CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Đặc điểm môi trường và tai biến thiên nhiên
2.4.1. Đặc điểm môi trường
- Môi trường nước: chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh tương đối tốt;
có một vài chỉ tiêu vượt quá tiêu chuẩn cho phép (QCVN 08:2015/BTNMT cột B2); đặc biệt, mẫu nước lấy tại ao tiếp nhận nguồn nước thải của khu luyện cốc Pú Tửu, huyện Điện Biên, nhiều chỉ tiêu có giá trị rất cao và vượt quá tiêu chuẩn (pH, TDS, NH4+, NO3-, Fe, COD, Pb, coliform).
- Mơi trường khơng khí: chất lượng mơi trường khơng khí tại các điểm lấy mẫu
tương đối tốt, khơng có sự biến động lớn trong những năm gần đây và hầu hết các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn cho phép; tại một số điểm có mật độ phương tiện giao thơng cao và tại khu vực có nhà máy sản xuất xi măng có hàm lượng bụi tương đối cao.
- Môi trường chất thải rắn: lượng rác thải sinh hoạt trung bình của người dân tại
khu vực nơng thôn là 0,3 - 0,5 kg/người/ngày; khu vực đô thị 0,6 - 0,8 kg/người/ngày. Đối với chất thải bệnh viện, tổng lượng rác thải y tế là 264 kg/ngày, trong đó chất thải nguy hại 42 kg/ngày.
Việc thống kê và phân loại chất thải rắn nguy hại đòi hỏi phải thực hiện chương trình điều tra tổng thể trong các ngành, các khu dân cư ở đô thị và nơng thơn. Do điều kiện kinh phí khó khăn, Sở Tài ngun và Môi trường Điện Biên vẫn chưa triển khai được việc điều tra này.
2.4.2. Đặc điểm một số tai biến chính xảy ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Trượt lở đất đá xảy ra chủ yếu tập trung vào mùa mưa bão, do đó làm cho mức
độ nguy hiểm càng cao đối với các khu vực có các hoạt động đầu tư xây dựng và phát triển, đặc biệt là các dự án phát triển đường giao thông. Trong những năm gần đây trượt lở dọc các tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh xảy ra rất trầm trọng và gây ra thiệt hại lớn. Một số điểm trượt lở chính chủ yếu dọc các tuyến đường giao thông: như dọc tuyến đường Điện Biên - Tuần Giáo (QL279, tại khu vực Thác Bay, đèo Tằng Quái (Km35-40); tại dọc tuyến đường QL6. Trên đoạn Tuần Giáo - Sơn La, trong những năm gần đây được đầu tư nâng cấp, nhưng trượt lở vẫn xảy ra trên nhiều điểm. Trong phạm vi tỉnh Điện Biên, ghi nhận điểm trượt tại Km 392+800 (đèo Pha Đin).
a) b)
c) d)
Hình 11. Một số điểm trượt lở (hình a và hình b) và một số điểm có nguy cơ bị trượt lở được gia cố bằng tường bê tơng (hình c và hình d) dọc QL 279 tỉnh Điện Biên
Lũ bùn đá: Lũ bùn đá đã xảy ra nhiều ở các tỉnh miền Tây Bắc. Lũ đặc trưng có lượng bùn đá lớn chiếm 60% khối lượng dịng lũ, có động năng lớn và sức phá hủy vô cùng mạnh. Lũ bùn đá cực kỳ nguy hiểm và thường xảy ra trong điều kiện mưa đạt tới 235,3mm/ngày. Năm 2014, trên địa bàn huyện Tuần Giáo lũ xảy ra tại bản Ta Lếch, xã Quài Nưa, khiến cho lượng đất đá lớn từ phía khe suối đùn xuống, gây ách tắc tuyến giao thông Quốc lộ 6 đoạn từ xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo đi Tủa Chùa.
