trường, công nghệ, vốn, sản phẩm phù hợp với khả năng của mình
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, các doanh nghiệp tư nhân cả nước nói chung và KTTN ngành thủy sản ở Bến Tre nói riêng phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, vì vậy KTTN phải xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện hiện nay. Cụ thể:
- Giải pháp về chiến lược kinh doanh: đầu tư vào việc sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng; quan tâm đến các rào cản thương mại ở các thị trường nước ngoài và chủ động có sách lược đối phó; xây dựng chiến lược sản phẩm - thị trường cho các mặt hàng thủy sản theo hướng chú trọng các sản phẩm xuất khẩu như: tôm sú, cá da trơn… vào các thị trường mới có nhiều tiềm năng trên cơ sở khảo sát nhu cầu khách hàng một cách có hệ thống, đảm bảo tính tương đối của đầu ra, tránh các biến động lớn về thị trường.
Các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN cần tôn trọng thời hạn giao hàng và chất lượng sản phẩm đã thoả thuận, áp dụng nhiều phương thức thanh toán linh hoạt tuỳ vào độ tin cậy của khách hàng và tập quán thanh toán đang áp dụng.
- Giải pháp về thị trường
+ Thực hiện chiến lược đa dạng hoá thị trường và sản phẩm, củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu phải tiến hành đồng thời với phát triển thị trường tiêu thụ nội địa, nhằm khai thác mọi tiềm năng, tiêu thụ hết nguồn nguyên liệu, giảm bớt rủi ro khi thị trường có biến động xấu.
+ Tích cực thu thập thông tin về thị trường trong và ngoài nước để có kế hoạch sản xuất sản phẩm đảm bảo yêu cầu của khách hàng về tiêu chuẩn, chất lượng.
+ Các doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hoá để có cơ hội thâm nhập vào các thị trường có yêu cầu khắt khe về chất lượng.
+ Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, hội thảo về thương mại thủy sản trong và ngoài nước nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm đến người tiêu dùng.
+ Các doanh nghiệp cần nghiên cứu tổ chức mạng lưới thu mua nguyên liệu hợp lý bảo đảm tiêu thụ kịp thời sản phẩm với giá cả hợp lý, trang bị tủ cấp đông tại các chợ đầu mối nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ hàng tươi sống trên thị trường nội địa.
+ Các cơ sở chế biến thủy sản cần đẩy mạnh việc ký hợp đồng tiêu thụ nguyên liệu thủy sản cho ngư dân trước vụ hoặc trong chu kỳ sản xuất để người dân an tâm và ổn định sản xuất theo kế hoạch.
- Giải pháp về công nghệ
+ Công nghệ nuôi trồng: tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất gắn với thực hiện các chỉ tiêu về giảm giá thành, sử dụng thức ăn công nghiệp để tăng chất lượng và rút ngắn thời gian nuôi, tạo ra nguyên liệu sạch, hạn chế tác động đến nuôi thủy sản và phòng chống dịch bệnh; học tập công nghệ nuôi tiên tiến ở một số nước trong khu vực và từng bước áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nuôi các loạt thủy sản có giá trị kinh tế cao.
+ Công nghệ chế biến: cần đầu tư nâng công suất, cải tiến thiết bị công nghệ chế biến, nâng cấp dần việc sản xuất từ sơ chế sang tinh chế nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.