Tiếp tục thực hiện sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách,

Một phần của tài liệu Kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở tỉnh bến tre (Trang 77 - 86)

tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong cơ chế chính sách để khuyến

khích kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản phát triển

Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật tạo điều kiện phát triển KTTN ngành thủy sản là giải pháp tạo môi trường thể chế cho KTTN. Cần ban hành một hệ thống giải pháp đồng bộ trên các mặt: chính sách đất đai, chính sách thuế, chính sách tài chính tín dụng, chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, chính sách về khoa học công nghệ…

- Chính sách đất đai

Đất đai là một trong những nguồn lực tối quan trọng để phát triển KTTN trong ngành thủy sản. Đất đai có ổn định lâu dài thì người sản xuất mới an tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách pháp luật nêu rõ những vấn đề cơ bản về đất đai như: vấn đề sở hữu ruộng đất; chế độ sử dụng từng loại đất; nhiệm vụ, quyền hạn quản lý đất đai của Nhà nước; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, của hộ, tổ chức được giao sử dụng đất…

Tuy vậy, việc quy hoạch sử dụng đất còn nhiều khó khăn, bất cập. Chưa có tiêu chí cụ thể, rõ ràng cho phân loại đất đai; chưa điều tra nghiên cứu cụ thể để xác định rõ việc sử dụng đất trong nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với vị trí địa lý của từng huyện; việc giao đất đai chưa khẳng định rõ người chủ đích thực, nên các cá nhân, các hộ, các doanh nghiệp vẫn chưa thật sự yên tâm đầu tư canh tác gắn bó chặt chẽ với đất đai.

Để khắc phục tình trạng trên cần:

+ Hoàn chỉnh công tác quy hoạch, sử dụng đất trên cơ sở nghiên cứu cặn kẽ, chính xác, khoa học.

+ Sớm cụ thể hoá và thực hiện chủ trương Nghị quyết Trung ương 7 Khoá IX: khuyến khích tích tụ đất đai, sớm khắc phục tình trạng nuôi tôm không tập trung của các hộ dân. Giao đất không hạn chế quy mô để hình thành các trang trại sản xuất giống và nuôi thủy sản đối với những hộ có khả năng, có nguyện vọng kinh doanh các lĩnh vực của ngành thủy sản ở các vùng trên địa bàn tỉnh.

+ Đối với các cơ sở chế biến thủy sản của KTTN nhu cầu về đất đai là rất cần thiết để mở rộng sản xuất kinh doanh. Do đó, ủy ban nhân dân tỉnh cần có quy định cụ thể trình tự thủ tục đăng ký, thuê đất đơn giản và gọn hơn nữa, tiến tới thực hiện “một cửa, một dấu” trong thủ tục thuê đất, tránh thủ tục phiền hà gây khó khăn cho các doanh nghiệp tư nhân.

+ Ban hành các quy định về nghĩa vụ của người sử dụng đất, các chế tài xử lý hoặc thu hồi đất đối với các doanh nghiệp tư nhân không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng thuê đất.

+ Nâng cao năng lực đối với các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai. - Chính sách thuế

Chính sách thuế luôn có tác động nhạy cảm và là vấn đề mang tính thời sự đối với khu vực KTTN. Thuế là một trong những chính sách quan trọng, tác động đến hoạt động của KTTN ngành thủy sản nói riêng, nó là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và là công cụ điều tiết có hiệu quả nhất. Hiện nay việc thay thế thuế doanh thu bằng thuế giá trị gia tăng đã khắc phục được nhiều tiêu cực đánh thuế chồng lên thuế, thuế thiếu ổn định gây tâm lý thiếu an tâm đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, chính sách thuế hiện hành vẫn chưa thật sự khuyến khích việc đầu tư vốn, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh. Để các cơ quan, các cấp chính quyền tỉnh quản lý tốt hơn đối tượng này, đồng thời giúp KTTN thực hiện tốt nghĩa vụ về thuế đối với Nhà

nước cần có những giải pháp sau:

+ Củng cố, mở rộng áp dụng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ đối với các các cơ sở chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần của tư nhân. Tăng cường hướng dẫn các thủ tục kê khai, tính thuế, lập hồ sơ miễn giảm thuế để các đối tượng nộp thuế tự thực hiện nghĩa vụ thuế.

