ngành thủy sản
Bến Tre là tỉnh có lợi thế trong nuôi trồng thủy sản, lĩnh vực nuôi thủy sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nguyên liệu cho chế biến thủy sản.
Những năm qua, KTTN ở Bến Tre tham gia vào sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực của ngành thủy sản, nhưng quy mô nhỏ, năng suất không cao. Vì vậy, trong thời gian tới KTTN cần phải đổi mới phương thức kinh doanh trên các lĩnh vực của ngành thủy sản, cụ thể:
- Về nuôi trồng thủy sản
Nuôi thủy sản là một trong những thế mạnh và là lĩnh vực chủ yếu trong phát triển ngành thủy sản của tỉnh. Phát triển nuôi thủy sản nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng về đất đai, mặt nước, giải quyết việc làm tạo nguồn sản phẩm phong phú phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn và cải thiện đời sống của nhân dân. Do đó, cần phải phát triển các hình thức hình thức sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nuôi thủy sản.
Phát triển nuôi trồng thủy sản phải gắn với quy hoạch phát triển thủy lợi và đê biển chung trên địa bàn tỉnh. Tuỳ theo điều kiện sinh thái, môi trường, khả năng thủy lợi của từng vùng mà tổ chức nuôi thủy sản cho phù hợp: nuôi thâm canh, bán thâm canh, nuôi luân canh một vụ lúa, một vụ tôm hoặc cá, nuôi xen canh kết hợp lúa - cá, lúa - tôm… Phải tận dụng tối đa mọi diện tích mặt nước nhằm từng bước phát triển lĩnh vực nuôi thủy sản của
KTTN. Đa dạng hoá đối tượng nuôi, chú trọng phát triển các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, thị trường ổn định như tôm càng xanh, cua biển, cá lăng vàng, tạo ra nguồn nguyên liệu ngày càng đa dạng đáp ứng được nhu cầu chế biến thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Phát triển nuôi thủy sản phải đi đôi với công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và sức khoẻ của cộng đồng. Các hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân nuôi thủy sản cần thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi thủy sản tránh tình trạng ô nhiễm môi trường nước trong nuôi thủy sản.
Ngành thủy sản cần phối hợp với các cơ quan ban ngành trong tỉnh thường xuyên mở các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho người sản xuất về kỹ thuật nuôi thủy sản, quản lý và nhất là điều kiện vệ sinh môi trường nước, dự báo về sự lây lan của dịch bệnh.
- Về khai thác thủy sản
Khai thác thủy sản là lĩnh vực sản xuất các nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thủy sản và cung cấp thực phẩm tươi sống cho thị trường tiêu thụ. Đồng thời, lĩnh vực khai thác thủy sản đã tạo việc làm cho hàng trăm ngư dân. Do đó, phát triển khai thác thủy sản phải gắn với vấn đề giải quyết việc làm và đảm bảo an ninh quốc phòng trên biển.
Những năm qua, KTTN đóng vai trò rất quan trọng trong khai thác thủy sản, sản lượng khai thác ngày càng tăng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tàu thuyền có công suất nhỏ khai thác ven bờ làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Vì vậy, khai thác thủy sản phải gắn với việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản nhằm tạo ra khả năng khai thác vô tận để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, các tàu của KTTN tham gia khai thác thủy sản phải thực hiện nghiêm các quy định trong Luật Thuỷ sản. Hạn chế khai thác thủy sản trong sông rạch nội đồng và vùng cửa sông. Giảm dần số lượng tàu khai thác ven bờ và triệt để thực hiện việc dùng xung điện, lưới
đăng mùng trong khai thác thủy sản vì nó ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản. Ngoài ra, để đảm bảo yêu cầu vừa khai thác vừa đảm bảo phục hồi phát triển nguồn lợi, bảo vệ môi trường thì ngư dân phải thực hiện đúng quy định phân tuyến trong khai thác trên biển.
