Thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng ở các dự án phát triển công trình công cộng tại thành phố hà nội luận văn ths địa chính (Trang 43 - 44)

Đà Nẵng là một thành phố không lớn, mới đƣợc thành lập là một thành phố trực thuộc Trung ƣơng trên cơ sở tách thành phần thành phố Đà Nẵng cũ và khu vực ngoại vi từ tỉnh Quảng Nam trƣớc đây (thành lập ngày 06/11/1996). Ngay từ khi mới thành lập, lãnh đạo thành phố đã có chủ trƣơng tập trung vào quy hoạch, phát triển hạ tầng cho một đô thị hiện đại, sử dụng quỹ đất làm nội lực để phát triển. Trong giai đoạn 2001 - 2005, Đà Nẵng đã cho chuyển 3,821 ha từ đất nơng nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phịng, đất chƣa sử dụng sang sử dụng vào mục đích phát triển khu cơng nghiệp, dịch vụ và mở rộng đô thị (theo báo cáo kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010 của Thành phố Đà Nẵng) [35]. Và đã đạt đƣợc nhiều hiệu quả về kinh tế - xã hội, tăng trƣởng GDP đạt mức 11,56%, bình quân GDP trên đầu ngƣời từ 392 USD (1996) đến nay là 1164 USD (2007). Đà Nẵng đã có cách tiếp cận đất đai riêng, sử dụng giá trị của đất đai là nguồn thu chính cho ngân sách thành phố từ đó tổ chức quy hoạch lại khơng gian thành phố, phát triển hạ tầng cho toàn thành phố, tổ chức tái định cƣ trên diện rộng, thực hiện thu hồi đất kết hợp với điều chỉnh đất đai theo quy hoạch và đấu giá đất hoặc giao đất trực tiếp cho các dự án đầu tƣ. Tất cả những công việc từ quy hoạch lại thành phố, mở rộng tới thu hồi đất, điều chỉnh đất đai, tái định cƣ đều do UBND thành phố tổ chức thực hiện trực tiếp. Trong việc tính tốn bồi thƣờng về đất, Đà Nẵng cũng là địa phƣơng tính tốn giá trị phần đất bị thu hồi, phần đất còn lại ven đƣờng với giá trị tăng thêm do con đƣờng đó mang lại. Đây là một biện pháp tạo sự công bằng giữa ngƣời bị thu hồi toàn bộ thửa đất, ngƣời bị thu hồi một phần đất. Cơ chế chuyển đổi đất đai tại Đà Nẵng là cơ chế chuyển đổi đất đai bắt buộc trên nguyên tắc đạt đƣợc đồng thuận giữa lãnh đạo thành phố và ngƣời dân. Trong nhiều trƣờng hợp ngƣời dân không đồng thuận với quyết định của lãnh đạo thành

phố về đất đai, trực tiếp chủ tịch UBND thành phố đã đối thoại trực tiếp với dân để tìm kiếm sự đồng thuận. [35]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng ở các dự án phát triển công trình công cộng tại thành phố hà nội luận văn ths địa chính (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)