Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bộ chỉ số đánh giá phát triển bền vững tỉnh điện biên (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Điều kiện tự nhiên

2.2.1. Địa hình, địa mạo

Điện Biên có những đặc điểm địa hình rất riêng biệt, có sự kết hợp của nhiều kiểu địa hình khác nhau, phổ biến là địa hình núi cao do được tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, độ cao biến đổi từ 200 m đến trên 1.800 m.

Địa hình có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và nghiêng dần từ Tây sang Đơng. Ở phía Bắc có đỉnh núi cao trên 2.000 m nằm trong dãy núi Pu Tu Lum (thuộc Mường Nhé) phân chia biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Ở phía Tây có điểm cao 1.860 m và dãy điểm cao từ Mường Phăng kéo xuống Tuần Giáo. Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc phân bố khắp nơi trên địa bàn tỉnh, trong đó đáng kể có thung lũng Mường Thanh rộng hơn 15.000 ha, là cánh đồng lớn và nổi tiếng nhất của tỉnh và tồn vùng Tây Bắc.

Nhìn chung địa hình ở Điện Biên khá hiểm trở, ngồi lịng chảo Điện Biên và một số khu vực thuộc huyện Mường Ảng, Tuần Giáo, cao nguyên ở Mường Nhé, Tủa Chùa... địa hình tương đối bằng phẳng, cịn hầu hết là địa hình đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, nhất là mạng giao thông kết nối và tổ chức các điểm dân cư xã hội [25].

2.2.2. Thủy văn

2.2.2.1. Hệ thống sông, suối

Tỉnh Điện Biên có mạng lưới sơng suối tương đối dày. Trên địa bàn tỉnh ít có dịng sơng lớn mà chủ yếu là những nhánh sơng nhỏ, lịng sơng hẹp, độ dốc lớn với hướng chảy trùng theo hướng kiến tạo địa chất của khu vực Tây Bắc. Nguồn nước Hệ thống sơng ngịi trong tỉnh có những đặc điểm khá khác biệt phụ thuộc vào 03 hệ thống sơng chính gồm: sông Đà, sông Mã và sông Mê Kông. Hệ thống sơng Đà: Có tổng diện tích lưu vực khoảng 5.300 km2, chiếm gần 55% diện tích tự nhiên của tỉnh; Hệ thống sơng Mã: Có tổng diện tích lưu vực khoảng 2.550 km2 chiếm gần 28% diện tích tự nhiên của tỉnh; Hệ thống sông Mê Kơng gồm các nhánh chính là sơng Nậm Rốm và sơng Nậm Núa, có tổng diện tích lưu vực khoảng 1.650 km2 chiếm khoảng 17% diện tích tự nhiên.

Hệ thống sơng của tỉnh Điện Biên có tổng lượng dịng chảy năm khoảng 9,7 tỷ m3. Nguồn nước mặt trong tỉnh Điện Biên khá dồi dào với 56% được cung cấp từ hệ thống sông Đà, 26% từ thượng nguồn sơng Mã và 18% từ sơng Mê Kơng, có xu hướng tăng dần từ Nam lên Bắc. Tuy nhiên lưu lượng dòng chảy trong năm thay đổi rõ rệt theo mùa. Khu vực phía Nam tỉnh, phần thuộc lưu vực sơng Mê Kơng và sơng Mã có nguồn nước kém hơn do lượng mưa thấp hơn các khu vực khác trong tỉnh [14].

2.2.2.2. Hệ thống hồ

Bên cạnh hệ thống sông suối, trên địa bàn tỉnh cịn có một hệ thống hồ chứa với quy mô và chức năng khác nhau. Trong đó phải kể đến 5 hồ lớn bao gồm: Hồ Pa Khoang (Mường Phăng, huyện Điên Biên), Hồ Huổi Phạ (phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ), Hồ Hồng Sạ (xã Sa Mứn, huyện Điên Biên); Hồ Pe Luông (xã Thanh Luông, huyện Điên Biên); Hồ Hồng Khếnh (xã Thanh Hưng, huyện Điên Biên).

