Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Điện Biên năm 2010 và 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bộ chỉ số đánh giá phát triển bền vững tỉnh điện biên (Trang 35)

Nguồn: [6, 9]

Cơ cấu nội ngành kinh tế trong giai đoạn 2010 - 2016 có xu hướng biến động tích cực theo định hướng chính sách của cả nước nói chung cũng như định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Điện Biên nói riêng. Trong đó, cơ cấu GRDP khu vực I ngành nông - lâm - thủy sản giảm từ 30% năm 2010 xuống còn 24% năm 2016, khu vực II ngành công nghiệp và xây dựng giảm tỷ trọng từ 30% xuống còn 25%, trong khi đó khu vực III ngành dịch vụ tăng 11% trong giai đoạn 2010 - 2016, chiếm tỷ trọng 51% trong cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Điện Biên trong năm 2016 (Hình 9).

5237653 7042346 8743139 9465347 10473899 11327387 12217998 0 2000000 4000000 6000000 8000000 10000000 12000000 14000000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Đơn v ị: tr iệu đ ồn g Nông, lâm nghiệp và thủy sản 30% Công nghiệp và xây dựng 30% Dịch vụ 40% Năm 2010 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 24% Công nghiệp và xây dựng 25% Dịch vụ 51% Năm 2016

2.3.3. Văn hóa, giáo dục, y tế

Năm 2014 tỉnh có 482 trường mầm non và trường trung học tăng thêm 25 trường so với năm 2010, trong đó số trường mầm non tăng lên 21 trường, trường trung học phổ thông tăng 4 trường [25]. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi nhà trẻ ra lớp đạt 14,7%; trẻ mẫu giáo đạt 95,1%; riêng trẻ 5 tuổi đạt 99,6%, 100% trẻ mầm non được học 2 buổi/ngày. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ được duy trì và nâng cao, phổ cập giáo dục THCS, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; tỷ lệ học sinh các cấp lên lớp đạt 99%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt 97,5%. Bên cạnh đó ngành GD&ĐT tỉnh Điện Biên đã triển khai tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số ở những nơi có điều kiện khó khăn và trẻ học lớp ghép các độ tuổi. 100% trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số đến trường được tăng cường học tiếng Việt. Số học sinh hồn thành chương trình lớp học năm 2014 - 2015 đạt 98,4% (tăng 1,6% so với năm học trước) [24]. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học tiếp tục được đầu tư, nâng cấp, cơ bản đáp ứng yêu cầu giáo dục. Tồn ngành hiện có gần 7.200 phịng học, trong đó 58,44% là phịng học kiên cố. Tuy nhiên tại những khu vực kinh tế - xã hội khó khăn, vùng biên giới, chất lượng giáo dục chưa cao; tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và học sinh trong độ tuổi ra lớp ở cấp THPT còn thấp; số phòng học tạm cịn nhiều; phịng cơng vụ giáo viên và nội trú học sinh còn thiếu, đặc biệt là cơ sở vật chất của trường mầm non...

Hình 10. Số trường mầm non và phổ thơng trên địa bàn Tỉnh

Nguồn: [7] 0 50 100 150 200 250 300 350 2010-2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 Đơn v ị: tr ườn g họ c

Y tế: Điện Biên là một trong những tỉnh khó khăn của vùng Tây Bắc, kinh tế phát

triển chưa đồng đều, lại thường xuyên phải hứng chịu thiên tai, lũ quét, ngập lụt. Đời sống của người dân tại một số huyện vùng sâu, vùng xa còn nhiều thiếu thốn, đặc biệt là cơ sở vật chất và nguồn nhân lực y tế, trang thiết bị phục vụ cho công tác khám và điều trị chưa đồng bộ, nhất là các tuyến y tế cơ sở.

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em ln được xác định là một trong những ưu tiên hàng đầu trong cơng tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân. Vấn đề về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ trẻ em ở Điện Biên có bước phát triển khá trong những năm qua. Trong đó tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng năm 2016 là 18,22% giảm 4,75% so với năm 2010. Tuy nhiên tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ vắc xin hàng năm không ổn định, giảm mạnh vào năm 2014 với chỉ 89,41% và tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi lại tăng lên.

