Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bộ chỉ số đánh giá phát triển bền vững tỉnh điện biên (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững

2.5.1. Phát triển kinh tế

Sự tăng trưởng kinh tế có vai trị quan trọng trong việc cải thiện đời sống và dịch vụ xã hội cho người dân [47]. Tuy nhiên, nếu sự tăng trưởng kinh tế không bền vững sẽ gây ra nhiều áp lực lên môi trường và xã hội, để lại những hậu quả tiêu cực mà phải mất nhiều năm mới có thể khắc phục được. Có thể thấy rất rõ tác động của tăng trưởng kinh tế đến môi trường và xã hội ở Việt Nam nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng trong những năm qua.

- Tác động tích cực đối với đời sống xã hội khi tăng trưởng kinh tế: Sự tăng trưởng kinh tế có vai trị quan trọng trong việc cải thiện đời sống người dân thông qua việc đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở, phát triển các cơng trình phúc lợi, nâng cao chất lượng các dịch vụ cơng ích,… Đồng thời tăng trưởng kinh tế cịn có một vai trị rất quan trọng đó là tạo ra sự ổn định trong xã hội, đây là yếu tố hết sức quan trọng. Có ổn định xã hội thì mới có thể phát triển tốt kinh tế, đây là hai yếu tố gắn bó hữu cơ với nhau.

- Tác động tiêu cực và các vấn đề môi trường trong tăng trưởng kinh tế không bền vững: Thực tế cho thấy, trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng liên tục có mức tăng trưởng rất khả quan. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đã bộc lộ sự không bền vững. Điện Biên là tỉnh đầu nguồn, có ngành cơng nghiệp khai khống và sản xuất vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng chính trong ngành cơng nghiệp của tỉnh. Tuy đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, song những ngành công nghiệp này cũng đang ngày một gây ơ nhiễm và suy thối mơi trường cho một số khu vực khai thác trên địa bàn tỉnh. Các tác động mơi trường đó sẽ làm gia tăng các nguy cơ lũ quét, trượt lở đất, bồi lắng dịng chảy, các thảm họa thiên nhiên, suy thối đa dạng sinh học. Nếu khơng có các giải pháp quản lý và xử lý tốt về mơi trường trong q trình khai thác, thì hậu quả mơi trường sẽ khó có thể khắc phục.

2.5.2. Phát triển xã hội

Hiện nay vấn đề gia tăng dân số đang là một trong những áp lực đối với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

- Dân số tăng sẽ dẫn đến nhu cầu sử dụng đất ở và đất sản xuất nơng nghiệp tăng làm diện tích rừng bị thu hẹp do bị chặt phá. Do đó sẽ gia tăng các thảm họa thiên nhiên như xói mịn đất, trượt lở, lũ bùn đá,…. Đất sử dụng trong canh tác nông nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng ô nhiễm do sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, các chất kích thích tăng trưởng q mức, sử dụng khơng đúng quy cách

- Dân số tăng, nhu cầu sử dụng tài nguyên tăng. Trong quá trình khai thác tài nguyên sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng mơi trường. Chính vì vậy dân số tăng là nguyên nhân gián tiếp đến suy thoái chất lượng môi trường.

- Dân số tăng đồng nghĩa với lượng nước thải đổ vào môi trường nhiều hơn, trong khi đó nước thải sinh hoạt của cư dân thường đổ trực tiếp ra sông, suối chưa qua xử lý, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt. Tăng dân số kéo theo lượng rác thải sinh hoạt tăng, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất, nước mặt, nước dưới đất vì hầu như chất thải sinh hoạt chưa được thu gom, phân loại và xử lý đúng quy định.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu tăng dân số thì nhu cầu tiêu dùng tăng và do đó gia tăng các nguồn chất thải vào mơi trường. Hậu quả của sự gia tăng dân số không chỉ gây áp lực về kinh tế - xã hội mà cịn gây áp lực lớn đến mơi trường.

