Tình hình nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản của

Một phần của tài liệu Kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở tỉnh bến tre (Trang 46 - 52)

kinh tế tư nhân ở Bến Tre

KTTN bao gồm nhiều loại hình hoạt động rất phong phú, đa dạng trong mọi lĩnh vực của ngành thủy sản. Loại hình kinh tế này có xu hướng phát triển mạnh về số lượng lẫn quy mô được biểu hiện trên các mặt sau:

- Lĩnh vực nuôi thủy sản:

Nuôi thủy sản là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh, luôn được các ngành, các cấp ở địa phương quan tâm đầu tư phát triển. Trong những năm gần đây, lĩnh vực nuôi thủy sản ở Bến Tre phát triển không chỉ mở rộng quy mô diện tích mà còn phát triển theo chiều sâu, trình độ tổ chức quản lý ngày càng nâng lên, các loại hình kinh tế thuộc doanh nghiệp tư nhân ngày càng phát triển nhanh về số lượng và nâng dần hiệu quả. Đối tượng nuôi thủy sản ngày càng phong phú đa dạng với nhiều chủng loại, nhiều đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, tạo ra sản lượng hàng hoá lớn. Ngoài ra, lĩnh vực nuôi thủy sản còn giải quyết được một số lượng lớn lao động, phát triển dịch vụ thương mại liên quan đến lĩnh vực nuôi thủy sản trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn.

Bến Tre là tỉnh có lợi thế về nuôi thủy sản nhưng đa số là do hộ gia đình tham gia nuôi thủy sản. Năm 2003, có 89.593 hộ nuôi thủy sản, năm 2004 là 90.455 hộ, đến năm 2006 là 91.660 hộ. Số hộ nuôi thủy sản tăng lên hàng năm nên diện tích nuôi thủy sản của khu vực KTTN đều tăng.

Bảng 2.4: Diện tích nuôi thủy sản của khu vực KTTN

Đơn vị tính: ha

Năm

Diện tích 2004 2005 2006

+ Kinh tế nhà nước 657,6 657,6 631 + KTTN 31.713,9 32.282,1 31.884,4 - Diện tích nuôi cá 2.535,2 3.239 3149,2 + Kinh tế nhà nước 1 7 7,6 + KTTN 2.474,2 3.149,3 3091,2 - Nuôi thủy sản khác 4.724,4 4.788 4.312,1 + Kinh tế nhà nước 300 300 + KTTN 949,4 1.412 697,7

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bến Tre- kết quả điều tra thủy sản các năm 2004, 2005, 2006)

Nuôi thủy sản là một nghề rất phổ biến trong các hộ gia đình ở Bến Tre, diện tích nuôi thủy sản của khu vực KTTN đều tăng hơn so với khu vực kinh tế nhà nước. Năm 2004, diện tích nuôi tôm của KTTN là 31.713,9 ha, khu vực kinh tế nhà nước là 657,6 ha đến năm 2006 KTTN là 31.884 ha (tăng 130,5 ha), trong khi đó khu vực kinh tế nhà nước lại giảm xuống còn 631ha. Ngoài ra, diện tích nuôi cá và nuôi thủy sản khác của khu vực KTTN điều có diện tích nuôi lớn hơn nhiều so với kinh tế nhà nước.

Những năm qua sản lượng nuôi thủy sản của khu vực KTTN ngày càng tăng hơn khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể

Bảng 2.5: Sản lượng nuôi thủy sản của KTTN

Đơn vị tính: tấn

Tôm Thuỷ sản khác

Năm 2004 12.00,5 15.099,7 8.470,7 Năm 2005 18.974,8 19.549 15.410.7

Năm 2006 27.412 18.805 10.020,8

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bến Tre - kết quả điều tra thủy sản qua các năm 2004, 2005, 2006)

sản tăng lên hàng năm. Năm 2004, sản lượng nuôi thủy sản của KTTN là 35.570,9 tấn (chiếm 58,7% trong tổng sản lượng nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh), năm 2006 là 56.237 tấn (chiếm 81,19%). Trong khi đó, kinh tế nhà nước: năm 2004 là 1.983,3 tấn (chiếm 3,27% trong tổng sản lượng nuôi thủy sản), năm 2006 là 4.374 tấn (chiếm 6,3%), sản lượng nuôi thủy sản của khu vực kinh tế tập thể lại giảm từ 22.966 tấn năm 2004 xuống còn 8.652,4 tấn vào năm 2006.

