Hình 30. Chỉ số PTBV mơi trường tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 - 2016
3.3.4. Mức độ phát triển bền vững tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010-2016
Kết quả tính tốn chỉ số PTBV tỉnh Điện Biên theo chủ đề cho thấy, Chỉ số PTBV về chất lượng môi trường là cao nhất (đạt giá trị trung bình 0,689 tồn giai đoạn) (Bảng 14, Hình 31). Trong khi đó, chất lượng điều hành kinh tế và môi trường kinh doanh, phát triển kinh tế và Tiếp cận dịch vụ vệ sinh môi trường là 3 lĩnh vực đạt giá trị thấp
nhất (xấp xỉ 0,200). Các lĩnh vực cịn lại đạt giá trị ở mức trung bình khá và khơng có lĩnh vực nào ngồi chất lượng mơi trường đạt giá trị trên ngưỡng 0,500. Điều này cho thấy rõ ràng chỉ số PTBV tổng hợp của tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2010 - 2016 ở ngưỡng khá thấp. 0.000 0.050 0.100 0.150 0.200 0.250 0.300 0.350 0.400 0.450 0.500 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 0.188 0.401 0.298 0.461 0.400 0.363 0.386
Bảng 14. Tổng hợp chỉ số PTBV tỉnh Điện Biên theo 16 chủ đề Năm Năm Phát triển kinh tế Tài chính bền vững Chất lượng điều hành KT và MTKD Lao động Xuất- nhập khẩu Dân số Tiếp cận dịch vụ cơ bản xã hội Y tế Giáo dục An ninh đơ thị Văn hóa - Thể thao Chất lượng môi trường Quản lý môi trường Vệ sinh môi trường Hệ sinh thái Tai biến thiên nhiên 2010 0,097 0,780 0,252 0,239 0,083 0,247 0,261 0,216 0,197 0,601 0,652 - 0,313 0,080 0,621 - 2011 0,077 0,115 0,333 0,308 0,159 0,380 0,423 0,243 0,219 0,043 0,572 0,699 0,432 0,200 0,345 0,769 2012 0,270 0,568 0,085 0,429 0,091 0,402 0,451 0,293 0,573 0,252 0,547 0,650 0,443 0,252 0,130 0,170 2013 0,257 0,517 0,271 0,462 0,469 0,391 0,480 0,129 0,622 0,369 0,698 0,709 0,446 0,257 0,535 0,526 2014 0,487 0,342 0,172 0,484 0,499 0,507 0,511 0,373 0,386 0,360 0,104 0,700 0,363 0,216 0,524 0,282 2015 0,533 0,354 0,275 0,508 0,156 0,537 0,551 0,447 0,609 0,452 0,632 - - - - - 2016 0,587 0,612 0,275 0,545 0,650 0,304 0,663 0,581 0,648 0,302 0,620 - - - - - Hình 31. Tổng hợp trung bình chỉ số PTBV các hợp phần phụ
Giá trị trung bình tồn giai đoạn của 40 chỉ tiêu trong bộ chỉ số đánh giá PTBV tỉnh Điện Biên thể hiện sự không đồng đều ở các chỉ tiêu/lĩnh vực. Trong đó chỉ có 10/40 chỉ tiêu đạt giá trị trên mức bền vững (>0,500), tập trung chủ yếu ở nhóm chỉ tiêu chất lượng mơi trường, một số chỉ tiêu khác như tỷ lệ thất nghiệp thấp, năng suất lao động đạt ngưỡng trung bình như kỳ vọng của cả nước…. Các chỉ tiêu ở ngưỡng giá trị đặc biệt thấp là chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người/tháng (số 2), tỷ suất tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi (số 20) và tỷ lệ số hộ sử dụng hố xí hợp vệ sinh (số 35).
