Các giải pháp phát triển bền vững kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bộ chỉ số đánh giá phát triển bền vững tỉnh điện biên (Trang 83 - 84)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững tỉnh Điện Biên

3.4.2. Các giải pháp phát triển bền vững kinh tế

Kết quả tính tốn chỉ số PTBV kinh tế tỉnh Điện Biên trong giai đoạn 2010 - 2016 cho thấy, tỉnh cần tập trung cải thiện các chỉ tiêu có xu hướng phát triển khơng bền vững đó là 1) tốc độ tăng trưởng GRDP hàng năm, 2) nâng cao chất lượng điều hành kinh tế và môi trường kinh doanh với chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, 3) tỷ lệ lao động đã qua đào tạo.

- Bám sát nội dung định hướng và thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương qua từng năm. Cụ thể, duy trì tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân 8,5%/năm, bình quân tổng sản phẩm trong tỉnh trên đầu người đạt 38 - 40 triệu VNĐ (1.800-2.000 USD) [26].

- Thực hiện tốt chủ trương đề án nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Quyết định 176/QĐ-UBND ngày 9/3/2015 của UBND tỉnh Điện Biên. Đề án có mục tiêu xây dựng môi trường sản xuất, kinh doanh, đầu tư thân thiện; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

- Triển khai các giải pháp thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2 năm 2015 - 2016 trên địa bàn tỉnh. Trong đó chỉ đạo các sở, ban, ngành tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch tạo mơi trường đầu tư có tính cạnh tranh cao; xây dựng chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp tiến tới chuyển từ chính quyền chỉ đạo, điều hành sang chính quyền phục vụ.

- Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương đã vào cuộc tích cực, có mục tiêu, giải pháp cụ thể. Trong đó, điểm nổi bật là các cơ quan chức năng giải quyết tốt các ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp, như: Miễn thuế 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; Hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ tín dụng đầu tư, hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng; Ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trồng rừng... Hỗ trợ hướng dẫn các thủ tục đầu tư và giải quyết các thủ tục hành chính trong thời gian ngắn nhất: việc giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư tối đa không quá 7 ngày; cấp giấy chứng nhận đầu tư tối đa không quá 20 ngày [16].

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đặc biệt quan tâm phát triển năng lực, kỹ năng của lực lượng lãnh đạo các xã biên giới, vùng sâu vùng xa, miền núi. Cùng chính sách đào tạo nhân lực, tỉnh cần đẩy mạnh thu hút và sử dụng tốt nhân tài.

- Giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho lao động, không ngừng nâng cao tay nghề chất lượng lao động đã qua đào tạo, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn tỉnh tạo điều kiện cho người dân được học nghề, có cơng việc ổn định, mức sống tốt hơn, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 58,6% đến năm 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bộ chỉ số đánh giá phát triển bền vững tỉnh điện biên (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)