Gió lốc, mưa đá tập trung nhiều trong những tháng đầu năm (từ tháng 2 - tháng
5) gây hậu quả lớn. Một số trận lốc xốy và mưa đá điển hình như: Ngày 28/04/2012 trận lốc xoáy, mưa đá bất ngờ làm cho nhiều trường học, trạm xá, nhà dân bị tốc mái và bị sập tại Mường Toong và Mường Nhé. Ngày 08/05/2013 tại huyện Mường Ảng xảy ra trận lốc kèm theo mưa đá trên 5 xã và 1 thị trấn làm cho 10 nhà đổ, 304 nhà bị tốc mái, 55,6 ha lúa bị thiệt hại, 1,6 ha thủy sản bị mất trắng.... Ngày 21/3/2014 xảy ra mưa đá tại huyện Tủa Chùa làm thiệt hại lớn đến hoa màu, cây ăn quả của người dân. Ngày 30/3/2014 xảy ra lốc xốy tại xã Xá Nhè, Huổi Só, huyện Tủa Chùa làm sập hồn tồn 1 ngơi nhà, 54 nhà bị tốc mái ước tính thiệt hại khoảng 50 triệu đồng [14].
Động đất: Động đất là tai biến địa chất nguy hiểm, không chỉ phá hủy hệ thống
cơ sở hạ tầng, cướp đi sinh mạng mà còn phá hủy môi trường, tác động đến tâm lý theo chiều hướng xấu làm giảm khả năng sản xuất của cộng đồng. Điện Biên là tỉnh nằm trong khu vực Tây Bắc, khu vực có hoạt động địa chấn mạnh nhất trong cả nước. Một số trận động đất tiêu biểu xảy ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên:
- Ngày 21/9/2011, một trận động đất có cường độ 3 độ richter xảy ra tại huyện Tuần Giáo;
- Ngày 26/11/2013: động đất 2,1 độ richter xảy ra tại thị xã Mường Lay;
- Ngày 4/12/2013: động đất có cường độ trên 3,8 độ richter đèo Tây Trang, huyện Điện Biên;
- Ngày 26/6/2014: động đất có cường độ 4,3 độ richter tại xã Thanh Lng và Thanh Nưa, huyện Điện Biên có cường độ rung cấp 5, kéo dài từ 2 - 3 giây [14].
Nguyên nhân xảy ra các trận động đất là do Điện Biên có nhiều đứt gãy sâu phân đới: Đứt gãy sông Đà, đứt gãy Điện Biên - Lai Châu, đứt gãy sơng Mã, Sơn La. Trong đó đứt gãy Lai Châu - Điện Biên hoạt động tách giãn mạnh, tạo ra sụt lún dạng địa hào và nâng mạnh ở hai bờ đông tây, mật độ dập vỡ vỏ trái đất cũng tăng cực đại. Đồng thời các đứt gãy này đóng vai trị quan trọng trong việc hình thành và phân bố khống sản, động đất cũng như phân bố các vùng trượt lở trên địa bàn tỉnh.
Tai biến thiên nhiên gây thiệt hại lớn về kinh tế: Phá hủy nhà cửa, gây thiệt hại đến hoa màu, ngưng trệ giao thông vận tải, ngưng trệ sản xuất, thăm quan du lịch, tới việc phải xây dựng hệ thống các cơng trình bảo vệ (kè, mỏ hàn, tường chắn...), mất đất đai sinh sống và canh tác, và việc di chuyển các cụm dân cư, thị tứ tới các địa điểm mới... Thiệt hại về kinh tế do tai biến thiên nhiên gây ra trong giai đoạn 2011 - 2015 tăng 140.122,535 triệu so với giai đoạn 2006 - 2010 từ đó thấy được thiệt hại do tai biến thiên nhiên ngày càng nhiều và có xu hướng gia tăng trong những năm trở lại đây gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng và là gánh nặng cho ngân sách tỉnh Điện Biên.