Cần hiện đại hoá đội tàu đánh bắt thủy sản và đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ đánh bắt, phân loại đánh bắt thủy sản ngay sau khi đánh bắt. Cần đẩy mạnh việc chuyển giao công nghệ thông qua các hoạt động khuyến ngư, tư vấn dịch vụ kỹ thuật. Ngay sau khi đánh bắt, thủy sản phải được phân loại và bảo quản ngay để đảm bảo độ tươi của nguyên liệu và tránh sự nhiễm bẩn của các yếu tố sinh học…Các đội tàu cần được đầu tư theo hướng liên hợp, tức là phối hợp các tàu với chức năng đã được chuyên môn hoá sâu, có thể chia sẻ thông tin, hoạt động cứu trợ và liên kết với nhau.
Tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động đánh bắt thủy sản, tỉnh cần đầu tư xây dựng các cảng cá, chợ cá, các khu cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp để ngư dân giảm thiệt hại do thiên tai.
- Trong chế biến thủy sản
Chế biến thủy sản là một ngành công nghiệp chế biến quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nói chung và nền kinh tế của tỉnh Bến Tre nói riêng. Phát triển chế biến thủy sản sẽ sử dụng được tối ưu nguồn nguyên liệu thủy sản, giảm thất thoát lớn sau khi thu hoạch đối với các loại nguyên liệu mau hỏng, đồng thời vừa tiết kiệm nguyên liệu, không phải bán đi sản phẩm thô, vừa có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường. Chế biến thủy sản đóng vai trò rất quan trọng nhằm giảm thiểu sự hư hỏng của sản phẩm, làm cho chất lượng và giá trị sản phẩm tăng lên nhiều lần.
chung, và của khu vực KTTN nói riêng có phát triển nhưng quy mô còn nhỏ, công nghệ lạc hậu. Để lĩnh vực chế biến thủy sản ngày càng phát triển và KTTN phát huy được vai trò lĩnh vực này, cần phải tổ chức lại sản xuất kinh doanh của KTTN.
Các cơ sở chế biến thủy sản của tư nhân cần đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ nhằm từng bước nâng cao trình độ công nghệ chế biến thủy sản. Trình độ công nghệ chế biến có tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến, làm cho sản phẩm chế biến có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Trình độ công nghệ chế biến từng bước hiện đại hoá bao gồm các phương tiện kỹ thuật chế biến như: công cụ, máy móc thiết bị, các hệ thống dự trữ bảo quản sản phẩm… Nghiêm túc thực hiện các quy định của Bộ thủy sản về tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh cho sản phẩm thủy sản. Cần cập nhật và đáp ứng kịp thời các quy định về an toàn thực phẩm của thị trường xuất khẩu thủy sản.
Cần phải thiết lập mối gắn kết chặt chẽ giữa vùng nguyên liệu - hoạt động chế biến - thị trường. Liên kết này giúp các doanh nghiệp tư nhân chủ động hơn về nguồn nguyên liệu và yên tâm hơn về chất lượng thủy sản. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường và khảo sát nhu cầu thị trường, các cơ sở chế biến thủy sản phản hồi thông tin về thị trường và dự báo để các hộ nuôi có định hướng phù hợp trong việc phát triển đối tượng nuôi.
- Về lĩnh vực hậu cần
Các sản phẩm thủy sản sau khi khai thác thuộc loại mau ươn chóng thối, sản lượng hao hụt nhanh, dễ dàng dẫn đến thất thu, thua lỗ trong kinh doanh, nên yêu cầu về các dịch vụ hậu cần, đặc biệt khâu sơ chế bảo quản lạnh và vận chuyển là rất chặt chẽ. Vì vậy, để tạo điều kiện cho các cơ sở dịch vụ phục vụ nuôi, khai thác và chế biến thủy sản phát triển, ủy ban nhân dân tỉnh cần phải xây dựng và nâng cấp các cảng cá hiện có, xây dựng chợ cá ngay trên khu vực cảng cá.