Chính sách, pháp luật về mạng xã hội với giới trẻ

Một phần của tài liệu 13_-_4thParliamentary_Information_Brief_of_the_Office_of_the_National_Assembly (Trang 62)

Kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy khơng ít tác động tiêu cực, thậm chí có nhiều nguy cơ, rủi ro với giới trẻ trên môi trường mạng59. Ở mức độ nhẹ, việc sử dụng mạng xã hội không đúng cách làm cho người trẻ tốn thời gian vào những nội dung, những việc vơ ích, thậm chí có hại. Việc tốn nhiều thời gian, tâm trí vào giao tiếp trên mạng làm cho nhiều người trẻ ít gặp gỡ, giao tiếp trực tiếp đi rất nhiều. Vốn tính thiếu cẩn thận, nhiều người trẻ có thể để lộ thơng tin cá nhân trên mạng xã hội, kết bạn với những người thiếu tin cậy.

Đặc biệt, trên môi trường mạng, người trẻ, nhất là trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục; tiếp xúc với nội dung bạo lực, xúi giục tự tử và hành vi tiêu cực khác; gặp phải những hành vi và ứng xử không phù hợp (bắt nạt trên mạng (cyberbullying); “ném đá tập thể” trên mạng; nhắn tin tình dục); thơng tin cá nhân bị thu thập, quảng cáo các sản phẩm không phù hợp; nghiện internet/game trực tuyến. Thậm chí, trên mạng giới trẻ phải tiếp xúc với những thơng tin có tính bạo lực, cực đoan về chính trị, tơn giáo60.

59. Abdul Wajid Khan, Malik Adnan, Muhammad Farooq Gilani, Muhammad Tariq, M.Phil Scholar, Farooq Gilani, Muhammad Tariq, M.Phil Scholar, Social Media and Youth: A Study of Uses and Impacts,

International Journal in IT and Engineering, Vol.03

Issue-01, (January 2015); C K Sunith, Use and Misuse of Social Media among Indian Youth, Journal Of Humanities And Social Science, Volume 25, Issue 1,

Series. 2 (January. 2019) 34-41; Katie Davis, Justin Reich, Carrie James, The Changing Landscape of Peer Aggression: A Literature Review on Cyberbullying and Interventions, Journal of Youth Development, Volume

9, Number 1, Special Edition; Raphael Cohen-Almagor, Social Responsibility on the Internet: Addressing the Social Responsibility on the Internet: Addressing the Challenge of Cyberbullying, Aggression and Violent Behavior, Vol. 39 (March-April 2018), pp. 42-52;

Séraphin Alava Divina Frau-Meigs Ghayda Hassan,

Youth and Violent Extremism on Social Media – Mapping the Research, UNESCO, 2017.

60. Séraphin Alava, Divina Frau-Meigs, Ghayda Hassan, Youth and Violent Extremism on Social Media Hassan, Youth and Violent Extremism on Social Media

Giới trẻ, nhất là ở trẻ em, sự phát triển về sinh lý, tâm lý có nhiều biến động và thiếu tính ổn định, dễ tổn thương hơn nhiều so với người lớn61. Vì vậy, những mặt tiêu cực của mạng xã hội có tác động cịn mạnh hơn so với hành vi xâm hại trong đời thực. Bên cạnh tác động đến sức khỏe như đau đầu, dạ dày, mắt, việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều và những hành vi xấu như bắt nạt trên mạng còn ảnh hưởng đến não, tâm lý, quan điểm sống, khả năng tư duy.

Trên phương diện đời sống công cộng, mặc dù có tiềm năng tăng sự tham gia của giới trẻ, nhưng có những nghiên cứu chỉ ra, dường như mạng xã hội không thay đổi được quan niệm, thái độ, không thu hút được nhiều những người trẻ trước đó vốn tách biệt và khơng quan tâm đến chính trị, chính sách62.

2. chính sách, pháp luật về mạng xã hội với giới trẻ với giới trẻ

2.1. Khung chính sách, pháp luật liên quan đến mạng xã hội với trẻ em

a) Những vấn đề pháp lý chung

Những vấn đề pháp lý chung cần được lưu ý liên quan đến mạng xã hội và giới trẻ, ví dụ vấn đề bản quyền, quyền riêng tư, bí mật cá nhân, vu khống v.v... Bất kỳ nội dung gì được đưa lên có thể cần phải xin phép sử dụng từ người giữ bản quyền. Cần bảo vệ thông tin cá nhân đưa lên mạng xã hội như tên, tuổi, địa chỉ, điện thoại, emails, nhất là nếu thơng tin đó thuộc phạm vi điều chỉnh của luật về quyền riêng tư và bảo vệ thông tin. Cần phải nhận được sự đồng ý của cá nhân khi muốn công khai các thông tin như vậy. Trong nhiều trường hợp, các bài viết,

– Mapping the Research, UNESCO, 2017.

Một phần của tài liệu 13_-_4thParliamentary_Information_Brief_of_the_Office_of_the_National_Assembly (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)