HỖN HỢP VẬT LIỆU KHOÁNG
4.2. CẤP PHỐI CỦA CỐT LIỆU BÊ TÔNG ASPHALT
Tùy thuộc vào từng loại hỗn hợp bê tông asphalt, cấp phối của cốt liệu thay ñổi trong phạm vi rất lớn. Hỗn hợp bê tông asphalt chất lượng cao dùng làm lớp trên mặt ñường cho ñường cao cấp thường sử dụng cốt liệu có “cấp phối đặc”(dense–grade). Trong trường hợp này (ñối với bê tơng asphalt) khơng sử dụng “đường cong độ đặc tối đa của Fuller” bởi vì sẽ khơng đủ khoảng trống cần thiết cho chất kết dính asphalt. Do vậy, nguyên tắc tốt nhất là khơng tạo ra cấp phối có độ ñặc tối ña. ðiều này ñạt ñược bằng cách bổ sung thêm thành phần hạt mịn (cốt liệu nhỏ hơn sàng No200). Cốt liệu trong hỗn hợp bê tông asphalt không giống như cốt liệu trong bê tông xi măng Poóc lăng, nó cần tạo ra sự ổn định cho nên nó cần cường độ và độ hao mịn hợp lý, nếu không sẽ gây ra hiện tượng mất ổn định. Hỗn hợp cốt liệu có “cấp phối rỗng” (nhiều hạt mịn) có xu hướng bị hư hỏng nhiều hơn là hỗn hợp cốt liệu có “cấp phối đặc” (ít hạt mịn). Vì vậy, nếu vật liệu để chế tạo bê tơng asphalt có cường độ thấp, thì sẽ sử dụng hỗn hợp của cùng vật liệu đó nhưng có độ đặc thấp hơn. Tiêu chuẩn ASTM C131 (Resistance to Degradation of Small Size Coarse Aggregate by Abrasion and Impact in the Los Angeles Machine) – (Khả năng chống lại hư hỏng do của cốt liệu thơ kích thước nhỏ khi chịu mài mòn và va chạm trong thí nghiệm Los Angeles) ñã xác ñịnh ñược cường ñộ một cách tương ñối và độ hao mịn của cốt liệu.
Hình dạng cốt liệu đơi khi cịn quan trọng hơn cấp phối, cường ñộ và ñộ bền khi cốt liệu ñược nhào trộn vào trong hỗn hợp bê tông asphalt. Nếu cốt liệu trịn được sử dụng với “cấp phối rỗng” thì độ ổn định sẽ rất kém. Do vậy khi sử dụng “cấp phối rỗng” phải sử dụng cốt liệu có hình dạng góc cạnh. Nếu phải sử dụng cốt liệu trịn thì nên
nghiền nó ra. Tuy nhiên, khi nghiền cốt liệu sẽ có những vết nứt ngang, làm giảm chất lượng cốt liệu.
ðộ rỗng của cốt liệu ảnh hưởng rất lớn ñến vấn ñề kinh tế của hỗn hợp. Trong hỗn hợp cốt liệu cần phải có một độ rỗng nhất định. Nói chung, nếu độ rỗng càng lớn thì cần nhiều chất kết dính asphalt bám vào bề mặt cũng như lấp ñầy bớt lỗ rỗng của hỗn hợp cốt liệu, dẫn đến cần hàm lượng asphalt nhiều hơn. Ngồi ra, cốt liệu có lỗ rỗng (xốp) sẽ gây ra hiện tượng “thấm hút chọn lọc” (selective absorption). Khi thấm hút chọn lọc chỉ có thành phần chọn lọc trong asphalt thấm vào, ñể lại những phần thừa rắn lên trên bề
mặt của cốt liệu. ðiều này có thể gây ra sự tách rời chất kết dính asphalt khỏi cốt liệu.