CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
1.3.3. Phương pháp tính tốn chỉ số PTBV
Để tính được các chỉ tiêu hợp phần và sử dụng dữ liệu của các chỉ tiêu trong tính tốn, do mỗi loại chỉ tiêu khác nhau có giá trị lớn nhỏ biến thiên khác nhau cũng như đại lượng đơn vị là khơng đồng nhất, vì vậy nghiên cứu hiệu chỉnh chuẩn hóa các chỉ tiêu về cùng giới hạn giá trị từ 0 - 1 [42]. Trong đó chỉ tiêu có giá trị tính tốn càng lớn thì tỉnh/thành phố đó càng tiệm cận đến sự PTBV. Để thực hiện công việc này, nghiên cứu đã áp dụng một số phương pháp như: cho điểm chuyên gia, phương pháp tính giá trị Min/Max.
Khi xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá mức độ PTBV của địa phương, có những chỉ tiêu thuận (giá trị chỉ tiêu tác động cùng chiều với chỉ số tổng hợp, tức giá trị chỉ tiêu tăng tác động tích cực tới PTBV), và ngược lại có những chỉ tiêu nghịch (giá trị chỉ tiêu tăng tác động tiêu cực tới PTBV) [31]. Với mỗi chỉ tiêu được phân loại khác nhau sẽ áp dụng cách tính khác nhau:
Đối với chỉ tiêu quan hệ tỷ lệ thuận, áp dụng công thức:
𝐼𝑡ℎ𝑢ậ𝑛 = 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị−𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị𝑀𝑖𝑛
𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị𝑀𝑎𝑥−𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị𝑀𝑖𝑛 (1) Đối với chỉ tiêu quan hệ tỷ lệ nghịch, áp dụng công thức:
𝐼𝑛𝑔ℎị𝑐ℎ = 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị𝑀𝑎𝑥−𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị𝑀𝑎𝑥−𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị𝑀𝑖𝑛 (2)
Trong đó, giá trị Max, giá trị Min của từng chỉ tiêu được xác định căn cứ vào tập số liệu thống kê trong một giai đoạn của vùng nghiên cứu hoặc là giá trị kì vọng mà chúng ta đạt được (Bảng 3). Khi lựa chọn cơng thức tính qua phương pháp này, rõ ràng kết quả cuối cùng sẽ phụ thuộc nhiều vào việc nhận định giá trị Max và giá trị Min, bên cạnh giá trị thực của chỉ tiêu.
Sau khi các chỉ thị được chuẩn hóa về miền [0-1], các giá trị sau chuẩn hóa của từng chỉ thị sẽ được so sánh với 0,5 (là giá trị đã được xác định làm quy chuẩn đánh giá). Các chỉ thị có giá trị chuẩn hóa trung bình giai đoạn đạt trên 0,5 được coi là “phát triển”; dưới 0,5 và mức độ thay đổi khơng ổn định tích cực thì được gọi là “kém phát triển”. Các chỉ thị có giá trị trung bình giai đoạn dưới 0,5 có thể được xem là “có xu hướng phát triển” nếu có giá trị xu thế tăng theo thời gian vào các năm cuối giai đoạn đã vượt ngưỡng 0,5 [23].
Sau khi chuẩn hóa được các chỉ tiêu, học viên tiến hành tính chỉ số PTBV của các hợp phần. Qua tổng quan các cơng thức tính chỉ số tổng hợp, nhận thấy phương pháp tính số bình qn là phù hợp để tính chỉ số thành phần và chỉ số tổng hợp PTBV. Cách tính này sẽ san bằng, bù trừ các chênh lệch về trị số của các chỉ tiêu, từ đó đưa ra một trị số mang tính đại diện nhất cho vấn đề nghiên cứu [17].
Cơng thức tính số bình qn có nhiều loại khác nhau: Bình quân cộng giản đơn (khơng trọng số), bình qn cộng gia quyền (có trọng số), bình qn nhân giản đơn và bình quân nhân gia quyền. Trong luận văn này, học viên nhận thấy phương pháp bình quân nhân giản đơn (khơng trọng số) là phù hợp nhất để tính tốn. Có 3 ngun nhân để lựa chọn cơng thức bình qn nhân giản đơn để tính tốn chỉ số PTBV vì thứ nhất, nội hàm của PTBV hướng tới sự phát triển cân đối, hài hịa giữa tất cả các chỉ tiêu, tiêu chí xuyên suốt 3 yếu tố kinh tế - xã hội - mơi trường. Vì vậy rất khó để có thể áp dụng một
mức trọng số nhất định cho từng chỉ tiêu, hợp phần [23]. Thứ hai, nếu tính tốn chỉ số PTBV trên cơ sở áp dụng trọng số cho các chỉ tiêu, hợp phần sẽ rất khó để có thể thực hiện việc so sánh, giám sát giữa các địa phương. Thứ ba, ưu điểm sử dụng phương pháp trung bình nhân so với trung bình cộng để tính tốn chỉ số PTBV tổng hợp khi phương pháp trung bình nhân đề cao giá trị đồng đều, cân bằng của các yếu tố thành phần. Nó khơng cho phép sự bù trừ của các hợp phần trong kết quả trung bình như phương pháp trung bình cộng mà coi trọng sự phát triển cân bằng của các hợp phần [38].
Sau khi các chỉ tiêu được chuẩn hóa về giá trị 0 - 1, chỉ số PTBV của các hợp phần tương ứng được tính theo cơng thức sau:
- Chỉ số PTBV Kinh tế 𝐾𝑇 = √∏ 𝐸𝑖 𝑛 𝑖=1 𝑛 - Chỉ số PTBV Xã hội 𝑋𝐻 = √∏ 𝑆𝑖 𝑛 𝑖=1 𝑛 - Chỉ số PTBV Mơi trường 𝑀𝑇 = √∏ 𝐸𝑁𝑖 𝑛 𝑖=1 𝑛
Trong đó: KT, XH, MT lần lượt là chỉ số PTBV kinh tế, xã hội và môi trường Ei, Si, ENi lần lượt là các chỉ tiêu thứ i trong hợp phần kinh tế, xã
hội, môi trường.
Sau khi đã xác định được chỉ số của 3 hợp phần kinh tế, xã hội, môi trường cũng như các chỉ tiêu tương ứng của từng hợp phần, chỉ số PTBV của địa phương được tính theo cơng thức:
𝑌 = √𝐾𝑇 ∗ 𝑋𝐻 ∗ 𝑀𝑇3 (3)
Trong đó Y là chỉ số PTBV tổng hợp;
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐIỆN BIÊN