+ Mở rộng diện nộp thuế theo hình thức kê khai, thu hẹp dần phương pháp nộp thuế khoán. Đối với các đối tượng phải thực hiện nộp thuế theo hình thức thuế khoán, cần phải xác định mức khoán đảm bảo công bằng giữa các hộ được khoán.

+ Cải tiến chế độ kê khai và nộp thuế phù hợp với đặc điểm của các hộ kinh doanh cá thể, nhằm hạn chế phiền hà cho người kinh doanh và chống thất thu thuế.

+ Phát triển các dịch vụ tư vấn thuế, kế toán thuế, cung cấp các dịch vụ về thuế, về hạch toán để giúp các cá nhân, các hộ gia đình, các doanh nghiệp hiểu rõ chính sách thuế, làm tốt công tác kế toán.

+ Khuyến khích các đối tượng nộp thuế tự kê khai và tự nộp thuế, đồng thời tăng cường trách nhiệm quyền hạn của tổ chức quản lý thu thuế và cơ quan nhà nước trong việc kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi nộp thuế.

- Chính sách tài chính, tín dụng

Hiện nay phần lớn các hộ nuôi thủy sản, khai thác và chế biến thủy sản điều thiếu vốn trầm trọng, nhất là vốn trung hạn và dài hạn. Điều này một mặt là do một bộ phận các hộ, doanh nghiệp tư nhân chưa đáp ứng được những thủ tục cần thiết; mặt khác, các ngân hàng còn có tâm lý ngần ngại, sợ phức tạp, lo khó thu hồi vốn… nên không muốn cho khu vực KTTN vay. Do thiếu vốn, nên khu vực KTTN trong ngành thủy sản chưa thể khai thác hết năng lực, mở mang và phát triển sản xuất kinh doanh của mình. Để giúp cho KTTN trong ngành thủy sản ở Bến Tre tiếp cận các nguồn vốn, cần quan tâm giải quyết các vấn đề sau:

+ Thực hiện sự bình đẳng về chính sách tài chính, tín dụng giữa KTTN với các thành phần kinh tế khác. Các trang trại, các hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân cũng được dùng giá trị quyền sử dụng đất vào việc thế chấp để vay vốn của các tổ chức tài chính - tín dụng, hoặc góp cổ phần liên doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

+ Nên tổ chức các hiệp hội của KTTN ngành thủy sản để giúp và bảo lãnh các hộ, các doanh nghiệp tư nhân vay vốn không phải thế chấp tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng.

+ Các tổ chức tín dụng, ngân hàng cần đẩy mạnh phát triển các dịch vụ của ngành, đặc biệt là dịch vụ thanh toán, nhanh, chính xác, an toàn, thủ tục thuận tiện để thu hút khách hàng thuộc khu vực KTTN ngày càng nhiều.

Cần nâng cao chất lượng tư vấn, cung cấp thông tin để khách hàng hiểu rõ về quy chế cho vay, lập dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục vay vốn. Ngoài ra, các ngân hàng cần phải đơn giản hoá các thủ tục vay vốn và nâng cao trình độ thẩm định các dự án xin vay vốn. Sớm cải cách hành chính theo hướng đơn giản hoá các thủ tục vay vốn để các cơ sở kinh doanh của KTTN có thể vay vốn một cách nhanh chóng, kịp thời triển khai các phương án sản xuất kinh doanh.

Cần có chính sách đào tạo cán bộ ngân hàng nhằm nâng cao kiến thức, trình độ cho cán bộ, nhân viên ngân hàng nhất là trình độ thẩm định tín dụng.

