ở Bến Tre
Trong ngành thủy sản KTTN đóng vai trò rất quan trọng thể hiện:
Một là, KTTN có thể huy động nguồn vốn, lao động, tài năng của ngư
dân vào phát triển ngành thủy sản. Cụ thể, vốn đầu tư của KTTN vào ngành thủy sản năm 2001 là 76,8 tỷ đồng, năm 2002 là 106,9 tỷ và năm 2005 là 171 tỷ. Ngoài ra phát triển KTTN còn tạo việc làm cho người lao động, chẳng hạn năm 2003 là 112.299 lao động, năm 2006 là 124.999 lao động. Như vậy KTTN đã góp phần đáng kể trong giải quyết việc làm cho người lao động.
Hai là, phát triển KTTN trong ngành thủy sản tăng thêm nguồn thu cho
ngân sách, tăng thu nhập để cải thiện điều kiện sống cho nhân dân
Ba là, KTTN phần lớn gồm các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, dây chuyền
thiết bị giản đơn, dựa vào kinh nghiệm truyền thống, có mối quan hệ rộng về cung ứng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, có kinh nghiệm quản lý. Do đó, KTTN rất năng động, linh hoạt thay đổi nhanh mặt hàng và phương thức kinh doanh đáp ứng khá nhanh các nhu cầu phong phú, đa dạng luôn thay đổi của thị trường về hàng thủy sản, góp phần tạo ra sự sống động trong phát triển kinh tế.
Bốn là, KTTN trong ngành thủy sản thúc đẩy cạnh tranh chống lại xu
thế độc quyền cản trở sự phát triển của ngành, tạo ra một sức ép lớn buộc các doanh nghiệp nhà nước phải đổi mới. KTTN đã sản xuất ra nhiều hàng hoá phong phú về mẫu mã, chủng loại và có giá cả linh hoạt nên được người tiêu dùng quan tâm. Bởi vì các cơ sở kinh tế muốn tồn tại và phát triển phải cạnh tranh, buộc các chủ thể kinh tế quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Tóm lại: Trong ngành thủy sản ở Bến Tre có sự tham gia của các thành phần kinh tế nhưng lực lượng chủ yếu là kinh tế nhà nước và KTTN. KTTN có mặt hầu hết trong các lĩnh vực của ngành thủy sản, đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng nguyên liệu chế biến thủy sản xuất khẩu. Trong quá trình hoạt động và phát triển của mình, KTTN đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Do đó, việc phát huy vai trò của KTTN trong ngành thủy sản ở Bến Tre là một đòi hỏi cấp bách và cần có sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành phần kinh tế nhằm phát triển ngành thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.