Như vậy, khu vực KTTN sản lượng nuôi thủy sản chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng sản lượng nuôi thủy sản cả tỉnh.

- Lĩnh vực khai thác thủy sản:

Những năm qua số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản không ngừng tăng lên, cụ thể:

+ Năm 2004: Tàu đánh bắt xa bờ là 354 chiếc với tổng công suất 94.580 CV (chiếm 10,57% trong tổng số năng lực tàu thuyền hiện có của toàn tỉnh). Tàu đánh bắt ven bờ có 60 chiếc với tổng công suất 3.647 CV.

+ Năm 2005: tàu đánh bắt xa bờ là 398 chiếc với tổng công suất 113.264 CV (Chiếm 48,2% trong tổng số tàu thuyền khai thác thủy sản của tỉnh). Tàu đánh bắt ven bờ có 44 chiếc với tổng công suất 2.449 CV.

+ Đến năm 2006 số lượng tàu thuyền tăng lên cụ thể như: tàu đánh bắt xa bờ có 423 chiếc với tổng công suất 127.058 CV (chiếm 11,9% trong tổng số tàu thuyền của cả tỉnh, 48,5% trong tổng số tàu đánh bắt xa bờ của tỉnh). Tàu đánh bắt ven bờ có 27 chiếc với tổng công suất 1.577 CV.

Số lượng tàu thuyền tăng nhanh qua các năm nên sản lượng khai thác cũng tăng. Chẳng hạn, năm 2004 68.175,2 tấn chiếm 95,01% tổng số sản lượng khai thác của toàn tỉnh (trong đó: khai thác cá là 51.940,3 tấn, tôm là 5.621,4 tấn, thủy sản khác là 10.613,5 tấn), đến năm 2006 là 73.979,1 tấn chiếm 97,7% tổng số sản lượng thủy sản khai thác toàn tỉnh (trong đó: khai thác cá 52.676,9 tấn, tôm 4562 tấn, thủy sản khác 16.739,9 tấn).

Đầu tư trong lĩnh vực này của KTTN ngày càng gia tăng vì ngoài nguồn vốn tự có còn có nguồn vốn vay ưu đãi theo chủ trương khuyến khích đóng tàu đánh bắt xa bờ của Chính phủ. Do đó, trong năm 2006, tàu thuyền đóng mới là 34 chiếc, công suất bình quân 106 CV/ tàu, tăng 46,7 CV so với năm 2002 (năm 2002 đóng mới 17 tàu, công suất bình quân 60,7CV/tàu), nghĩa là không chỉ tăng về số lượng mà cả về công suất và qua đó chứng minh một điều là chủ trương đánh bắt xa bờ được ngư dân hưởng ứng.

- Về lĩnh vực chế biến thủy sản:

Kinh tế tư nhân hoạt động trong lĩnh vực này chủ yếu là chế biến tôm, cá, nghêu, mực đông lạnh, mực khô, cá khô, tôm khô, bột cá… với phương pháp chế biến thủ công và dựa vào kinh nghiệm gia truyền là chính.

Qua các năm, các doanh nghiệp tư nhân, cá nhân và nhóm kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT điều phát triển. Sản lượng chế biến thủy sản đều tăng, cụ thể ở một số công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân như sau:

Bảng 2.6: Sản lượng chế biến thủy sản của KTTN

Đơn vị tính: tấn

2002 2003 2004 2005 2006

CTCP thủy sản. 623,11 904,7 2056,6 CTCP thủy sản Bình Đại 365,82 110,46 3,97

Các DNTN 1.146 1.151,5 1322,98 3.645,3 2.269,8

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Sở Thuỷ sản Bến Tre qua các năm)

Ngoài ra, năm 2005 khu vực KTTN sản xuất 3.625 tấn bột cá, đến năm 2006 tăng lên 4.030 tấn.

Trong lĩnh vực chế biến và tiêu thụ thủy sản nội địa các cơ sở tư nhân và cá thể chiếm ưu thế, tuy nhiên phần lớn chỉ sản xuất dạng gia đình, quy mô nhỏ.

Kinh tế tư nhân phát triển chủ yếu trong dịch vụ đóng tàu, sửa chữa tàu thuyền, cung cấp nước đá cho lực lượng tàu thuyền khai thác hải sản, xu thế này ngày càng phát triển do nhu cầu đánh bắt xa bờ tăng.Trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần, so với KTTN, kinh tế nhà nước đầu tư rất mạnh, nhất là đầu tư vào xây dựng cảng cá.