0.259 0.410 0.220 0.410 0.224 0.383 0.461 0.295 0.421 0.275 0.479 0.689 0.396 0.186 0.379 0.373 0.000 0.100 0.200 0.300 0.400 0.500 0.600 0.700 Phát triển kinh tế Tài chính bền vững
Chất lượng điều hành kinh tế và môi trường kinh doanh
Lao động
Xuất - nhập khẩu
Dân số
Tiếp cận dịch vụ cơ bản xã hội
Y tế Giáo dục
An ninh đơ thị Văn hóa – Thể thao
Chất lượng môi trường Quản lý môi trường
Vệ sinh môi trường Hệ sinh thái
Hình 32. Giá trị trung bình 40 chỉ tiêu PTBV tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 - 2016
Ghi chú:
- Từ 1 - 10: Nhóm chỉ tiêu thuộc Hợp phần Kinh tế
- Từ 11 - 27: Nhóm chỉ tiêu thuộc Hợp phần Xã hội
- Từ 28 - 40: Nhóm chỉ tiêu thuộc Hợp phần Mơi trường
Bảng 15. Tổng hợp kết quả tính tốn chỉ số PTBV tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 - 2016
Năm PTBV Kinh tế PTBV Xã hội PTBV môi trường PTBV tổng hợp
2010 0,182 0,241 0,188 0,202 2011 0,154 0,261 0,401 0,253 2012 0,240 0,371 0,298 0,298 2013 0,374 0,310 0,461 0,377 2014 0,385 0,369 0,400 0,385 2015 0,354 0,523 - - 2016 0,548 0,519 - -
Ghi chú: Dấu “-” giá trị khuyết do chỉ số PTBV môi trường chỉ thu thập được 2/13 chỉ tiêu của hợp phần, sẽ ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng khi đưa vào tính tốn.
Chỉ số PTBV tỉnh Điện Biên tăng đều qua các năm (Bảng 15). Trong giai đoạn 2010 - 2014, chỉ số PTBV tổng hợp đã tăng từ 0,216 năm 2010 lên 0,376 năm 2014. Có thể thấy, mặc dù tăng đều qua các năm nhưng chỉ số PTBV tỉnh Điện Biên còn đang ở mức rất thấp và chưa tiệm cận đến giá trị của sự bền vững (0,5). Điều này đã phản ánh tương đối chính xác hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của Điện Biên khi Điện Biên
0.000 0.100 0.200 0.300 0.400 0.500 0.600 0.700 0.800 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
vẫn cịn là một tình nghèo trong khu vực Tây Bắc và là một trong những tỉnh nghèo của cả nước. Mặc dù kinh tế - xã hội có sự tăng trưởng tích cực qua các năm trong giai đoạn 2010 - 2014, tuy nhiên mức tăng này chưa cao. Trong khi đó chỉ số mơi trường đạt giá trị khá tốt, tiệm cận đến sự bền vững (đa số các giá trị cao trên 0,4) tuy nhiên lại khơng duy trì được sự ổn định.
Nếu chấp nhận kết quả tính tốn chỉ số PTBV mơi trường trên cơ sở 2/13 chỉ tiêu được nêu tại phần b), mục 3.3.3. thì kết quả chỉ số PTBV tổng hợp đạt giá trị 0,407 và 0,479 lần lượt vào các năm 2015 và 2016 (Bảng 16). Để có được kết quả tính tốn chỉ số PTBV tổng hợp chính xác hơn, cần tiến hành thu thập, cập nhật các dữ liệu về các chỉ tiêu thuộc hợp phần môi trường trong năm 2015 và 2016.
Bảng 16. Chỉ số PTBV tỉnh Điện Biên giai đoạn 2010 - 2016 bao gồm chỉ số PTBV môi trường năm 2015 và năm 2016
Năm PTBV Kinh tế PTBV Xã hội PTBV môi trường PTBV tổng hợp
2010 0,182 0,241 0,188 0,202 2011 0,154 0,261 0,401 0,253 2012 0,240 0,371 0,298 0,298 2013 0,374 0,310 0,461 0,377 2014 0,385 0,369 0,400 0,385 2015 0,354 0,523 0,363 0,407 2016 0,548 0,519 0,386 0,479
Ghi chú: giá trị in nghiêng được tính tốn từ kết quả 2/13 chỉ số PTBV mơi trường (xem Bảng 13)
3.3. Nhận định về mức độ hoàn thiện của bộ chỉ số đánh giá phát triển bền vững tỉnh Điện Biên tỉnh Điện Biên
Bộ chỉ số đánh giá mức độ PTBV tỉnh Điện Biên đã được xây dựng với 40 chỉ tiêu thuộc 16 lĩnh vực xoay quanh 3 hợp phần chính của PTBV là kinh tế - xã hội - môi trường. Bộ chỉ tiêu được xác lập trên cơ sở nghiên cứu khoa học các bộ chỉ tiêu đã được xây dựng và thử nghiệm, áp dụng thành công trên Thế giới cũng như Việt Nam và các cấp địa phương, tham vấn ý kiến chuyên gia về PTBV và các cán bộ quản lý các cấp ở tỉnh Điện Biên. Kết quả đánh giá PTBV tỉnh Điện Biên đã phản ánh tương đối chính xác thực trạng phát triển kinh tế, xã hội và các yếu tố môi trường trên địa bàn tỉnh. Qua thực nghiệm trên, có thể đánh giá mức độ hồn thiện của bộ chỉ số như sau:
- Bộ chỉ tiêu đánh giá PTBV cấp tỉnh Điện Biên gồm 40 chỉ tiêu thuộc 16 lĩnh vực của 3 hợp phần kinh tế - xã hội - môi trường phù hợp dùng để đánh giá, đo lường hiện trạng PTBV của địa phương.
