Trình độ của người lao động trong kinh tế tư nhân còn thấp và quy ền lợi của người lao động chưa được đảm bảo

Một phần của tài liệu Kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở tỉnh bến tre (Trang 63 - 65)

khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần của khu vực KTTN có trình độ học vấn thấp, lao động giản đơn là chủ yếu. Lao động làm việc theo thời vụ, việc thuê lao động theo thoả thuận không ký kết hợp đồng. Riêng trong lĩnh vực chế biến thủy sản, do việc cung ứng nguồn nguyên liệu chưa đầy đủ nên chưa tạo việc làm thường xuyên cho công nhân, lao động làm việc trong lĩnh vực này chủ yếu là làm thủ công (trong chế biến mực khô, cá khô các loại…).

Do làm việc theo thời vụ, chỉ thoả thuận giữa người thuê lao động và người lao động không quí hợp đồng nên các quyền lợi chính đáng của người lao động như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các quy định về đảm bảo an toàn lao động trong thời gian qua của khu vực KTTN ngành thủy sản ở Bến Tre ít được quan tâm, mặc dù Nhà nước đã có quy định thành luật.

Trong lĩnh vực khai thác thủy sản, người lao động nhận tiền công theo thoả thuận, sau mỗi chuyến đi biển về chủ tàu thông báo và trả tiền cho người lao động theo ngày công làm việc, người lao động chỉ nhận được số tiền theo ngày công của mình, họ không biết được sau khi trừ các khoản chi phí người chủ tàu thu được lời là bao nhiêu, vì đa phần chủ tàu thường là người cung cấp trực tiếp hậu cần cho từng chuyến đi biển, nên họ kê bao nhiêu người lao động biết bấy nhiêu.

Trong lĩnh vực chế biến thủy sản người lao động cũng chỉ biết nhận tiền công được trả theo sự thoả thuận miệng giữa chủ và lao động, không có hợp đồng lao động nên giờ giấc, công việc tuỳ theo quy định của chủ, người lao động làm việc khi có đủ nguyên liệu khi không có nguyên liệu người lao động thất nghiệp, do đó lao động làm trong lĩnh vực này thường không ổn định.

Do người lao động có trình độ học vấn thấp, đa phần là lao động giản đơn nên ít am hiểu về chính sách, pháp luật, do đó họ khó bảo vệ được lợi ích chính đáng của mình. Mặt khác, do lao động phổ thông hiện nay ở Bến Tre quá lớn, nên người lao động cần có việc làm dù người lao động biết mình bị

thiệt thòi cũng vẫn phải chấp nhận. Mặc dù thời gian gần đây các ngành chức năng đã quan tâm đến người lao động, hình thành các tổ chức công đoàn trong khu vực KTTN nhưng vẫn chưa đảm bảo được quyền lợi của người lao động.

2.2.5. Vấn đề chấp hành ý thức pháp luật của hộ nuôi thủy sản, khai thác thủy sản và việc cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ cho

Một phần của tài liệu Kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở tỉnh bến tre (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)