Năm 2019, doanhthu từ quảng cáo của Facebook

Một phần của tài liệu 13_-_4thParliamentary_Information_Brief_of_the_Office_of_the_National_Assembly (Trang 43 - 45)

đạt hơn 69 tỷ USD (chiếm đến 98% doanh thu từ tập đồn). Tại Việt Nam, các con số ước tính cũng cho thấy dịch vụ quảng cáo mang về cho Facebook khoảng 1 tỷ USD mỗi năm trong những năm gần đây.

và chứng từ điện tử trong giao dịch thương mại và với cơ quan thuế. Quy định này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2022 (Khoản 2, Điều 151)36. Luật cũng quy định ngân hàng thương mại có trách nhiệm “khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp... của tổ chức, cá nhân ở nước ngồi có hoạt động kinh doanh TMĐT, có phát sinh thu nhập từ Việt Nam” (Khoản 3, Điều 27).

Ngay cả khi các hoạt động giao dịch TMĐT được thực hiện trong phạm vi hẹp thì việc thu thuế cũng rất khó khăn, đóng góp của TMĐT cho ngân sách nhà nước cịn rất hạn chế. Theo thơng tin từ Cục thuế Hà Nội, qua rà soát 1.194 cá nhân kinh doanh với tổng doanh thu 3.614 tỷ đồng từ Google, Facebook, YouTube... tuy nhiên, tính đến ngày 24/7/2020 mới chỉ có 100 cá nhân đăng ký, kê khai và nộp 10,58 tỉ đồng tiền thuế TNCN và thuế GTGT trên tổng doanh thu hơn 151 tỉ đồng. Hiện nay, mới chỉ có một số rất ít các nhà cung cấp dịch vụ quốc tế (như Netflix) đã làm việc với cơ quan thuế và nộp thuế, trong khi đó các nhà cung cấp khác như Facebook, Google, Youtube... vẫn chưa đóng thuế cho 36. Việc sử dụng hóa đơn điện tử còn được thực hiện theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Bảng 3: Sự phát triển của TMĐT tại Việt nam giai đoạn 2015 - 2019

Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 2019

Ước tính số người tham gia mua

sắm trực tuyến (triệu người) 30,3 32,7 33,6 39,9 44,8 Ước tính giá trị mua sắm trực

tuyến của một người (USD) 160 170 186 202 225 Tỷ trọng doanh thu TMĐT B2C34

so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước (%)

2,8 3,0 3,6 4,2 4,9

Tỷ lệ người dân sử dụng Internet (%) 54 54,2 58,1 60 66 (Nguồn: Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2020)

ngân sách nhà nước trong khi hàng năm có hàng trăm ngàn giao dịch với giá trị hàng tỷ USD được chuyển từ các tổ chức, cá nhân Việt Nam cho các công ty này. Điều này đặt ra yêu cầu cần tham khảo bài học kinh nghiệm từ các nước trong quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT như đã phân tích ở phần trước đó. Nghiên cứu các giải pháp tránh thất thu thuế đối với các giao dịch TMĐT ở các nước có thể rút ra một số hàm ý cho Việt Nam. Cụ thể:

Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý về quản lý hoạt động TMĐT, đặc biệt là các quy định về quản lý thuế đối với các tổ chức, cá nhân nước ngồi có hoạt động TMĐT tại Việt Nam. Theo kinh nghiệm của Ấn Độ, việc xác định khi nào một tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành hoạt động TMĐT phải đóng thuế sẽ căn cứ vào việc xác định “hiện diện kinh tế quan trọng”, căn cứ vào “ngưỡng doanh thu” hoặc “ngưỡng số lượng người tiêu dùng trong nước”. Tuy nhiên, Ấn Độ cũng chưa có quy định cụ thể về 2 ngưỡng này. Kinh nghiệm của Israel có rõ ràng hơn khi quy định một doanh nghiệp thỏa mãn ít nhất 1 trong 4 điều kiện: ký hợp đồng trực tuyến; sử dụng các sản phẩm và dịch vụ số; trang website được bản địa hóa; mơ hình kinh doanh đa chiều, tạo ra doanh thu lớn sẽ phải đăng ký kê khai và nộp thuế.