2.5.3. Các yếu tố môi trường

Các ngành công nghiệp chính của tỉnh Điện Biên hiện nay là khai khống, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất điện, nước. Bởi vậy có thể thấy các tác động chính của các ngành cơng nghiệp của tỉnh đến môi trường như sau: - Thay đổi chế độ thủy văn, bồi lắng dịng chảy: Ngành cơng nghiệp khai khống và sản xuất vật liệu xây dựng là ngành tác động chính đến chế độ thủy văn của các sơng, suối và gây bồi lắng dịng chảy. Trong thời gian gần đây, ngành công nghiệp này đã phát triển nhanh trên địa bàn tỉnh. Do hầu hết các mỏ khống sản của tỉnh có trữ lượng nhỏ nên không thể triển khai đầu tư ở quy mơ cơng nghiệp. Do đó các cơng nghệ sử dụng trong khai thác và chế biến thường lạc hậu, chưa đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ môi trường. Mặt khác, ý thức và nhận thức mơi trường của các doanh nghiệp khai khống nói chung cịn thấp, do đó hoạt động của ngành này đã tác động đáng kể đến chế độ thủy văn và bồi lắng dòng chảy tại vùng hạ lưu của các khu vực khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

- Thay đổi địa hình, địa mạo khu khai thác và gia tăng các thảm họa thiên nhiên: Quá trình khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng đã phá vỡ địa hình khu vực khai thác và làm thay đổi địa hình, địa mạo. Hậu quả để lại thường là các sự cố trượt lở đất, lũ quét và các thảm họa thiên tai khó lường đối với các cộng đồng dân cư khu vực xung quanh và các vùng hạ lưu khu vực khai thác.

- Suy thoái chất lượng nước khu vực hạ lưu: Chất lượng nước khu vực hạ lưu sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các giải pháp bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản đầu nguồn. Thường nước khu vực hạ lưu bị suy giảm chất lượng do các hoạt động đổ thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp tại khu vực thượng nguồn.

- Chất lượng mơi trường khơng khí bị suy giảm: Mơi trường khơng khí bị ảnh hưởng lớn nhất là do ô nhiễm bụi trên các tuyến giao thơng có các hoạt động vận chuyển của các cơ sở sản xuất công nghiệp. Do số lượng các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh khơng nhiều, do đó các loại khí độc từ q trình đốt nhiên liệu hóa thạch, xăng dầu được pha lỗng nhanh chóng và có thể coi ảnh hưởng ơ nhiễm của các loại khí độc đối với mơi trường khu vực là chưa đáng kể. Riêng chỉ tiêu ô nhiễm bụi là đáng kể cho khu vực, đặc biệt là vào các ngày trời khô hanh. Do chất lượng đường giao thông kém và xuống cấp nên mức ô nhiễm này là rất đáng kể.

2.5.4. Tính cấp thiết của việc xây dựng bộ chỉ tiêu, giám sát phát triển bền vững

Tỉnh Điện Biên có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí tự nhiên, cơ cấu lao động cũng như cơ sở hạ tầng, văn hóa, xã hội để thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh đó là những hạn chế, khó khăn với vị trí là một tỉnh nghèo thuộc khu vực núi cao Tây Bắc, xa trung tâm thủ đô Hà Nội cũng như các cụm công nghiệp lớn của cả nước do giao thơng cịn tương đối khó khăn và là một trong những khu vực chịu tác động mạnh mẽ nhất của BĐKH, tai biến thiên nhiên đặc biệt là tai biến trượt lở đất, rét đậm rét hại vào mùa đơng. Các dịng sơng có lũ lên nhanh, nhưng về mùa khơ lại rất cạn. Ngồi ra, sự phân bố không đồng đều các khu vực dân cư và tập quán lạc hậu của đồng bào các dân tộc thiểu số cũng như những dấu hiệu ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội, khó đạt được những mục tiêu PTBV của các địa phương trong khu vực. Vì vậy, rất cần thiết để xây dựng một bộ tiêu chí gồm tập hợp những chỉ tiêu tiếp cận đến tất cả các lĩnh vực của 3 hợp phần kinh tế - xã hội - môi trường, với phương pháp định lượng rõ ràng, dễ dàng áp dụng nhằm đánh giá hiện trạng mức độ PTBV của tỉnh Điện Biên, từ đó chỉ ra những tồn tại trong q trình phát triển kinh tế - xã hội và đề ra những biện pháp nhằm cải thiện đồng đều tất cả các hợp phần, lĩnh vực, nâng cao chỉ số PTBV tổng hợp, tiến tới xây dựng tỉnh Điện Biên có nền kinh tế phát triển tốt hơn, đảm bảo công bằng xã hội, môi trường bền vững.

CHƯƠNG 3. BỘ CHỈ SỐ VÀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bộ chỉ số đánh giá phát triển bền vững tỉnh điện biên (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)