MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu 13_-_4thParliamentary_Information_Brief_of_the_Office_of_the_National_Assembly (Trang 52 - 55)

Thanh Tâm

a) Cộng hịa Pháp

Kết thúc chương trình phổ thơng, học sinh sẽ phải vượt qua kỳ thi quốc gia được tổ chức thống nhất trong cả nước để lấy bằng Tú tài (Baccalauréat). Kỳ thi này có mục tiêu kép: đánh giá kiến thức giáo dục phổ thông và phục vụ cho tuyển sinh vào các trường cao đẳng, ĐH.

Có 3 loại bằng Tú tài (tương ứng với 3 nhánh trường phổ thông), gồm bằng tổng quát, bằng kỹ thuật và bằng nghề. Trong mỗi loại bằng lại chia ra thành các phân ban48. Cuối năm lớp 10, học sinh sẽ lựa chọn định hướng phân ban để chuẩn bị cho thi tốt nghiệp.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT gồm 12 đến 16 bài thi theo hình thức thi viết hoặc vấn đáp đối với Tú tài tổng quát hoặc kỹ thuật, trong đó có 9-10 bài thi bắt buộc. Các môn thi và trọng số điểm đánh giá thay đổi tùy thuộc vào phân ban mà học sinh lựa chọn theo học. Đối với bằng Tú tài nghề, học sinh sẽ làm 7 bài thi, trong đó tối đa có 2 bài tự chọn với kết quả đánh giá dựa đồng thời trên điểm thi và kết quả đánh giá thường xuyên của học sinh. Thông thường, thi tốt nghiệp kéo dài trong 2 năm: thí sinh tham dự 3– 4 bài thi sau khi kết thúc lớp 11; các mơn cịn lại sẽ được kiểm tra khi kết thúc năm cuối phổ thơng. Học sinh đạt điểm trung bình 10/20 trở lên sẽ được cấp bằng tốt nghiệp với mức đánh giá tùy theo điểm số; nếu điểm thi trung bình của thí sinh chỉ đạt từ 8-10/20 thì họ có cơ hội tham gia kỳ thi vòng 2 (thường được tổ chức trong vòng 01 tuần sau khi có thơng báo kết quả vịng 1) để xét vớt tốt nghiệp. Từ năm học 2021 trở đi, việc đánh giá công nhận tốt nghiệp và cấp bằng của tất cả các phân ban sẽ dựa trên cả điểm số bài thi tốt nghiệp và kết quả đánh giá thường kỳ (với tỉ lệ quy định khác nhau phù hợp với từng loại phân ban).

Bộ Giáo dục quốc gia chịu trách nhiệm chung về tổ chức kỳ thi, quy định về nội dung, 48. Bằng tổng quát được chia thành 3 ban, gồm ban khoa học, kinh tế - xã hội và nhân văn; bằng tú tài công nghệ kỹ thuật được chia làm 7 ban và có tới hơn 90 nghề đối với bằng tú tài nghề

hình thức thi; xác định lịch thi và phân trách nhiệm cho cơ sở giáo dục (Accademies) về công tác đề thi, giám khảo… và các trung tâm khảo thí (centre d’examen) ở các vùng, địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thi. Các khâu chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, đặc biệt là khâu làm đề, sẽ được tiến hành ngay từ tháng 5-6 của năm trước, ngay sau khi kết thúc đợt thi đầu tiên.

Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT và được cấp bằng Tú tài của Pháp đạt trung bình khoảng trên 80% số thí sinh dự thi (năm 2018, con số này là 88,3%), trong đó khoảng 52% có bằng Tú tài tổng qt, 20% có bằng Tú tài cơng nghệ kỹ thuật và 28% lấy bằng Tú tài nghề. Đối với những học sinh không vượt qua được kỳ thi tốt nghiệp sẽ được cấp Chứng chỉ hồn thành chương trình giáo dục phổ thông (CFES: Certificat de fin d’études secondaires) và chứng chỉ này khơng có giá trị để được xét tuyển ĐH.