2.4. Đặc điểm môi trường và tai biến thiên nhiên

2.4.1. Đặc điểm môi trường

- Môi trường nước: chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh tương đối tốt;

có một vài chỉ tiêu vượt quá tiêu chuẩn cho phép (QCVN 08:2015/BTNMT cột B2); đặc biệt, mẫu nước lấy tại ao tiếp nhận nguồn nước thải của khu luyện cốc Pú Tửu, huyện Điện Biên, nhiều chỉ tiêu có giá trị rất cao và vượt quá tiêu chuẩn (pH, TDS, NH4+, NO3-, Fe, COD, Pb, coliform).

- Mơi trường khơng khí: chất lượng mơi trường khơng khí tại các điểm lấy mẫu

tương đối tốt, khơng có sự biến động lớn trong những năm gần đây và hầu hết các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn cho phép; tại một số điểm có mật độ phương tiện giao thơng cao và tại khu vực có nhà máy sản xuất xi măng có hàm lượng bụi tương đối cao.

- Môi trường chất thải rắn: lượng rác thải sinh hoạt trung bình của người dân tại

khu vực nông thôn là 0,3 - 0,5 kg/người/ngày; khu vực đô thị 0,6 - 0,8 kg/người/ngày. Đối với chất thải bệnh viện, tổng lượng rác thải y tế là 264 kg/ngày, trong đó chất thải nguy hại 42 kg/ngày.

Việc thống kê và phân loại chất thải rắn nguy hại địi hỏi phải thực hiện chương trình điều tra tổng thể trong các ngành, các khu dân cư ở đô thị và nơng thơn. Do điều kiện kinh phí khó khăn, Sở Tài ngun và Môi trường Điện Biên vẫn chưa triển khai được việc điều tra này.

2.4.2. Đặc điểm một số tai biến chính xảy ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Trượt lở đất đá xảy ra chủ yếu tập trung vào mùa mưa bão, do đó làm cho mức

độ nguy hiểm càng cao đối với các khu vực có các hoạt động đầu tư xây dựng và phát triển, đặc biệt là các dự án phát triển đường giao thông. Trong những năm gần đây trượt lở dọc các tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh xảy ra rất trầm trọng và gây ra thiệt hại lớn. Một số điểm trượt lở chính chủ yếu dọc các tuyến đường giao thông: như dọc tuyến đường Điện Biên - Tuần Giáo (QL279, tại khu vực Thác Bay, đèo Tằng Quái (Km35-40); tại dọc tuyến đường QL6. Trên đoạn Tuần Giáo - Sơn La, trong những năm gần đây được đầu tư nâng cấp, nhưng trượt lở vẫn xảy ra trên nhiều điểm. Trong phạm vi tỉnh Điện Biên, ghi nhận điểm trượt tại Km 392+800 (đèo Pha Đin).

a) b)

c) d)

Hình 11. Một số điểm trượt lở (hình a và hình b) và một số điểm có nguy cơ bị trượt lở được gia cố bằng tường bê tơng (hình c và hình d) dọc QL 279 tỉnh Điện Biên

Lũ bùn đá: Lũ bùn đá đã xảy ra nhiều ở các tỉnh miền Tây Bắc. Lũ đặc trưng có lượng bùn đá lớn chiếm 60% khối lượng dịng lũ, có động năng lớn và sức phá hủy vơ cùng mạnh. Lũ bùn đá cực kỳ nguy hiểm và thường xảy ra trong điều kiện mưa đạt tới 235,3mm/ngày. Năm 2014, trên địa bàn huyện Tuần Giáo lũ xảy ra tại bản Ta Lếch, xã Quài Nưa, khiến cho lượng đất đá lớn từ phía khe suối đùn xuống, gây ách tắc tuyến giao thông Quốc lộ 6 đoạn từ xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo đi Tủa Chùa.

Gió lốc, mưa đá tập trung nhiều trong những tháng đầu năm (từ tháng 2 - tháng

5) gây hậu quả lớn. Một số trận lốc xốy và mưa đá điển hình như: Ngày 28/04/2012 trận lốc xốy, mưa đá bất ngờ làm cho nhiều trường học, trạm xá, nhà dân bị tốc mái và bị sập tại Mường Toong và Mường Nhé. Ngày 08/05/2013 tại huyện Mường Ảng xảy ra trận lốc kèm theo mưa đá trên 5 xã và 1 thị trấn làm cho 10 nhà đổ, 304 nhà bị tốc mái, 55,6 ha lúa bị thiệt hại, 1,6 ha thủy sản bị mất trắng.... Ngày 21/3/2014 xảy ra mưa đá tại huyện Tủa Chùa làm thiệt hại lớn đến hoa màu, cây ăn quả của người dân. Ngày 30/3/2014 xảy ra lốc xốy tại xã Xá Nhè, Huổi Só, huyện Tủa Chùa làm sập hồn tồn 1 ngơi nhà, 54 nhà bị tốc mái ước tính thiệt hại khoảng 50 triệu đồng [14].

Động đất: Động đất là tai biến địa chất nguy hiểm, không chỉ phá hủy hệ thống

cơ sở hạ tầng, cướp đi sinh mạng mà cịn phá hủy mơi trường, tác động đến tâm lý theo chiều hướng xấu làm giảm khả năng sản xuất của cộng đồng. Điện Biên là tỉnh nằm trong khu vực Tây Bắc, khu vực có hoạt động địa chấn mạnh nhất trong cả nước. Một số trận động đất tiêu biểu xảy ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên:

- Ngày 21/9/2011, một trận động đất có cường độ 3 độ richter xảy ra tại huyện Tuần Giáo;

- Ngày 26/11/2013: động đất 2,1 độ richter xảy ra tại thị xã Mường Lay;

- Ngày 4/12/2013: động đất có cường độ trên 3,8 độ richter đèo Tây Trang, huyện Điện Biên;

- Ngày 26/6/2014: động đất có cường độ 4,3 độ richter tại xã Thanh Lng và Thanh Nưa, huyện Điện Biên có cường độ rung cấp 5, kéo dài từ 2 - 3 giây [14].

Nguyên nhân xảy ra các trận động đất là do Điện Biên có nhiều đứt gãy sâu phân đới: Đứt gãy sông Đà, đứt gãy Điện Biên - Lai Châu, đứt gãy sơng Mã, Sơn La. Trong đó đứt gãy Lai Châu - Điện Biên hoạt động tách giãn mạnh, tạo ra sụt lún dạng địa hào và nâng mạnh ở hai bờ đông tây, mật độ dập vỡ vỏ trái đất cũng tăng cực đại. Đồng thời các đứt gãy này đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành và phân bố khống sản, động đất cũng như phân bố các vùng trượt lở trên địa bàn tỉnh.

Tai biến thiên nhiên gây thiệt hại lớn về kinh tế: Phá hủy nhà cửa, gây thiệt hại đến hoa màu, ngưng trệ giao thông vận tải, ngưng trệ sản xuất, thăm quan du lịch, tới việc phải xây dựng hệ thống các cơng trình bảo vệ (kè, mỏ hàn, tường chắn...), mất đất đai sinh sống và canh tác, và việc di chuyển các cụm dân cư, thị tứ tới các địa điểm mới... Thiệt hại về kinh tế do tai biến thiên nhiên gây ra trong giai đoạn 2011 - 2015 tăng 140.122,535 triệu so với giai đoạn 2006 - 2010 từ đó thấy được thiệt hại do tai biến thiên nhiên ngày càng nhiều và có xu hướng gia tăng trong những năm trở lại đây gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng và là gánh nặng cho ngân sách tỉnh Điện Biên.

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững

2.5.1. Phát triển kinh tế

Sự tăng trưởng kinh tế có vai trị quan trọng trong việc cải thiện đời sống và dịch vụ xã hội cho người dân [47]. Tuy nhiên, nếu sự tăng trưởng kinh tế không bền vững sẽ gây ra nhiều áp lực lên môi trường và xã hội, để lại những hậu quả tiêu cực mà phải mất nhiều năm mới có thể khắc phục được. Có thể thấy rất rõ tác động của tăng trưởng kinh tế đến môi trường và xã hội ở Việt Nam nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng trong những năm qua.

- Tác động tích cực đối với đời sống xã hội khi tăng trưởng kinh tế: Sự tăng trưởng kinh tế có vai trị quan trọng trong việc cải thiện đời sống người dân thông qua việc đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở, phát triển các cơng trình phúc lợi, nâng cao chất lượng các dịch vụ cơng ích,… Đồng thời tăng trưởng kinh tế cịn có một vai trị rất quan trọng đó là tạo ra sự ổn định trong xã hội, đây là yếu tố hết sức quan trọng. Có ổn định xã hội thì mới có thể phát triển tốt kinh tế, đây là hai yếu tố gắn bó hữu cơ với nhau.