Thứ hai, nghiên cứu phát triển hệ thống thu thập, xử lý thông tin liên quan đến các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động TMĐT. Nghiên cứu, phát triển cơng cụ tìm kiếm để thu thập thông tin cần thiết về các doanh nghiệp thực hiện hoạt động TMĐT, tiến hành phân loại đối tượng dựa trên mức độ nộp thuế. Ứng dụng công nghệ dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI)... để xây dựng kho dữ liệu của cơ quan thuế trên cơ sở kết nối, chia sẻ với cơ sở dữ liệu với các đơn vị có liên quan. Để tăng hiệu quả thu thập, xử lý thông tin nhất là các thông tin cơ bản về xu hướng giao dịch TMĐT, cơ quan thuế có thể thu thập thơng qua các công ty chuyên cung cấp dữ liệu, Chính phủ và các tổ chức có liên quan. Trong một số trường hợp có thể thực hiện theo kinh nghiệm của Nhật Bản khi yêu cầu các ngân hàng thương mại cung cấp thông tin về

các doanh nghiệp, cá nhân quản lý các website hoặc thực hiện mua sắm thử để xác định thông tin về website, giá bán sản phẩm.

Thứ ba, nghiên cứu, thành lập đơn vị chuyên trách để quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Với sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT như ngày nay, tính chuyên nghiệp trong hoạt động quản lý của ngành thuế theo đó cũng cần được nâng cao. Các đơn vị này có thể trực thuộc các cơ quan quản lý thuế, bao gồm các cán bộ có kiến thức, kỹ năng về quản lý cơng nghệ thông tin, cũng như các quy định về quản lý thuế. Ngồi ra, cần chú trọng cơng tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nhất là liên quan đến sự thay đổi của các công nghệ mới, cập nhật các hình thức kinh doanh TMĐT mới.

Thứ tư, xem xét thu thuế GTGT đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài dựa trên giá trị giao dịch TMĐT. Theo kinh nghiệm Hàn Quốc có thể thu thuế GTGT đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài dựa trên giá trị giao dịch TMĐT, mức thuế suất căn cứ vào mức thuế suất của hàng hóa, dịch vụ được thực hiện theo hình thức kinh doanh truyền thống. Bên cạnh đó, cần ban hành các chế tài xử lý vi phạm về thuế đối với các đối tượng trên.

Thứ năm, tăng cường vai trò của các NHTM trong việc khấu trừ nghĩa vụ thuế tại nguồn đối với các giao dịch TMĐT mà các tổ chức, cá nhân có tài khoản thanh tốn tại NHTM. Theo đó, kinh nghiệm các nước cho thấy sự cần thiết quy định việc các ngân hàng thương mại có trách nhiệm khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp của các tổ chức, cá nhân nước ngoài nhằm tạo ra thế “chủ động” trong việc truy, thu thuế, điều vốn chưa được thực hiện hiệu quả trong thời gian qua. Tuy nhiên, cần ban hành các hướng dẫn cụ thể đảm bảo việc thực hiện khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp của các ngân hàng thương mại phù hợp với quy định của pháp luật, nhất là phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, để các ngân hàng có thể khấu trừ thuế, các tổ chức, cá nhân nước ngồi cần mở tài khoản thanh tốn tại các ngân hàng thương mại Việt Nam./.

Trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử (TMĐT) đang phát triển không ngừng, yêu cầu về bảo vệ thông tin cá nhân trong TMĐT là một yêu cầu cấp thiết đối với nhà nước, doanh nghiệp và mỗi cá nhân. Bài viết này phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia về bảo vệ thông tin cá nhân trong lĩnh vực TMĐT và đề xuất các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân cho Việt Nam.37

Một phần của tài liệu 13_-_4thParliamentary_Information_Brief_of_the_Office_of_the_National_Assembly (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)