.17 mục tiêu cụ thể hướng đến PTBV đến năm 2030 của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bộ chỉ số đánh giá phát triển bền vững tỉnh điện biên (Trang 44 - 47)

- Mục tiêu 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi

- Mục tiêu 2. Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững

- Mục tiêu 3. Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi - Mục tiêu 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, cơng bằng, tồn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người

- Mục tiêu 5. Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái

- Mục tiêu 6. Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người

- Mục tiêu 7. Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người

- Mục tiêu 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người - Mục tiêu 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy cơng nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới

- Mục tiêu 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội - Mục tiêu 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng

- Mục tiêu 12. Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững

- Mục tiêu 13. Ứng phó kịp thời, hiệu quả với BĐKH và thiên tai

- Mục tiêu 14. Bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển để PTBV

- Mục tiêu 15. Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thoái và phục hồi tài nguyên đất

- Mục tiêu 16. Thúc đẩy xã hội hịa bình, dân chủ, cơng bằng, bình đẳng, văn minh vì sự PTBV, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp

- Mục tiêu 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác tồn cầu vì sự PTBV

Điện Biên là một trong những tỉnh nghèo của cả nước. Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Điện Biên hướng đến thực hiện những bước chuyển mình để tạo bước đột phá, phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương để tạo bứt phá, phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn nhịp độ phát triển chung của cả nước; cải thiện rõ rệt và đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội. Khai thác hợp lý và có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh về phát triển nơng, lâm nghiệp, thủy điện, khống sản, du lịch và kinh tế cửa khẩu để phát triển kinh tế; đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo theo hướng bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới; ổn định cuộc sống cho đồng bào các vùng tái định cư, khắc phục cơ bản tình trạng di dân cư tự do; bảo tồn và phát huy bản sắc

văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ mơi trường, bảo đảm quốc phịng, an ninh, ổn định chính trị và bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia; tăng cường, mở rộng quan hệ đối ngoại; phấn đấu xây dựng Điện Biên thành tỉnh phát triển trung bình trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc [26].

Các chỉ tiêu phát triển kinh tế được xác định cụ thể như sau: Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh bình quân cả thời kỳ 2016-2020 tăng trên 6,9%/năm, nâng mức GRDP bình quân đầu người của tỉnh lên 1.800 - 2.000 USD/người, phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp đạt 5.042 tỷ đồng (giá so sánh 2010) tăng bình quân 14,9%/năm, gấp gần 2 lần so với năm 2015. Giá trị tăng thêm đến năm 2020 đạt 1.379 tỷ đồng tăng trưởng bình quân 14,36%/năm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn đến năm 2020 đạt khoảng 12.000 tỷ đồng; trong đó, riêng thu nội địa phấn đấu đạt 1.200 tỷ đồng.

Về xã hội: Tốc độ phát triển dân số bình quân giai đoạn 2016-2020 là 1,63%/năm, quy mô dân số đến năm 2020 dưới 60 vạn người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 58,6% năm 2020; tạo việc làm mới cho trên 8.500 lao động/năm; phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh (theo chuẩn nghèo 2011-2015) từ 28,01% năm 2015 xuống cịn 14,36% năm 2020 (bình quân giảm 2,7%/năm); các dịch vụ cơ bản xã hội khác như giáo dục, y tế được đảm bảo.

Về môi trường: Nâng tỷ lệ che phủ của rừng lên 45% năm 2020; Đến năm 2020 tất cả các đô thị trong tỉnh được thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, trong đó thành phố Điện Biên Phủ được xử lý, tái chế; 100% rác thải y tế tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện được xử lý theo đúng quy định; hoàn thành dự án thu gom xử lý nước thải sinh hoạt tại thành phố Điện Biên Phủ; Đến năm 2020 phấn đấu 67,77% dân cư nông thôn được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 99,5% dân cư đô thị được cấp nước sạch sinh hoạt, khoảng 71,18% số hộ nơng thơn có cơng trình vệ sinh hợp quy cách.

3.1.2. Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững tỉnh Điện Biên

Chỉ tiêu thống kê phản ánh đặc điểm về quy mơ, tốc độ phát triển, cơ cấu, trình độ phổ biến, quan hệ tỷ lệ của bộ phận hoặc toàn bộ hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ thể. Chỉ tiêu thống kê gồm tên chỉ tiêu và trị số của chỉ tiêu [12].

Dựa vào những cơ sở tài liệu đã nghiên cứu trong nước và quốc tế, luận văn đã sử dụng cách tiếp cận và đánh giá PTBV trên cơ sở ba trụ cột: kinh tế, xã hội, môi trường. Mỗi trụ cột lại được chia làm các hợp phần phụ, được đánh giá bởi các nhóm chỉ tiêu phù hợp.

Tổng quan tài liệu, lựa chọn mơ hình Xây dựng danh sách bộ chỉ tiêu PTBV Tính tốn chỉ số PTBV, đánh giá hiện trạng PTBV địa phương Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện chỉ số, mục tiêu PTBV

Hình 12. Sơ đồ logic xây dựng và đánh giá chỉ số PTBV tỉnh Điện Biên

Bộ chỉ tiêu đánh giá PTBV được xây dựng, phát triển nhằm đánh giá mức độ PTBV kinh tế - xã hội, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng môi trường, quản trị bền vững. Vì vậy, 3 hợp phần cơ bản được đề xuất, có kế thừa các nội dung, hợp phần của Liên hợp quốc và các nghiên cứu điển hình trên Thế giới như bộ chỉ tiêu PTBV của Liên Hợp

quốc [50, 51], Anh, Hồng Kông [49], Xứ Walse [48],… xem xét phù hợp với nội dung mục tiêu PTBV của Quốc tế cũng như Việt Nam. Bộ chỉ số đã tích hợp các mục tiêu, nhiệm vụ PTBV mới trong bối cảnh BĐKH mà Liên Hợp quốc đã chỉ ra trong Chương trình nghị sự 2030 [51], bao gồm 17 mục tiêu toàn cầu về PTBV tới năm 2030 trải đều trên khắp các lĩnh vực. Các hợp phần cơ bản được lựa chọn là kinh tế, xã hội, môi trường cùng với các hợp phần phụ và chỉ tiêu tương ứng được lựa chọn phải đảm bảo ba tiêu chí lớn: tính dễ hiểu, tính đại diện cho tỉnh/thành phố, và các dữ liệu có thể thu thập được [39].

Phương pháp Delphi [29, 34, 35], tham vấn ý kiến của các chuyên gia để sàng lọc các tiêu chí, chỉ tiêu PTBV phù hợp với thực tiễn của địa phương và đảm bảo yêu cầu thu thập dữ liệu, phục vụ việc tính tốn chỉ số PTBV tổng hợp.

Bộ chỉ tiêu đánh giá PTBV tỉnh Điện Biên gồm 40 chỉ tiêu thuộc 3 hợp phần: Kinh tế - Xã hội - Môi trường (Bảng 2).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bộ chỉ số đánh giá phát triển bền vững tỉnh điện biên (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)