút nguồn vốn FDI tập trung vào ba lĩnh vực cần ưu tiên là: Ngành sản xuất mới, xây dựng và xuất khẩu.
+ Tạo môi trường kinh doanh ổn định, hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, Singapore đã xây dựng được hệ thống pháp luật hồn thiện, cơng bằng và hiệu quả.
+ Ban hành những chính sách khuyến khích các nhà tư bản nước ngoài bỏ vốn vào đầu tư.
- Cịn đối với Thái Lan, để có được thành cơng trong thu hút FDI, quốc gia này đã xây dựng nhiều chính sách, cơ chế thu hút đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Trong đó, đáng chú ý là việc thành lập cơ quan chuyên trách về ưu đãi đầu tư - Cục Đầu tư Thái Lan (BOI) - chuyên xem xét ưu đãi cho từng dự án, cũng như phân loại dự án đầu tư theo tác động của dự án đó đến nền kinh tế cả nước, chứ khơng phải chỉ một vùng miền nào đó. Mới đây nhất, tháng 12/2014, BOI đã thông qua Chiến lược Xúc tiến đầu tư 7 năm (2015-2021) để thúc đẩy đầu tư, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững.
Thứ hai, về việc thu hút FDI vào Việt Nam trong thời kỳ phát triển nền kinh tế số
Kinh tế số đang trở thành một phần quan trọng hơn bao giờ hết của nền kinh tế thế giới. Xu hướng này đang tạo ra một cuộc cách mạng trong các hoạt động kinh doanh và nó có ý nghĩa quan trọng đối với FDI. Những phát hiện chính đầu tiên đó là các cơng ty đa quốc gia (MNE) trong các ngành cơng nghiệp số hóa cao có sự hiện diện FDI “nhẹ nhàng” hơn so với MNE truyền thống. Họ có xu hướng tập trung hoạt động tại một số quốc gia phát triển ở trình độ cao và mơ hình đầu tư của họ được định hình bởi động cơ tài chính nhiều hơn so với MNE truyền thống. Khi các công nghệ kỹ thuật số và mơ hình kinh doanh có xu hướng phổ biến trong nền kinh tế ở quy mô rộng lớn hơn, điều này có thể gợi ý sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới của sản xuất quốc tế và con đường quốc tế hóa MNE. Vì vậy, trong thời gian tới, cùng với xu hướng phát triển của kinh tế số, việc thu hút vốn FDI vào Việt Nam sẽ gặp thách thức lớn.
Thứ ba, về chuyển giá của doanh nghiệp FDI
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, hoạt động của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng bộc lộ nhiều hạn chế, ẩn chứa nhiều vấn đề kinh tế phức tạp, trong đó có vấn đề chuyển giá nhằm trốn, tránh nghĩa vụ thuế của nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Chuyển giá khơng phải là hiện tượng mới trong đời sống kinh tế thế giới. Bắt nguồn từ cơ chế định giá chuyển giao nội bộ trong một doanh nghiệp, chuyển giá từ lâu đã được các tập đoàn đa quốc gia sử dụng rộng rãi trong các giao dịch xuyên quốc gia giữa các công ty thành viên hay giữa chúng với cơng ty mẹ vì những mục tiêu được tính tốn từ trước.
Do là nước đi sau, vẫn cịn đang trong q trình xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam gặp nhiều trở ngại trong việc đối phó với hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi.
Trên đây là một số vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong Bộ sưu tập số về Kinh tế của Thư viện Quốc hội. Trong thời gian tới Thư viện Quốc hội sẽ tiếp tục khai thác các tài liệu tham khảo, biên dịch Luật của các nước về lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài để bổ sung vào Bộ sưu tập này./.
Để tham khảo đầy đủ và chi tiết, Quý đại biểu có thể truy cập Bộ sưu tập số về Kinh tế tại phần mềm Thư viện số theo địa chỉ: https://thuvienso.quochoi.vn/ handle/11742/41479 hoặc phần mềm Mượn - Trả tài liệu số theo địa chỉ: https:// muontailieuso.quochoi.vn/.
phát triển kinh tế - xã hội bền vững tại Việt Nam” do Tổ chức Hanns Seidel (CHLB Đức) tài trợ.
1. Tổ chức cung cấp thông
Quốc hội;
2. Tổ chức nghiên cứu dự báo
và nghiên cứu theo u cầu;
3. Biên dịch, tổng hợp thơng
ngồi;
4. Tổ chức điều tra xã hội học, điều tra dư luận xã hội.
5. Tổ chức Hội thảo, Hội nghị, Tọa đàm khoa học, diễn đàn chính sách và các sự kiện khác.
6. Tổ chức biên soạn ấn
phục vụ đại biểu Quốc hội
7. Cung cấp dịch vụ thư viện
truyền thống;
8. Cung cấp dịch vụ thư
trực tuyến;
9. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân, chuyên gia về các dự án luật thông qua Trang Dự thảo online…
phát triển kinh tế - xã hội bền vững tại Việt Nam” do Tổ chức Hanns Seidel (CHLB Đức) tài trợ.
2. Tổ chức nghiên cứu dự báo
và nghiên cứu theo yêu cầu;
3. Biên dịch, tổng hợp thơng
ngồi;
4. Tổ chức điều tra xã hội học, điều tra dư luận xã hội.
5. Tổ chức Hội thảo, Hội nghị, Tọa đàm khoa học, diễn đàn chính sách và các sự kiện khác.
7. Cung cấp dịch vụ thư viện
truyền thống;
8. Cung cấp dịch vụ thư
trực tuyến;
9. Tổ chức lấy ý kiến nhân dân, chuyên gia về các dự án luật thông qua Trang Dự thảo online…
· · · · · ·
(Dành riêng cho đại biểu Quốc hội)
Số 04 10/2020