Trong giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh đã đầu tư xây dựng mới 96 cơng trình thủy lợi và nâng cấp sửa chữa 66 cơng trình. Đến nay, tồn tỉnh hiện có 793 cơng trình thuỷ lợi, trong có 522 cơng trình kiên cố, 271 cơng trình tạm và 1.370 km kênh mương các loại trong đó có 949,7 km kênh đã được kiên cố hóa cịn lại 420,4 km là kênh đất. Hệ thống hồ, đập, kênh dẫn nước tưới được đầu tư đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân khai hoang, tăng diện tích gieo trồng, thâm canh, tăng vụ, nâng cao năng suất và sản lượng các loại cây trồng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

2.2.3. Tài nguyên thiên thiên

2.2.3.1. Tài ngun đất

Tỉnh Điện Biên có tổng diện tích đất tự nhiên năm 2016 là 954.125,06 ha. Về cơ cấu các loại đất có sự dịch chuyển do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

a. Đất nơng nghiệp

Diện tích đất nơng nghiệp năm 2016 là 728.964,87 ha chiếm 76,40% diện tích đất tự nhiên. Như vậy, tổng diện tích đất nơng nghiệp trong giai đoạn từ năm 2011 - 2016 tăng lên 25.020,75 ha và được tăng từ đất chưa sử dụng.

b. Đất phi nơng nghiệp

Diện tích đất phi nơng nghiệp năm 2011 là 23.669,30 ha chiếm 2,47% đến năm 2016 là 25.542,73 chiếm 2,68% tổng diện tích đất tự nhiên. Thực tăng trong giai đoạn 2011 - 2016 là 1.873,43 ha chủ yếu là từ đất chưa sử dụng.

c. Đất chưa sử dụng

Diện tích đất chưa sử dụng năm 2016 là 199.617,46 ha chiếm 20,92% tổng diện tích đất tự nhiên trong tồn tỉnh. Trong cả giai đoạn 2011 - 2016 diện tích đất chưa sử dụng giảm 26.546,44 ha và giảm chủ yếu là diện tích đất đồi núi chưa sử dụng do được khai thác, cải tạo đưa vào sử dụng cho các mục đích phát triển nơng, lâm nghiệp cũng như đáp ứng nhu cầu đất phi nơng nghiệp.

Hình 7. Hiện trạng sử dụng các nhóm đất tỉnh Điện Biên năm 2016

Nguồn: [9] 2.2.3.2. Tài ngun khống sản

Điện Biên có nguồn tài ngun khống sản đa dạng về chủng loại, gồm các loại chính như: nước khống, than mỡ, đá vơi, đá đen, đá granit, quặng sắt và kim loại màu,... nhưng trữ lượng thấp và nằm rải rác trong tỉnh và chưa được thăm dò đánh giá kỹ.

Đến nay trên địa bàn tỉnh đã xác định được 32 điểm quặng sắt và kim loại, 14 điểm mỏ than, trong đó có 2 điểm được đánh giá trữ lượng cấp C1 và nhiều điểm khoáng sản VLXD, nước khoáng... nhưng chưa được thăm dò đánh giá sâu về trữ lượng và chất lượng.

Về khống sản kim loại: có sắt, chì, chì - kẽm, nhơm, đồng, thủy ngân... Sắt phân bố rải rác ở các huyện Điện Biên, Tuần Giáo và Mường Chà với quy mô nhỏ, chỉ ở mức điểm quặng và chưa xác định được trữ lượng. Chì - kẽm phân bố tập trung quanh huyện Điện Biên, Điện Biên Đông, Tủa Chùa và thành phố Điện Biên Phủ. Hiện nay có điểm quặng chì kẽm ở khu vực Tuần Giáo đang hoạt động. Đồng qua khảo sát sơ bộ phát hiện mỏ đồng ở khu vực Chà Tở huyện Mường Chà với trữ lượng khá lớn. Nhơm và nhơm - sắt có triển vọng ở xã Phình Sáng huyện Tuần Giáo với trữ lượng cấp P khoảng 40 - 50 triệu tấn [14].

