- Kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản phát triển đã đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Kinh tế tư nhân phát triển cả về số lượng và chất lượng nên mức đóng góp vào ngân sách của tỉnh tăng lên hàng năm. Năm 2001, KTTN ngành thủy sản ở Bến Tre nộp ngân sách 7,69 tỉ đồng, năm 2002 là 8,4 tỉ đồng, đến năm 2006 là 13,9 tỉ đồng [8, tr.3].
Tóm lại: Qua phân tích số liệu trên cho chúng ta thấy KTTN trong ngành thủy sản ở Bến Tre đã có sự đóng góp quan trọng cho sự phát triển ngành thủy sản, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách của tỉnh và khẳng định sự tồn tại và phát triển KTTN trong ngành thủy sản ở Bến Tre là cần thiết.
2.1.3. Những hạn chế của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở Bến Tre Bến Tre
Trong thời gian vừa qua, KTTN ngành thủy sản ở Bến Tre đã đạt được những kết quả tích cực và đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, những kết quả đạt được là chưa tương xứng với tiềm năng, nguồn lực và vị trí vai trò của nó. Sở dĩ như vậy là vì KTTN còn bộc lộ những hạn chế.
KTTN hoạt động trong các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần ở Bến Tre thời gian qua nổi lên những hạn chế sau:
- Trong lĩnh vực nuôi thủy sản:
Nuôi thủy sản ở Bến Tre chủ yếu là do hộ gia đình dựa trên cơ sở lợi thế của điều kiện tự nhiên vùng ven biển, sông ngòi, mương vườn để phát triển nghề nuôi thủy sản nên việc tổ chức nuôi thủy sản còn phân tán, quy mô nhỏ.
Đối với mô hình nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư lớn, quy trình kỹ thuật cao, trong khi đó các yếu tố phục vụ cho điều kiện nuôi của người dân còn hạn chế, trình độ nuôi trong dân còn thấp, phần lớn các hộ nuôi thường không sử dụng kỹ thuật xử lý nước thải, xả thẳng ra bên ngoài gây ô nhiễm nguồn nước, dễ xảy ra dịch bệnh nên năng suất không cao.
Nhà nước đầu tư vào lĩnh vực này còn quá thấp, do đó không đủ nguồn lực để khai thác thế mạnh và hiệu quả nuôi thủy sản không cao, từ đó hạn chế việc tích luỹ vốn để tái đầu tư.
- Trong lĩnh vực khai thác thủy sản:
Sản lượng khai thác thủy sản hàng năm đều tăng làm cho nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng cạn kiệt.
Số lượng tàu thuyền có công suất nhỏ còn quá nhiều so với tổng số tàu thuyền khai thác thủy sản của toàn tỉnh, loại này chủ yếu khai thác ven bờ.
Khai thác thủy sản trong vùng nước ngọt, lợ làm cho tài nguyên ngày càng cạn kiệt, hiệu quả khai thác không cao. Đây là vùng khai thác, đánh bắt trên sông rạch và các cửa sông lớn. Mặc dù hệ thống sông rạch của tỉnh tuy nhiều, nhưng hầu hết các phương tiện khai thác thủ công, thô sơ hoặc phương tiện cơ giới có công suất thấp (công suất bình quân 12,5 CV/phương tiện khai thác), vì vậy sản lượng khai thác không nhiều. Hơn nữa, các ngư dân trong vùng khai thác tự phát, một số ngư dân chưa thấy được lợi ích chung, vẫn còn sử dụng ngư cụ và phương tiện khai thác mang tính huỷ diệt, do vậy nguồn lợi thủy sản trong hệ thống sông rạch nội địa ngày một cạn kiệt, không kịp tái tạo.
- Trong lĩnh vực chế biến thủy sản:
Kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản phát triển mạnh về số lượng nhưng quy mô nhỏ, vốn đầu tư thấp, sơ chế những mặt hàng tươi cung cấp cho các cơ sở chế biến xuất khẩu của Nhà nước. Các cơ sở chế biến hàng tươi của KTTN đã gây ra ô nhiễm môi trường do chất thải không được xử lý tốt.
Các cơ sở chế biến thủy sản tiêu thụ nội địa của KTTN dưới dạng tươi sống như: nước mắm, thủy sản khô các loại…được chế biến theo kỹ thuật thủ công lạc hậu.
- Về dịch vụ hậu cần: mặc dù các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu đủ khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác thủy sản trong tỉnh nhưng kỹ thuật chủ yếu là thủ công phần lớn dựa vào kinh nghiệm của gia đình.
