ở Việt Nam và một số gợi ý từ kinh nghiệm các nước
Cùng với xu hướng trên thế giới, TMĐT cũng có sự phát triển mạnh mẽ ở nước ta với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 27,8%/năm trong giai đoạn 2015 – 2019. Nó được thể hiện trên nhiều khía cạnh: doanh thu tiêu thụ, số lượng người mua sắm trực tuyến, tỷ trọng doanh thu TMĐT so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước, tỷ lệ người dân sử dụng internet… Tỷ lệ người dân sử dụng Internet đạt 66%, trong đó có tới 44,8 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến (chiếm khoảng 46% dân số cả nước). Chi tiêu cho mua sắm của người dân tăng từ mức 160 USD năm 2015 lên tới 225 USD năm 2019 (tăng tới 40,6%). Tỷ lệ doanh thu TMĐT so với tổng mức bán lẻ hàng và doanh thu thu dịch vụ tiêu dùng cả nước cũng tăng nhanh chóng, từ mức chiếm 2,8% năm 2015 đã tăng lên gần gấp đôi (ở mức 4,9% năm 2019). Theo Hiệp Hội thương mại điện tử Việt Nam, năm 2020 tốc độ tăng trưởng
của TMĐT sẽ được duy trì trên 30% và quy mơ sẽ vượt qua con số 15 tỷ USD33.
Hoạt động kinh doanh TMĐT ở Việt Nam có 3 nhóm lớn, gồm: Bán hàng thơng qua trang mạng xã hội (bán hàng online); có thu nhập thơng qua hoạt động viết các ứng dụng, trò chơi và hưởng thu nhập từ quảng cáo qua các trang mạng xã hội (Facebook, YouTube...); các tổ chức, gia đình có hoạt động cho th nhà, khách sạn, nghỉ dưỡng… thông qua các trang mạng điện tử (Agoda, Booking...). Trong bối cảnh TMĐT phát triển mạnh mẽ như hiện nay, một số dịch vụ tạo nguồn thu cho đơn vị kinh doanh và hình thành cơ sở thuế mới cũng cần được nhanh chóng nhận diện như: dịch vụ mua sắm trực tuyến trên nền tảng ngân hàng số, hoặc nền tảng cung ứng dịch vụ truyền hình đi kèm các tivi thơng minh hay phổ biến hơn là các dịch vụ gia tăng khác trên các ứng dụng của Zalo, Viber… Ngoài ra, thu nhập từ hoạt động cung cấp dịch vụ quảng
33. https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/lam-gi-chong-
that-thu-thue-trong-thuong-mai-dien-tu-d14098.html
hình 2: Doanh thu TMĐT B2C Việt nam năm 2015 - 2019
cáo của các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Google hay thu nhập từ việc cung cấp các gian hàng trên các sàn TMĐT như Tiki, Sen Đỏ, Lazada… cũng cần được kiểm soát nhằm tránh thất thu thuế cho ngân sách nhà nước3435.
Luật Quản lý thuế 2019 (Luật số 38/2019/ QH14) chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2020 đã bổ sung những quy định liên quan đến quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Theo đó, có quy định về nguyên tắc khai thuế, tính thuế đối với các chủ thể nước ngồi khơng có cơ sở thường trú tại Việt Nam kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam (Khoản 4, Điều 42). Luật Quản lý thuế 2019 yêu cầu người bán hàng sử dụng hóa đơn 34. Doanh thu TMĐT B2C Việt Nam bao gồm doanh thu tất cả hàng hóa, dịch vụ bán qua kênh TMĐT (chưa bao gồm các giao dịch liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm và trị chơi trực tuyến).