Học sinh tốt nghiệp Tú tài Tổng quát hoặc Tú tài kỹ thuật công nghệ được quyền ghi danh theo học tại một trường ĐH, trừ các trường thuộc khối ngành sức khỏe. Phần lớn các trường ĐH sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT làm căn cứ xét tuyển học sinh. Tuy nhiên, một số trường chuyên ngành kỹ thuật (như Viện đại học kỹ thuật –IUT; khoa kỹ thuật cao cấp; trường đào tạo chuyên biệt hoặc các lớp dự bị vào các “Trường lớn” (Grandes écoles: những trường xuất sắc, có uy tín và danh tiếng)) có thể tổ chức lựa chọn hồ sơ ứng viên hoặc tổ chức thêm các bài thi tuyển riêng hoặc tổ chức phỏng vấn thí sinh để lựa chọn sinh viên của trường.

b) Cộng hịa Liên bang Đức

Ở Đức, chương trình giáo dục THPT bao gồm các chương trình giáo dục tổng quát, giáo dục định hướng nghề nghiệp và chương trình kết hợp cả hai. Các mơn học ở bậc THPT được chia thành 3 ban: (1) ngơn ngữ, văn học và nghệ thuật; (2) tốn, khoa học tự nhiên và công nghệ và (3) khoa học xã hội. Học sinh hồn thành chương trình giáo dục phổ thơng sẽ tham dự kỳ thi để lấy bằng tốt nghiệp Abitur vào năm cuối cấp học.

Kỳ thi này gồm tối thiểu 4 và tối đa là 5 bài thi, trong đó thơng thường sẽ gồm 03 mơn thi viết (hoặc vấn đáp), trong đó bắt buộc phải có 02 mơn trọng tâm chính của phân ban, 01 bài vấn đáp đối với môn thứ tư và 01 bài thuyết trình hoặc đề tài đối với mơn thi thứ 5 (theo quy định hiện hành của từng Bang). Cả 3 lĩnh vực môn học đều phải xuất hiện trong kỳ thi. Đề thi được soạn thảo dựa trên nền tảng quy định chung của Bộ trưởng giáo dục và văn hóa của từng Bang hoặc do giáo viên nhà trường xây dựng và được phê duyệt bởi các nhà chức trách có thẩm quyền của hệ thống giáo dục từng Bang. Bài thi khơng có rọc phách mà chính giáo viên sẽ chấm bài của học sinh mình và sau đó sẽ được chấm hiệu đính bởi một giáo viên khác trong trường. Thí sinh thi được đánh giá và cho điểm từ 1-6 đối với các bài thi và nếu đạt trung bình 4 điểm thì sẽ được cấp bằng tốt nghiệp Abitur. Bằng tốt nghiệp này cho phép người học đăng ký vào học tại các cơ sở giáo dục đại học.

Chính phủ Liên bang khơng có thẩm quyền đối với hoạt động giáo dục mà thuộc quyền quản lý của các Bang. Tuy nhiên, các Bang hiện cũng đang nỗ lực hướng đến một chuẩn mực chung với việc áp dụng chung quy trình và điều kiện kiểm tra, đánh giá do Hội đồng thường trực các Bộ trưởng giáo dục của các Bang thống nhất với nhau.

Bằng tốt nghiệp phổ thơng Abitur được coi là chìa khóa để học sinh có thể đăng ký theo học các chương trình đào tạo bậc ĐH. Phần lớn các trường ĐH Đức xem xét hồ sơ và điểm thi tốt nghiệp của thí sinh để tuyển học sinh. Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo cũng có thể yêu cầu học sinh phải thực hiện một số bài kiểm tra bổ sung ví dụ như bài thi chuẩn hóa kiểm tra năng lực của các chương trình đào tạo ngành y tế.

c) Liên bang Nga

Năm học 2000-2001, Bộ Giáo dục của Liên bang quyết định tổ chức thí điểm một kỳ thi quốc gia duy nhất để làm căn cứ xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào ĐH tại 05 vùng của Liên bang. Từ năm học 2008-2009, kỳ thi quốc gia này đã chính thức được pháp điển hóa

bằng sắc lệnh của Tổng thống và được tổ chức cùng thời gian trong cả nước. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thi chung.

