Các giải pháp tổng thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng ở các dự án phát triển công trình công cộng tại thành phố hà nội luận văn ths địa chính (Trang 83 - 85)

(Nguồn: Niên giám thống kê Thành phố Hà Nội năm 2010)

3.1. Các giải pháp tổng thể

Cơng tác chính trị, tư tưởng, tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật, tổ chức thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng.

Trong giai đoạn mới cần đƣợc nâng lên tầm cao hơn, sâu rộng hơn trong nhận thức tƣ tƣởng về cơng tác giải phóng mặt bằng; là một nhiệm vụ quan trọng góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đơ nhƣng ngày một khó khăn, quyết liệt, đòi hỏi các cấp ủy Đảng, chính quyền, đồn thể xác định công tác GPMB là nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa lâu dài. Có hình thức và phƣơng pháp thiết thực để tun truyền, vận động, thuyết phục nêu cao tính tiền phong, gƣơng mẫu của cán bộ, đảng viên, hội viên để nhân dân noi theo chấp hành.

Yếu tố pháp chế tác động đến công tác bồi thường GPMB và tái định cư

Theo Điều 12 Hiến pháp năm 1992 đặt ra yêu cầu không ngừng tăng cƣờng pháp chế, coi pháp chế là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Nhà nƣớc và là tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc. Đảm bảo tính thống nhất của pháp chế là pháp luật đƣợc nhận thức, áp dụng thực hiện thống nhất trong toàn bộ lãnh thổ quốc gia và trên tất cả mọi lĩnh vực. Văn bản đƣợc ban hành của các cơ quan Nhà nƣớc và địa phƣơng, văn bản dƣới luật phải phù hợp không mâu thuẫn với văn bản pháp luật do các cơ quan Nhà nƣớc TW ban hành. Đây là những phƣơng tiện do Nhà nƣớc và các tổ chức xã hội tạo ra, nhằm đảm bảo cho các chủ thể pháp luật thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nƣớc, ổn định chế độ xã hội [18].

Trong thời kỳ CNH - HĐH và ĐTH đất nƣớc, nhu cầu sử dụng đất đai để xây dựng các cơng trình cơng cộng, an ninh, quốc phòng ngày càng tăng, đòi hỏi Nhà nƣớc phải thu hồi đất của các chủ thể sử dụng đất để phục vụ mục đích trên. Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và các Nghị định bổ sung (Nghị định 84/2007/NĐ- CP và Nghị định 69/2009/NĐ-CP) đƣợc ban hành tạo ra khung pháp lý mới thống

nhất trong cả nƣớc về việc bồi thƣờng thiệt hại, hỗ trợ tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất. Tuy nhiên vẫn còn nhiều nguyên nhân, việc triển khai thực hiện chính sách bồi thƣờng GPMB trên thực tế cịn nhiều vƣớng mắc có ảnh hƣởng nhất định đến tính pháp chế trong cơng tác bồi thƣờng GPMB. Việc xây dựng và ban hành các văn bản dƣới luật có tác động trực tiếp đến các chủ thể thi hành pháp luật, nếu phù hợp sẽ có tác động tích cực trong cơng tác bồi thƣờng GPMB và TĐC. Còn ngƣợc lại sẽ gây ra nhiều khiếm khuyết hạn chế tính khả thi, làm giảm hiệu lực pháp luật, làm giảm lòng tin của ngƣời dân đối với chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, nảy sinh khiếu kiện trong nhân dân [13].

- Trách nhiệm của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền: việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện của các cơ quan có thẩm quyền chƣa đồng bộ, kịp thời, thay đổi liên tục là cơ sở để ngƣời bị thu hồi đất so sánh, khiếu kiện làm chậm tiến độ triển khai dự án.

- Công tác bồi thƣờng GPMB ở nhiều địa phƣơng còn trái với quy định, việc áp dụng sai chủ trƣơng, chính sách gây nên sự thiệt thịi cho ngƣời bị thu hồi đất, nổi bật là chính sách hỗ trợ. Qua thực tiễn điều tra tại địa bàn một số nơi nhƣ Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình... hầu nhƣ các dự án khơng có chính sách hỗ trợ di chuyển (mặc dù trong phƣơng án quy định có các mức hỗ trợ) hoặc nếu có thì rất ít, dẫn đến việc nhân dân thắc mắc, khơng tin vào chính sách của Đảng và Nhà nƣớc. Bên cạnh đó việc đào tạo chuyển đổi nghề đối với các dự án có quy mơ thu hồi đất nơng nghiệp lớn chƣa đƣợc các chủ đầu tƣ chú trọng. Từ những thực trạng trên là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị ảnh hƣởng khơng có cơng ăn việc làm ngày càng gia tăng ở nhiều địa phƣơng có dự án.

- Nghĩa vụ của ngƣời bị ảnh hƣởng: ngồi đánh giá trình độ dân trí, sự hiểu biết pháp luật của nhân dân các địa phƣơng còn nhiều hạn chế, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về chính sách bồi thƣờng GPMB chƣa đƣợc chính quyền các cấp, hội đồng bồi thƣờng các dự án coi trọng thực hiện, cùng với sự nhận thức và ý nghĩa thực hiện pháp luật của ngƣời dân bị hạn chế nên có nhiều trƣờng hợp, nhiều dự án ngƣời bị ảnh hƣởng chấp hành chƣa nghiêm chỉnh quy

định của Nghị định số 197/2004/NĐ-CP. Trong thực tế nhiều hộ gia đình có đất bị thu hồi cố tình trì hỗn và cho rằng mức bồi thƣờng và hỗ trợ nhƣ vậy là chƣa thoả đáng, hoặc nhận tiền bồi thƣờng rồi nhƣng vẫn cố tình sản xuất làm ảnh hƣởng đến tiến độ GPMB và triển khai thực hiện dự án.

Để lập lại kỷ cƣơng của pháp luật ngoài việc tuyên truyền và giáo dục pháp luật trong nhân dân, khi cần thiết đại diện các cơ quan Nhà nƣớc tại địa phƣơng phải áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong những trƣờng hợp đối với các hộ gia đình, cá nhân cố tình vi phạm quy định của pháp luật (có thể dùng hình thức cƣỡng chế), đồng thời cũng kịp thời xử lý đối với các cán bộ các cấp khi có hành vi làm trái quy định, làm sai chính sách.

Nhƣ vậy việc quy định các chế tài cụ thể làm căn cứ để áp dụng các biện pháp cƣỡng chế theo quy định của pháp luật nói chung và của Luật Đất đai nói riêng sẽ đƣợc thực hiện tốt hơn đảm bảo tính pháp chế trong cơng tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi triển khai các dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng ở các dự án phát triển công trình công cộng tại thành phố hà nội luận văn ths địa chính (Trang 83 - 85)