+ Các sở, ban, ngành tài nguyên môi trường, Uỷ ban nhân dân tỉnh cần đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của KTTN. Thực hiện việc đăng ký sở hữu tài sản của KTTN nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh của KTTN, nhất là trong quan hệ tín dụng với các ngân hàng.

thoát ra khỏi cảnh thiếu vốn và thực hiện các biện pháp tạo vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng. Muốn vậy các đơn vị sản xuất của KTTN phải vươn lên bằng chính nỗ lực của mình.

- Chính sách hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực

Lao động là một trong những yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như hiệu quả sản xuất. Để đáp ứng những đòi hỏi khắc khe của thị trường trong điều kiện hội nhập, nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm thủy sản của KTTN, Nhà nước và chính quyền địa phương cần có chính sách hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực cho bộ phận kinh tế này. Trước mắt, cần tập trung thực hiện tốt các vấn đề sau:

+ Mở rộng, phát triển hệ thống các trường dạy nghề và hướng nghiệp ở trong tỉnh để có chương trình đào tạo thích hợp với yêu cầu phát triển của ngành thủy sản.

Hiện nay, toàn tỉnh có một số trung tâm dạy nghề như: Trường trung cấp nghề Đồng Khởi, trung tâm dạy nghề của sở lao động thương binh - xã hội, trung tâm giáo dục thường xuyên và một số trung tâm dạy nghề ở các huyện. Các cơ sở dạy nghề trên trong thời gian qua đã mở các lớp đào tạo công nhân kỹ thuật nuôi và chế biến thủy sản… Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo nghề vẫn chưa đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động, trong đó có lao động ngành thủy sản của KTTN.

+ Tỉnh cần hỗ trợ một phần kinh phí để trợ giúp đào tạo, nâng cao trình độ hiểu biết về chủ trương của Đảng và chính sách, pháp lật của Nhà nước, trình độ quản trị kinh doanh cho giới chủ doanh nghiệp, cán bộ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động trong khu vực KTTN.

+ Tỉnh cần củng cố và đầu tư để nâng cao chất lượng các cơ sở dạy nghề hiện có của Tỉnh. Đồng thời, cần kết hợp giữa hình thức đào tạo thường

xuyên với đào tạo theo đơn đặt hàng của tư nhân. Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế thành lập các cơ sở dạy nghề để đào tạo nguồn nhân lực cho KTTN.

+ Nên tăng cường đầu tư đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu và ứng dụng khoa học nhất là công nghệ sinh học. Nhà nước cần có cơ chế để nâng cao tinh thần trách nhiệm, khuyến khích lợi ích thoả đáng, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, quyền công bố, trao đổi, chuyển nhượng kết quả nghiên cứu của cán bộ khoa học theo quy định theo pháp luật.

+ Thành lập các trung tâm tư vấn về quản lý, về đầu tư, pháp luật bằng nguồn ngân sách nhà nước và đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân, các hộ gia đình hình thành các câu lạc bộ của những chủ trang trại, các hộ cá thể trong ngành thủy sản nhằm nâng cao sự hiểu biết về kinh tế thị trường, am hiểu pháp luật cũng như học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

- Chính sách hỗ trợ về khoa học- công nghệ

Chính sách hỗ trợ về khoa học công nghệ có vị trí quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của KTTN trong ngành thủy sản thích ứng với yêu cầu của cơ chế thị trường và điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Để có được các chủ doanh nghiệp giỏi cùng với đội ngũ những người lao động am hiểu chuyên môn, có tay nghề cao nhưng khu vực KTTN không thể tự làm được. Vì vậy, Nhà nước có sự giúp đỡ theo hướng trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ hiểu biết đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trình độ chuyên môn kỹ thuật cho chủ doanh nghiệp và người lao động. Nhà nước cần có những chính sách, giải pháp thiết thực để đưa nhanh các tiến bộ, phát minh khoa học, công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh ngành thủy sản của các hộ nông dân, các doanh nghiệp tư nhân. Cụ thể: + Nhà nước cần hỗ trợ mở các lớp ngắn hạn miễn phí bồi dưỡng kiến thức khoa học công nghệ cho hộ gia đình và các doanh nghiệp tư nhân kinh

doanh trong ngành thủy sản.

