Một số khuyến nghị về vấn đề bảo vệ

Một phần của tài liệu 13_-_4thParliamentary_Information_Brief_of_the_Office_of_the_National_Assembly (Trang 50 - 52)

thông tin cá nhân của pháp luật Việt Nam

Qua phân tích kinh nghiệm của các quốc gia trên, có thể thấy một số điểm chung cơ bản 47. https://www.ncsl.org/research/

telecommunications-and-information-technology/ consumer-data-privacy.aspx, ngày truy cập :3/10/2020

trong quan điểm về bảo vệ thông tin người dùng giữa các quốc gia với nhau và với Việt Nam như sau:

- Thứ nhất, khi thu thập thông tin cá nhân, các doanh nghiệp phải cơng khai mục đích thu thập, các loại thông tin được thu thập.

- Thứ hai, thông tin cá nhân của một người không được phép cung cấp cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của người đó.

- Thứ ba, trong những trường hợp đặc biệt, cấp thiết, được pháp luật quy định cụ thể, doanh nghiệp cần cung cấp thông tin cá nhân của người dùng cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo vệ lợi ích của chính cá nhân đó và lợi ích chung của cộng đồng, xã hội.

Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ là những nền kinh tế đi đầu trong lĩnh vực TMĐT, song trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật về bảo vệ thơng tin cá nhân có nhiều điểm khác biệt. Nguyên nhân của những điểm khác biệt là do sự khác biệt về hệ thống pháp luật (Civil Law và Common Law), các quan niệm, học thuyết khác nhau về kinh tế thị trường và thực tiễn môi trường kinh doanh của mỗi nước. Việt Nam cần nhận thức rõ những đặc điểm kinh tế-xã hội của mình để tham khảo, vận dụng một cách phù hợp những kinh nghiệm của các quốc gia khác. Dưới đây là một số vấn đề trong xây dựng và thi hành pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân mà nước ta cần tiếp tục quan tâm:

- Thứ nhất, về mặt lập pháp, Việt Nam có thể ban hành nghị định điều chỉnh vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân trong lĩnh vực TMĐT. Thay vì xây dựng một bộ luật độc lập về bảo vệ thông tin cá nhân, việc ban hành nghị định phù hợp với thực trạng pháp luật của Việt Nam hơn vì những lí do: (i) Phạm vi điều chỉnh của luật về bảo vệ thông tin cá nhân quá rộng, bao

trùm mọi lĩnh vực đang vận hành trên nền tảng internet. Vấn đề bảo mật thông tin cá nhân trong lĩnh vực TMĐT là vấn đề cấp thiết cần điều chỉnh, song ở các lĩnh vực khác lại chưa yêu cầu phải điều chỉnh; (ii) Xây dựng một đạo luật cần nhiều thời gian, công sức và tiền bạc hơn so với xây dựng một nghị định; (iii) Nghị định về bảo vệ thông tin cá nhân trong TMĐT sẽ thống nhất với hệ thống các văn bản pháp luật khác điều chỉnh lĩnh vực này như Luật Doanh nghiệp, Luật Quảng cáo, Luật Giao dịch điện tử, Luật An ninh mạng, Nghị định 52/2013/NĐ -CP về TMĐT,…

- Thứ hai, Việt Nam cần quy định rõ ràng những loại thông tin cá nhân nào được coi là cơ bản, loại thông tin cá nhân nào được coi là nhạy cảm, cần phải xử lí đặc biệt. Điều 17 Luật An ninh mạng Việt Nam quy định về việc bảo vệ thơng tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật cơng tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên khơng gian mạng nhưng chưa giải thích chi tiết những thơng tin như thế nào được coi là “bí mật”. Trong TMĐT, ngồi những thông tin cơ bản như tên, số điện thoại, địa chỉ liên hệ, những thơng tin như sở thích, thói quen mua sắm của cá nhân được ghi nhận trên các trang thương mạng điện tử cần được xem xét để xử lý phù hợp.

- Thứ ba, Việt Nam nên quy định những người khai thác nền tảng TMĐT phải đăng kí kinh doanh thực tế để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý được chất lượng sản phẩm, thu được ngân sách nhà nước từ thuế./.

Thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học (ĐH) luôn là một vấn đề thời sự, thu hút sự quan tâm của không chỉ người học, phụ huynh học sinh mà của tồn xã hội nói chung. Tùy theo mục đích, mỗi quốc gia trên thế giới đều có những quy định riêng về việc thi hoặc đánh giá để xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH gắn với bối cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa, chính trị và hành lang pháp lý của từng quốc gia, từng vùng địa lý trên thế giới. Bài viết sau đây tập trung giới thiệu về kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH của một số quốc gia trên thế giới và liên hệ với Việt Nam.

Một phần của tài liệu 13_-_4thParliamentary_Information_Brief_of_the_Office_of_the_National_Assembly (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)