Đặc điểm của kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản

Một phần của tài liệu Kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở tỉnh bến tre (Trang 28 - 30)

Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được coi là lực lượng quan trọng phát triển kinh tế của đất nước. Sự phát triển khu vực KTTN là phù hợp với lực lượng sản xuất đang lên và là một trong những cơ sở hình thành cơ chế thị trường định hướng XHCN.

Đại hội X đã xác định KTTN bao gồm cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân. KTTN tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề khác nhau. Trong kinh tế thủy sản, KTTN có những đặc điểm sau:

- Đặc điểm của kinh tế cá thể trong ngành thủy sản

Kinh tế cá thể là loại hình kinh tế hộ gia đình hay cá nhân, hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và lao động của chính họ hay cá nhân đó, việc thuê lao động là không có, nếu có thì không nhiều và không thường xuyên.

+ Kinh tế cá thể tổ chức theo phương thức hộ gia đình, là lực lượng chủ yếu sản xuất nguyên liệu thủy sản, có quy mô sản xuất nhỏ, chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên và kinh nghiệm, trình độ công nghệ thấp. Vì vậy, sản phẩm không đồng nhất về kích cỡ, chất lượng, chủng loại, năng suất thấp.

+ Tài sản chủ yếu gắn liền với kinh tế hộ gia đình trong sản xuất là ruộng đất hoặc tàu thuyền… với các tài sản đó hộ gia đình sử dụng sức lao động của các thành viên trong gia đình để lao động sản xuất.

+ Kinh tế hộ gia đình nói chung, hộ thủy sản nói riêng không thuê mướn lao động, mà dựa trên lao động của bản thân hộ gia đình.

+ Hộ tự chủ trong hoạt động kinh doanh, tự kiếm đầu vào cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Do được giao quyền sử dụng đất lâu dài, dưới tác động của cơ chế thị trường đã hướng dẫn hộ bố trí sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả hơn biểu hiện tập trung ở việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng lúa hiệu quả thấp sang nuôi thủy sản. Tuy nhiên, trong thời gian qua, người dân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng với quy mô lớn, tự lo nguồn giống hay thức ăn theo cách hiểu của từng hộ và không ít hộ rơi vào nợ nần do dịch bệnh thủy sản gây chết hàng loạt…nguyên nhân là do thiếu sự liên kết giữa nhà nước và tư nhân trong các hoạt động dịch vụ thủy sản để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của hộ thủy sản.

- Đặc điểm của kinh tế tiểu chủ trong ngành thủy sản

+ Về sở hữu: Tài sản và vốn thuộc quyền sở hữu và sử dụng của người chủ dùng cho sản xuất kinh doanh nuôi trồng thủy sản.

động thuê mướn.

+ Về cơ chế quản lý: Do tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên các chủ hộ tự tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý theo kinh nghiệm của bản thân và gia đình.

- Đặc điểm của kinh tế tư bản tư nhân trong ngành thủy sản.

+ Tài sản của doanh nghiệp có chủ sở hữu cụ thể, chủ sở hữu gắn với doanh nghiệp, lợi ích của doanh nghiệp gắn liền với lợi ích của chủ sở hữu.

+ Mục tiêu hoạt động cũng như sự sống còn của doanh nghiệp tư bản tư nhân là lợi nhuận. Do đó, các doanh nghiệp tư bản tư nhân sẵn sàng thực hiện mọi biện pháp để kiếm lợi, kể cả những việc làm phi pháp như đưa tạp chất vào nguyên liệu thủy sản làm tăng giả tạo trọng lượng.

+ Mọi hàng hoá và dịch vụ trong doanh nghiệp tư bản tư nhân đều xuất phát từ nhu cầu thị trường, không lệ thuộc vào sự hướng dẫn và kiểm soát của cấp trên như các doanh nghiệp trong nước. Do đó, các công ty tư nhân không ngừng tìm kiếm những sản phẩm có khả năng cạnh tranh, họ luôn chủ động tìm cách tự mình hoặc hướng dẫn cho ngư dân đổi mới và đa dạng hoá sản phẩm. Họ thích ứng rất nhanh với những thay đổi của thị trường cũng như những thay đổi trong thể chế, pháp luật của Nhà nước. Bằng các lợi thế trên các doanh nghiệp tư bản tư nhân thường có chi phí lao động thấp, chi phí sản xuất thấp, kiểm soát chặt giá thành, quản lý trang thiết bị tốt, đổi mới công nghệ nhanh và hiệu quả cao hơn hẳn các doanh nghiệp nhà nước.

Tóm lại: Trong ngành thủy sản ở nước ta hiện nay đang hình thành và phát triển hệ thống các loại hình doanh nghiệp tư nhân rất đa dạng trong mọi hoạt động nuôi trồng, khai thác, chế biến xuất khẩu, sản xuất và cung ứng các yếu tố đầu vào cho nuôi trồng thủy sản. Phát triển KTTN trong ngành thủy sản sẽ thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển nói chung và ngành thủy sản phát triển nói riêng.

Một phần của tài liệu Kinh tế tư nhân trong ngành thủy sản ở tỉnh bến tre (Trang 28 - 30)