+ Mở rộng và nâng cao hệ thống dịch vụ tư vấn khoa học, công nghệ cho các hộ kinh doanh và các doanh nghiệp tư nhân; xây dựng, phát triển rộng khắp mạng lưới thú y, kiểm dịch nguồn giống; thường xuyên tổ chức các mô hình, các điểm trình diễn nuôi thủy sản với kỹ thuật mới, năng suất cao, chất lượng tốt; khen thưởng, biểu dương các cá nhân và doanh nghiệp áp dụng hiệu quả công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm.

+ Hỗ trợ cho các hộ, doanh nghiệp trong ngành thủy sản về vốn, về cán bộ khoa học- công nghệ. Xây dựng quỹ đầu tư phát triển khoa học, công nghệ cho sản xuất ngành thủy sản, trong đó có sự tham gia tích cực của các cơ sở chế biến thủy sản, các hộ, chủ trang trại nuôi thủy sản.

+ Khuyến khích ứng dụng công nghệ sinh học (công nghệ gien, công nghệ tế bào, công nghệ phôi, công nghệ vi sinh) trong chọn, tạo và nhân giống; thực hiện công nghệ chế biến, bảo quản các mặt hàng thủy sản.

+ Uỷ ban nhân tỉnh cần xây dựng cơ chế chính sách tạo điều kiện ban đầu cho thị trường khoa học công nghệ. Xác lập các yếu tố hình thành quan hệ cung cầu về thị trường khoa học, công nghệ trên địa bàn tỉnh.

+ Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí cho KTTN xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế đối với các mặt hàng thủy sản để tăng nâng lực cạnh tranh.

- Chính sách hỗ trợ về thông tin, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Cùng với việc giải quyết về vốn, nâng cao chất lượng nguồn lao động, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì vấn đề tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho hàng hoá cũng không kém phần quan trọng. Thị trường có

vai trò rất quan trọng đối với nền sản xuất đối với nền sản xuất hàng hoá, là yếu tố cơ bản quyết định hiệu quả sản xuất và là căn cứ để các doanh nghiệp quyết định và xây dựng chiến lược đầu tư.

Trong điều kiện hiện nay Việt Nam đã tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sự giao lưu kinh tế đó mở ra cơ hội phát triển nhưng cũng tạo ra thách thức lớn đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh của Việt Nam, đặc biệt là đối với KTTN. Vì vậy, việc tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm thủy sản của KTTN càng trở nên hết sức cần thiết. Để giải quyết được vấn đề này, cần có một giải pháp thiết thực nhằm mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh, cụ thể:

+ Tỉnh cần hỗ trợ kinh phí để xây dựng hệ thống thông tin nhằm tạo điều kiện cho KTTN ngành thủy sản kịp thời tiếp cận các chủ trương, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, các thông tin về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và các chính sách ưu đãi của Trung ương, của Tỉnh đối với KTTN trong ngành thủy sản.

+ Cần tạo điều kiện, môi trường thuận lợi hơn cho KTTN trong ngành thủy sản đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Trong từng thời kỳ, Uỷ ban nhân dân tỉnh căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, có thể hỗ trợ một phần kinh phí cho một số cơ sở KTTN trọng điểm thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại ở nước ngoài, có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân sản xuất và xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của đơn vị mình.

Bên cạnh đó, Tỉnh cần giúp các cơ sở KTTN lập phòng trưng bày, giới

Một phần của tài liệu Kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở tỉnh bến tre (Trang 77 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)