76% 3%

21%

2.2.3.3. Tài nguyên nước

Với lượng mưa hàng năm khá lớn, hệ thống ao hồ và sơng suối nhiều (tồn tỉnh có hơn 10 hồ lớn và hơn 1.000 sông suối lớn nhỏ phân bố tương đối đồng đều trong tỉnh) nên nguồn nước mặt ở Điện Biên rất phong phú theo 3 hệ thống sơng chính là sơng Đà, sơng Mó và sơng Mê Kơng. Sơng Đà ở phía Bắc tỉnh (giáp với tỉnh Lai Châu mới) bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) qua Mường Tè (tỉnh Lai Châu) - Mường Lay - Tuần Giáo rồi chảy về tỉnh Sơn La. Sơng Đà (trên địa bàn Điện Biên có các phụ lưu chính là Nậm Ma, Nậm Bum, Nậm Pụ, Nậm Mức... với tổng diện tích lưu vực khoảng 5.300 km2, chiếm 55% diện tích tự nhiên của tỉnh.

Về tiềm năng thủy điện: Do nằm ở vùng núi cao, nhiều sông suối, lắm thác ghềnh, lưu lượng dịng chảy mạnh... nên tỉnh Điện Biên có tiềm năng thuỷ điện rất phong phú và đa dạng về quy mô. Theo khảo sát sơ bộ, tại Điện Biên có nhiều điểm có khả năng xây dựng nhà máy thuỷ điện, trong đó đáng chú ý là các điểm: Thuỷ điện Mùn Chung trên suối Nậm Pay, thuỷ điện Mường Pồn trên suối Nậm Ty, thuỷ điện Nậm Mức trên sông Nậm Mức, thuỷ điện Nậm He trên suối Nậm He, thuỷ điện Nậm Pồ, trên suối Nậm Pồ, hệ thống thuỷ điện trên sông Nậm Rốm, Nậm Khẩu Hu...

2.2.3.4. Tài nguyên rừng

Điện Biên có tiềm năng phát triển rừng và đất rừng rất lớn. Tồn tỉnh có 358.105,15 ha đất lâm nghiệp có rừng, chiếm 37,53% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Trong đó đất rừng phịng hộ là 202.706,10 ha, chiếm 56,61% diện tích đất lâm nghiệp, đất rừng đặc dụng 48.222,0 ha, chiếm 13,47% diện tích đất lâm nghiệp, đất rừng sản xuất 107.177,05 ha, chiếm 29,92% diện tích đất lâm nghiệp. Độ che phủ rừng tồn tỉnh là 41,55%.

Tài nguyên rừng của tỉnh Điện Biên đang giảm dần về tính đa dạng phong phú vốn có về thành phần lồi cũng như số lượng cá thể. Các nguồn gen đặc hữu và quý hiếm ngày càng mất đi, nhiều lồi có nguy cơ bị tuyệt chủng hoặc bị đe doạ tuyệt chủng. Vì vậy cần có biện pháp nhằm khoanh giữ và phát triển nguồn tài nguyên này.

Nhìn chung, rừng Điện Biên chứa đựng nguồn tài nguyên động, thực vật phong phú, song những năm gần đây, do vấn đề bùng nổ dân số, nạn du canh du cư tự do, người dân thiếu ý thức bảo vệ mơi trường... đã khiến diện tích rừng và chất lượng rừng bị suy giảm đáng kể. Chất lượng môi trường sinh thái vẫn tiếp tục bị suy giảm, gây nên thiên tai, lũ lụt lớn, sản xuất nông lâm nghiệp mất ổn định.

Tuy nhiên cũng cần phải nhận định rằng: đa dạng về thành phần loài sinh vật ở Điện Biên cịn khá phong phú. Vì vậy, việc bảo vệ nghiêm ngặt các loài thực vật, động vật đang tồn tại là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ đa dạng tài nguyên sinh vật để PTBV ở Điện Biên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bộ chỉ số đánh giá phát triển bền vững tỉnh điện biên (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)