Theo quy định của Bộ Giáo dục Liên bang, kỳ thi này yêu cầu thí sinh phải trải qua 5 bài thi. Các môn thi gồm Ngữ văn (tiếng Nga), Tốn, Ngoại ngữ, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Văn học, Lịch sử, Xã hội học, Khoa học máy tính, trong đó, Ngữ văn, Tốn và ngoại ngữ là các mơn bắt buộc và 2 môn khoa học khác (01 môn do vùng lãnh thổ quy định và một mơn do thí sinh tự chọn theo yêu cầu của trường đại học hoặc ngành mà thí sinh muốn ứng tuyển; từ năm 2016, thí sinh được quyền lựa chọn 02 mơn thi này). Đề thi được xây dựng đa dạng, bao gồm 3 phần: phần A trắc nghiệm với 4 phương án trả lời; phần B lời giải tự do nhưng hết sức ngắn gọn và phần C là phần tự luận mở. Từ năm 2015, bài thi mơn Tốn của kỳ thi phổ thơng quốc gia Nga được chia thành 2 phần: phần cơ bản và phần nâng cao. Những học sinh không sử dụng mơn Tốn để xét tuyển sinh ĐH chỉ cần làm bài thi phần cơ bản.

Tương tự như ở phần lớn các quốc gia châu Âu, các trường ĐH của Nga cũng chủ yếu sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để làm căn cứ xét tuyển sinh. Đồng thời, một số trường và ngành đào tạo đặc thù cũng có những quy định riêng để đánh giá bổ sung về năng lực của học sinh đăng ký vào trường.

d) Cộng hòa Ba Lan

Tại Ba Lan, kết thúc chương trình phổ thơng, học sinh sẽ trải qua kỳ thi tốt nghiệp để được cấp bằng tốt nghiệp THPT (Matura). Kỳ thi này thường được tổ chức vào tháng 5 (và có thể được tổ chức lần 2 vào tháng 8 hằng năm). Đây là kỳ thi không bắt buộc đối với học sinh, mặc dù để được đăng ký và xét tuyển vào các trường cao đẳng, ĐH thì học sinh bắt buộc phải vượt qua kỳ thi này.

Hội đồng khảo thí trung ương là cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi (và được hỗ trợ bởi một số Hội đồng khảo thí khu vực). Nội dung thi bao gồm bài thi viết và thi vấn đáp đối với các mơn học được lựa chọn, trong đó có 03 mơn

thi bắt buộc (đối với mức trình độ cơ bản) gồm Tốn, Ngơn ngữ Ba Lan và văn học châu Âu và môn Ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga, Ý hoặc Tây Ban Nha) và 06 mơn thi tự chọn (đối với mức trình độ nâng cao) theo nguyện vọng của thí sinh trong số các mơn học Hóa học, Sinh học, Vật lý và thiên văn học, Công nghệ thông tin, Địa lý, Lịch sử, Lịch sử nghệ thuật, Kiến thức về khiêu vũ, Lịch sử âm nhạc, Lịch sử La-tinh và cổ đại, Triết học, ngôn ngữ các dân tộc ở Ba Lan (tiếng Belarus, Litva, Ukraina và ngôn ngữ Kashubian).

Từ năm học 2015 trở đi, học sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp bắt buộc phải thực hiện 06 mơn thi trong đó có 01 mơn tự chọn. Để được cấp bằng, thí sinh phải đạt ít nhất 30% điểm trở lên ở mỗi môn thi bắt buộc. Kết quả thi bao gồm cả các môn bắt buộc và môn tự chọn nâng cao sẽ được sử dụng cho mục đích xét tuyển theo học các chương trình đào tạo trình độ cao hơn.

Việc tuyển sinh ĐH là thuộc quyền tự chủ của các trường ĐH. Đối với phần lớn các trường, một trong các điều kiện cần thiết đối với học sinh để được nhận vào học các chương trình ĐH là có bằng tốt nghiệp THPT và có điểm thi xếp loại tốt đối với các mơn học phù hợp với chương trình đào tạo mà học sinh đăng ký.

e) Vương quốc Anh

Kết thúc năm học thứ 11 (kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc vào tuổi 16), tùy theo nguyện vọng, học sinh sẽ tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở49 (không bắt buộc) để lấy chứng chỉ đối với các môn học mà họ lựa chọn theo học trong vòng 02 năm tiếp sau đó ở bậc THPT (A-levels)50. Kết thúc bậc THPT, 49. GCSE - General Certificate of Secondary Education ở Anh và Xứ Wales; SLC - School leaving Certificate ở Bắc Ai-len; HG - High Grade hoặc IGCSE - International General Certificate of Secondary Education ở Scốt-len; AICE - Cambridge Advanced International Certificate of Education đối với học sinh quốc tế theo học hệ thống giáo dục của Vương quốc Anh)

Một phần của tài liệu 13_-_4thParliamentary_Information_Brief_of_the_Office_of_the_National_Assembly (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)