Việc vận chuyển hàng hoá tuy đã đáp ứng nhu cầu nhưng kỹ thuật bảo quản hàng thủy sản trong vận chuyển còn hạn chế, chủ yếu là dùng phương tiện ướp đá nên làm giảm chất lượng sản phẩm.
- Trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp còn non kém, thiếu kiến thức về quản lý, về nghiệp vụ kinh doanh, nghiệp vụ chuyên ngành. Đa phần
các chủ hộ nuôi thủy sản chưa qua đào tạo chuyên môn về quản lý, chủ yếu họ quản lý theo kinh nghiệm bản thân và gia đình, do đó chất lượng quản lý thấp. Một số người chủ các cơ sở sản xuất chế biến thủy sản do thiếu hiểu biết pháp luật, quản lý điều hành tuỳ tiện nên dễ dẫn đến tình vi phạm pháp luật trong sản xuất kinh doanh.
Trong thời gian qua, hoạt động của KTTN ngành thủy sản ở Bến Tre gặp phải những khó khăn nhất định như:
- Thứ nhất: KTTN điều hoạt động trong tình trạng thiếu vốn và gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng.
Những năm qua, Bến Tre đã phát triển mạnh mạng lưới ngân hàng phục vụ nhu cầu vay vốn của nhân dân phục vụ cho nuôi thủy sản, khai thác, chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, các cơ sở của KTTN (hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân…) vẫn không có đủ vốn để đầu tư phát triển các lĩnh vực của ngành thủy sản do: các hộ nuôi thủy sản phân tán chưa tập trung nên khả năng tích luỹ vốn thấp; các hộ nuôi thủy sản, khai thác thủy sản không chỉ thiếu vốn mà cả kinh nghiệm phát huy hiệu quả đồng vốn.
Thêm vào đó, trình độ của lao động thấp chủ yếu là lao động giản đơn, nên ảnh hưởng đến năng suất chất lượng nuôi thủy sản, khai thác và chế biến thủy sản; ngoài ra KTTN rất khó tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng của ngân hàng bởi vì: muốn được vay vốn họ phải thế chấp, nhưng do năng lực tài chính còn quá nhỏ, lại bị các ngân hàng định giá tài sản rất thấp khi cho họ vay.
Chính từ các lý do trên, các hộ tham gia trong ngành thủy sản đều khởi nghiệp từ nguồn vốn tự tích luỹ được của gia đình hoặc vay bạn bè người thân.
Những khó khăn về nguồn vốn đã khiến cho các hộ hầu như không thể thực hiện được các mục tiêu như: đầu tư mở rộng diện tích nuôi, đầu tư đóng mới tàu thuyền để khai thác đánh bắt xa bờ, đổi mới và hiện đại hoá máy móc, thiết bị, công nghệ trong chế biến thủy sản.
- Thứ hai: thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản của KTTN rất khó khăn. Việc tiêu thụ sản phẩm, thu mua nguyên liệu chế biến thủy sản hiện nay thường được thông qua nậu vựa nên không những người sản xuất nhỏ, thiếu vốn thường bị thiệt thòi do phải bán qua mấy tầng trung gian vừa bị ép giá, vừa phải chịu lãi suất cao, không tiếp cận được với thị trường lớn. Mặt khác, thị trường địa phương lại quá nhỏ bé và tăng trưởng chậm do thu nhập của dân cư còn thấp, nhu cầu tiêu thụ hạn hẹp dẫn tới khó khăn tiêu thụ sản phẩm trên thị trường này.
Có thể nói, vấn đề tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm thủy sản của KTTN ở Bến Tre hiện nay vẫn là vấn đề nan giải mà bản thân các hộ kinh doanh sản phẩm thủy sản không tự mình giải quyết được và rất cần sự hỗ trợ của nhà nước và chính quyền địa phương.
- Thứ ba: môi trường pháp lý chưa hoàn thiện cũng là một trong những trở ngại cho sự phát triển của KTTN ngành thủy sản ở Bến Tre
nhất quán, hay thay đổi phức tạp và chồng chéo dẫn tới các cơ sở sản xuất kinh doanh của tư nhân lúng túng trong việc chấp hành pháp luật và gặp nhiều khó khăn cho việc đăng ký và hoạt động kinh doanh của họ.