- Bộ chỉ tiêu gồm hệ thống các tiêu chí phù hợp với tiến trình, mục tiêu PTBV của Ủy ban LHQ tới năm 2030, mục tiêu PTBV của Việt Nam tới năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và quy hoạch phát triển KT - XH tỉnh Điện Biên giai đoạn 2015 - 2030.
- Hệ thống chỉ tiêu hoàn toàn khả thi trong việc thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp trong điều kiện hệ thống thống kê của Việt Nam và của tỉnh Điện Biên. Đây là những chỉ tiêu đặc thù cơ bản về KT - XH - MT. Vì vậy bộ chỉ tiêu hồn tồn có thể mở rộng để áp dụng cho các địa phương khác, trước hết là các địa phương còn lại trong cùng khu vực vùng núi Tây Bắc, sau đó có thể nghiên cứu thêm một số chỉ tiêu đặc thù để áp dụng tính tốn chính xác hơn hiện trạng chỉ số PTBV của tất cả các tỉnh thành trong cả nước. - Do giới hạn trong phạm vi nghiên cứu của luận văn nên một số chỉ tiêu còn chưa thu thập được đầy đủ dữ liệu thống kê như một số giá trị năm 2010 của các chỉ tiêu chất lượng nước mặt, chất lượng nước dưới đất, chất lượng khơng khí, tổng lượng chất thải rắn, lượng rác thải phát sinh từ hoạt động du lịch và 11/13 chỉ tiêu thuộc hợp phần môi trường trong năm 2015 và 2016...
3.4. Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững tỉnh Điện Biên
Các giải pháp nhằm cải thiện mức độ PTBV tỉnh Điện Biên được nghiên cứu đề xuất trên cơ sở kết quả tính tốn bộ chỉ số PTBV tỉnh Điện Biên được trình bày ở trên. 3 nhóm giải pháp chính được đề xuất nhằm khắc phục những tồn tại, những chỉ tiêu tác động tiêu cực đến xu hướng PTBV tương ứng với 3 hợp phần kinh tế - xã hội - môi trường và bổ sung một phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bộ chỉ số để giám sát mức độ PTBV trong tương lai.
3.4.1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng bộ chỉ số để giám sát mức độ phát triển bền vững triển bền vững
Để nâng cao hiệu quả sử dụng bộ chỉ số để giám sát mức độ PTBV cấp tỉnh cần thực hiện một số biện pháp như:
- Nghiên cứu, hoàn thiện bộ chỉ số PTBV trong nghiên cứu này để giám sát các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
- Tích hợp nội dung các chỉ tiêu của bộ chỉ tiêu PTBV cấp tỉnh vào công tác thu thập, báo cáo dữ liệu định kỳ hàng năm của các tổ chức thống kê các cấp, từ chi cục thống kê cấp huyện, cục thống kê cấp tỉnh, cấp Tổng cục thống kê; - Tổ chức các lớp tập huấn, các buổi hội thảo nhằm giới thiệu bộ chỉ tiêu PTBV và hướng dẫn quy trình, phương pháp thu thập dữ liệu, khảo sát, tính tốn các chỉ số cho các cán bộ quản lý. Từ đó tham mưu cho lãnh đạo cấp cao trong tiến trình quy hoạch, PTBV từ cấp trung ương đến cấp địa phương.