- Tác động tiêu cực và các vấn đề môi trường trong tăng trưởng kinh tế không bền vững: Thực tế cho thấy, trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng liên tục có mức tăng trưởng rất khả quan. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đã bộc lộ sự khơng bền vững. Điện Biên là tỉnh đầu nguồn, có ngành cơng nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng chiếm tỷ trọng chính trong ngành cơng nghiệp của tỉnh. Tuy đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, song những ngành công nghiệp này cũng đang ngày một gây ơ nhiễm và suy thối mơi trường cho một số khu vực khai thác trên địa bàn tỉnh. Các tác động mơi trường đó sẽ làm gia tăng các nguy cơ lũ quét, trượt lở đất, bồi lắng dịng chảy, các thảm họa thiên nhiên, suy thối đa dạng sinh học. Nếu khơng có các giải pháp quản lý và xử lý tốt về môi trường trong quá trình khai thác, thì hậu quả mơi trường sẽ khó có thể khắc phục.

2.5.2. Phát triển xã hội

Hiện nay vấn đề gia tăng dân số đang là một trong những áp lực đối với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

- Dân số tăng sẽ dẫn đến nhu cầu sử dụng đất ở và đất sản xuất nơng nghiệp tăng làm diện tích rừng bị thu hẹp do bị chặt phá. Do đó sẽ gia tăng các thảm họa thiên nhiên như xói mịn đất, trượt lở, lũ bùn đá,…. Đất sử dụng trong canh tác nông nghiệp cũng sẽ bị ảnh hưởng ô nhiễm do sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, các chất kích thích tăng trưởng q mức, sử dụng khơng đúng quy cách

- Dân số tăng, nhu cầu sử dụng tài nguyên tăng. Trong quá trình khai thác tài nguyên sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng mơi trường. Chính vì vậy dân số tăng là nguyên nhân gián tiếp đến suy thoái chất lượng môi trường.

- Dân số tăng đồng nghĩa với lượng nước thải đổ vào môi trường nhiều hơn, trong khi đó nước thải sinh hoạt của cư dân thường đổ trực tiếp ra sông, suối chưa qua xử lý, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt. Tăng dân số kéo theo lượng rác thải sinh hoạt tăng, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất, nước mặt, nước dưới đất vì hầu như chất thải sinh hoạt chưa được thu gom, phân loại và xử lý đúng quy định.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu tăng dân số thì nhu cầu tiêu dùng tăng và do đó gia tăng các nguồn chất thải vào mơi trường. Hậu quả của sự gia tăng dân số không chỉ gây áp lực về kinh tế - xã hội mà cịn gây áp lực lớn đến mơi trường.

2.5.3. Các yếu tố mơi trường

Các ngành cơng nghiệp chính của tỉnh Điện Biên hiện nay là khai khống, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất điện, nước. Bởi vậy có thể thấy các tác động chính của các ngành cơng nghiệp của tỉnh đến môi trường như sau: - Thay đổi chế độ thủy văn, bồi lắng dịng chảy: Ngành cơng nghiệp khai khống và sản xuất vật liệu xây dựng là ngành tác động chính đến chế độ thủy văn của các sơng, suối và gây bồi lắng dịng chảy. Trong thời gian gần đây, ngành công nghiệp này đã phát triển nhanh trên địa bàn tỉnh. Do hầu hết các mỏ khống sản của tỉnh có trữ lượng nhỏ nên không thể triển khai đầu tư ở quy mơ cơng nghiệp. Do đó các cơng nghệ sử dụng trong khai thác và chế biến thường lạc hậu, chưa đáp ứng được các yêu cầu bảo vệ môi trường. Mặt khác, ý thức và nhận thức mơi trường của các doanh nghiệp khai khống nói chung cịn thấp, do đó hoạt động của ngành này đã tác động đáng kể đến chế độ thủy văn và bồi lắng dòng chảy tại vùng hạ lưu của các khu vực khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

- Thay đổi địa hình, địa mạo khu khai thác và gia tăng các thảm họa thiên nhiên: Quá trình khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng đã phá vỡ địa hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bộ chỉ số đánh giá phát triển bền vững tỉnh điện biên (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)