Sự thiên lệch đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân là một yếu tố tác động tiêu cực đến môi trường kinh doanh của bộ phận kinh tế này. Sự phân biệt đối xử biểu hiện cả trong chính sách và trong thực thi chính sách (như trong lĩnh vực vay vốn ở ngân hàng, tiếp cận chế độ ưu đãi của chính phủ, tiếp nhận thông tin về thị trường xuất khẩu, trong việc đào tạo, bồi dưỡng lao động…).
- Thứ tư: về môi trường tâm lý xã hội.
Môi trường tâm lý xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của KTTN do: trong xã hội còn có phần định kiến đối với khu vực kinh tế này và chưa nhìn nhận đúng vai trò của nó trong xã hội. Do vậy, còn có tâm lý e ngại dè dặt, sợ chệch hướng XHCN, không muốn thúc đẩy khu vực này phát triển.
Quan niệm coi KTTN mang nặng tính tự phát, luôn chỉ nhìn thấy những tiêu cực của bộ phận kinh tế này như: cá thể thường kinh doanh theo kiểu chụp giật, trốn thuế (một số tàu khai thác thủy sản không đăng ký kinh doanh….)…đã dẫn tới sự kỳ thị, phân biệt đối xử đối với KTTN trong một số không nhỏ cán bộ ở cấp Đảng, Nhà nước.
Ngoài ra, vẫn còn những định kiến, tâm lý về so sánh vị trí giữa người lao động trong doanh nghiệp nhà nước với lao động trong khu vực KTTN. Điều đó ảnh hưởng tới tâm lý của bộ phận lao động trong khu vực KTTN ngành thủy sản ở Bến Tre hiện nay.
Tuy môi trường pháp lý, môi trường tâm lý xã hội sau khi Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mới ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi hơn trước nhiều, song trong hoạt động thực tiễn KTTN còn gặp nhiều khó khăn hơn, khiến
nhiều người e ngại, không dám mạnh dạn đầu tư phát triển kinh doanh. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc huy động các nguồn lực, tiềm năng của KTTN đầu tư phát triển ngành thủy sản.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, KTTN trong ngành thủy sản ở Bến Tre còn nhiều hạn chế làm cho nó chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Nguyên nhân của những hạn chế đó là: Đa số các cơ sở sản chế biến của KTTN có quy mô nhỏ, thiết bị công nghệ lạc hậu, vốn ít không đủ sức đầu tư đổi mới công nghệ, nên năng suất và hiệu quả kinh doanh thấp; tính tự phát mạnh ai nấy làm, phát triển thiếu định hướng, không có tầm chiến lược lâu dài, thiếu sự hỗ trợ phối hợp giữa các hộ nuôi thủy sản, đây chính là nguyên nhân dẫn tới tình trạng trong những năm qua các hộ nuôi thủy sản ở Bến Tre phát triển nhanh về số lượng nhưng quy mô nhỏ là chủ yếu; còn tồn tại nhiều thủ tục hành chính phức tạp, phiền hà nên đã không khuyến khích được KTTN trong ngành thủy sản ở Bến Tre huy động nguồn vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh; chính sách tài chính tín dụng và các hỗ trợ thị trường, khoa học - công nghệ cho KTTN còn thiếu và yếu. Về tài chính tín dụng, khả năng tiếp cận vốn của KTTN trong ngành thủy sản rất khó khăn do thủ tục thế chấp vẫn chưa được giải quyết có lợi cho KTTN, thể chế tín dụng ngân hàng chưa làm được vai trò hỗ trợ, giúp đỡ cho KTTN phát triển. Ngoài ra, Nhà nước còn thiếu các tổ chức hỗ trợ thị trường, cụ thể: các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức xúc tiến thương mại, hỗ trợ khoa học - công nghệ cho KTTN ngành thủy sản ở Bến Tre thời gian qua còn thiếu và yếu.
Tóm lại: Những hạn chế, khó khăn của KTTN trong ngành thủy sản ở Bến Tre nêu trên do nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân khách quan (từ sự quản lý của nhà nước trung ương và địa phương) và nguyên nhân chủ quan do trình độ của KTTN. Tuy nhiên, không thể quy hết nguyên nhân của mọi yếu kém, tiêu cực cho KTTN cũng như không thể xem đây là bản chất cố hữu của KTTN không thể khắc phục được. Điều đó có nghĩa là chúng ta cần có những
cơ chế chính sách đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phát triển của KTTN góp phần tích cực vào phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và cải thiện đời sống của nhân dân.