Với hơn 26 cơ sở đóng tàu và sửa chữa phục vụ cho khai thác thủy sản, trong đó có một xí nghiệp quốc doanh. Các cơ sở của KTTN có khả năng đóng mới và phục vụ sửa chữa tàu thuyền các loại.

Vận chuyển hàng thủy sản trên bộ chiếm ưu thế thuộc về KTTN, đáp ứng được yêu cầu vận chuyển hàng hải sản ngày càng cao. KTTN cũng nắm phần lớn cơ khí sản xuất, vật tư thiết bị cho khai thác thủy sản.

- Về thương mại thủy sản:

Trong lĩnh vực này KTTN phát triển với tốc độ nhanh, hầu như chiếm lĩnh thị trường nội địa, tiêu thụ khối lượng lớn hải sản khai thác được. Những năm gần đây, KTTN chiếm ưu thế trong lĩnh vực thu mua nguồn nguyên liệu. Giống như các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, mạng lưới dịch vụ lưu thông phân phối nguồn nguyên liệu thủy sản chủ yếu do nậu - vựa nắm. Nậu - vựa có nhiều tầng cấp: nhỏ, trung bình và lớn. Các hộ có vốn thường là nậu - vựa mua bán nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến thủy sản xuất khẩu, trong đó chủ yếu tôm, cá, mực, nghêu, sò, cua…

Thường số vựa nhỏ và trung bình ở gần các cơ sở khai thác và nuôi thủy sản, vừa thu mua vừa ứng vốn cho các tàu thuyền khai thác hải sản và hộ nuôi thủy sản nên họ độc quyền thu mua sản phẩm của người sản xuất. Vựa lớn gom nguyên liệu từ các vựa nhỏ để giao cho các nhà máy chế biến hoặc tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.

dễ bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ và tiện quan hệ với các hộ sản xuất. Bao gồm: vựa thu mua tôm xuất khẩu, mua cá, mực, cua, ghẹ, nghêu, sò cho chế biến xuất khẩu và thị trường trong nước; vựa mua thủy sản bán lại cho các bạn hàng trong và ngoài tỉnh; vựa thu mua cá tạp để chế biến cá khô, bột cá thủ công và cá phân…

Hoạt động của nậu - vựa thu mua nguyên liệu thủy sản xuất khẩu khá rộng, không giới hạn ranh giới tỉnh, nhờ thế huy động được nhanh nguồn nguyên liệu ở nơi thừa đến nơi thiếu. Nậu-vựa có thể bán nguyên liệu cũng có thể bán sản phẩm sơ chế cho doanh nghiệp, tức là sau khâu (chọn, bóc vỏ ngay tại nhà máy), nhờ thế tránh được gian lận, tiêu cực trong việc cho thêm tạp chất vào nguyên liệu thủy sản và quản lý tốt chất lượng nguyên liệu. Lượng thủy sản dùng làm thực phẩm tươi, khô vẫn do tư nhân nắm phần chủ động điều phối thị trường trong tỉnh.

Có thể nói trong những năm qua, chủ nậu vựa và tư thương đã đóng vai trò rất lớn trong việc giúp các cơ sở chế biến thu gom, bảo quản, vận chuyển nguyên liệu thủy sản. Nhờ có hệ thống này, nguyên liệu thủy sản được bảo quản tốt hơn trước, sử dụng các phương tiện vận tải chuyên dùng thay cho phương tiện vận tải thô sơ trước đây. Tại một số nơi tư thương còn điều phối lịch thu hoạch của nông dân để bảo đảm chất lượng và giá cả, cung ứng ổn định nguồn nguyên liệu. Về phương diện kinh tế, tư thương nậu vựa đã góp phần rút ngắn vòng quay vốn và giảm quy mô vốn lưu động cần thiết cho các doanh nghiệp chế biến, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tập trung vốn vào chế biến sản phẩm xuất khẩu.

Như vậy, KTTN đã đóng vai trò quan trọng trong phát triển ngành thủy sản. Mặc dù khả năng huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn còn hạn chế, song đây lại là nơi thu hút số lượng lao động lớn nhất. Là khu vực kinh tế có đóng góp quan trọng trong việc giảm tỉ lệ thất nghiệp, tỉ lệ hộ nghèo trên địa

bàn tỉnh, đóng góp vào GDP, ngân sách nhà nước và làm tăng thêm tiềm lực kinh tế của tỉnh trong những năm vừa qua.

Một phần của tài liệu Kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở tỉnh bến tre (Trang 46 - 52)