3.4.2. Các giải pháp phát triển bền vững kinh tế
Kết quả tính tốn chỉ số PTBV kinh tế tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2010 - 2016 cho thấy, tỉnh cần tập trung cải thiện các chỉ tiêu có xu hướng phát triển khơng bền vững đó là 1) tốc độ tăng trưởng GRDP hàng năm, 2) nâng cao chất lượng điều hành kinh tế và môi trường kinh doanh với chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, 3) tỷ lệ lao động đã qua đào tạo.
- Bám sát nội dung định hướng và thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương qua từng năm. Cụ thể, duy trì tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân 8,5%/năm, bình quân tổng sản phẩm trong tỉnh trên đầu người đạt 38 - 40 triệu VNĐ (1.800-2.000 USD) [26].
- Thực hiện tốt chủ trương đề án nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 9/3/2015 của UBND tỉnh Điện Biên. Đề án có mục tiêu xây dựng mơi trường sản xuất, kinh doanh, đầu tư thân thiện; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
- Triển khai các giải pháp thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2 năm 2015 - 2016 trên địa bàn tỉnh. Trong đó chỉ đạo các sở, ban, ngành tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch tạo mơi trường đầu tư có tính cạnh tranh cao; xây dựng chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp tiến tới chuyển từ chính quyền chỉ đạo, điều hành sang chính quyền phục vụ.
- Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương đã vào cuộc tích cực, có mục tiêu, giải pháp cụ thể. Trong đó, điểm nổi bật là các cơ quan chức năng giải quyết tốt các ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp, như: Miễn thuế 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; Hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ tín dụng đầu tư, hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng; Ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trồng rừng... Hỗ trợ hướng dẫn các thủ tục đầu tư và giải quyết các thủ tục hành chính trong thời gian ngắn nhất: việc giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư tối đa không quá 7 ngày; cấp giấy chứng nhận đầu tư tối đa không quá 20 ngày [16].
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt quan tâm phát triển năng lực, kỹ năng của lực lượng lãnh đạo các xã biên giới, vùng sâu vùng xa, miền núi. Cùng chính sách đào tạo nhân lực, tỉnh cần đẩy mạnh thu hút và sử dụng tốt nhân tài.
- Giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho lao động, không ngừng nâng cao tay nghề chất lượng lao động đã qua đào tạo, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn tỉnh tạo điều kiện cho người dân được học nghề, có cơng việc ổn định, mức sống tốt hơn, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 58,6% đến năm 2020.
3.4.3. Các giải pháp phát triển bền vững xã hội
Kết quả tính tốn chỉ số PTBV xã hội tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2010 - 2016 cho thấy, các giải pháp PTBV xã hội cần hướng đến để nâng cao giá trị của các chỉ tiêu như 1) Giảm tỷ lệ hộ nghèo, 2) Giảm tỷ suất tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi 3) Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng 4) Tăng cường an ninh trật tự, giảm tỷ lệ tai nạn giao thông và số người chết do tai nạn giao thông.
3.4.3.1. Bảo đảm an sinh xã hội gắn với giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống nhân dân
- Tập trung chỉ đạo thực hiện thành công các mục tiêu phát triển văn hóa - xã hội trong nghị quyết của tỉnh về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 - 2020, ưu tiên thực hiện có hiệu quả xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững [25].
- Xây dựng chương trình hành động thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, gắn với xây dựng nơng thơn mới, từ chính quyền cấp tỉnh đến cơ sở, gắn trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền mỗi địa bàn với kết quả tổ chức triển khai thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo; thực hiện các chương trình, đề án xóa đói, giảm nghèo, giải quyết cơ bản vấn đề vốn, đất ở, đất sản xuất, công cụ sản xuất cho nông dân thiếu đất, nhà ở, nước sinh hoạt, hỗ trợ phát triển kinh tế, giao đất, giao rừng cho hộ gia đình ở vùng dân tộc thiểu số.
- Nâng cao trách nhiệm của Ban chỉ đạo, các thành viên Ban chỉ đạo, các chủ đầu tư trong việc tổ chức thục hiện các nội dung của Đề án phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị định 05/2011/NĐ-CPngày 14/01/2011 của Chính phủ về cơng tác dân tộc và các chính sách dân tộc hiện hành.
3.4.3.2. Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng y tế nhằm giảm tỷ suất tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng