CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. Tình hình nghiên cứu các mơ hình nơng nghiệp trong và ngoài nước
1.2.2. Một số nghiên cứu mơ hình nơng nghiệp trong nước
Ở nước ta trong những năm gần đây ngành nông nghiệp đang phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hố. Nhiều giống cây trồng vật ni mới đưa vào sản xuất làm phong phú thêm hệ thống giống về chủng loại và chất lượng, thích nghi với các vùng sinh thái, góp phần đáng kể đưa năng suất và sản lượng nơng nghiệp cả nước tăng lên.
Khi trình độ nơng nghiệp cịn thấp thì sản xuất chủ yếu tập trung vào lương thực. Còn ngày nay khi cuộc sống ngày càng được nâng cao thì các loại cây trồng, thức ăn cao cấp, các sản phẩm chăn nuôi, cây ăn quả nhu cầu của thị trường ngày càng lớn, chính vì thế mà nơng nghiệp đang có sự chuyển dịch cơ cấu đáng kể. Với sự phát triển của sản xuất hàng hố, các sản phẩm mang tính hàng hố cao được đẩy mạnh.
Cùng với việc nghiên cứu đưa ra các giống mới vào sản xuất, các cơ quan nghiên cứu đã đưa ra các công thức luân canh mới, các mơ hình sản xuất mới được áp dụng vào xây dựng, sản xuất đã khai thác tốt hiệu quả đất nơng nghiệp, góp phần tăng tổng sản phẩm xã hội và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Các vấn đề này đã được nhiều tác giả nghiên cứu như Bùi Huy Đáp, Ngô Thế Dân.. Các đề tài nghiên cứu trong chương trình KN01 (1991-1995) do Bộ nơng nghiệp và phát triển nơng thơn chủ trì cũng nghiên cứu hệ thống cây trồng vật nuôi trên các vùng sinh thái khác nhau như vùng núi và trung du phía bắc, vùng đồng bằng sông Cửu Long… [14].
Trong những năm gần đây chương trình quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng sông hồng VIE/89/023 cũng đã nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hố nơng nghiệp
-19-
đồng bằng sơng Hồng. Trong đó nội dung quan trọng là phát triển hệ thống cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ 1993-2010.
Các cơng trình nghiên cứu của Lê Trọng Cúc (1971), Nguyễn Ngọc Bình (1987), Lê Duy Phước (1991), Lê Thanh Hà (1993), Lê Đình Sơn (1993)… đã đề cập tới hệ thống cây trồng trên đất dốc cho phép nâng cao năng suất trồng và bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta [11].
Trong cơng trình “Sử dụng đất tổng hợp và bền vững” của Nguyễn Xuân Quát năm 1996, tác giả đã nêu ra những điều cần biết về đất đai, phân tích tình hình sử dụng đất cũng như các MHSDĐ tổng hợp và bền vững. Bùi Quang Toản (1996), trong cơng trình “Sử dụng đất nơng nghiệp ổn định ở vùng trung du và miền núi nước ta” đã phát triển mở rộng đất nông nghiệp vùng đồi trung du.
Về luân canh tăng vụ, trồng xen, trồng gối để sử dụng hợp lý đất đai đã được nhiều tác giả đề cập như: Phạm văn Chiến (1964), Bùi Huy Đáp (1967), Vũ Tuyên Hoàng (1987). Hà Quang Khải, Đặng Văn Phụ (1997) trong chương trình tập huấn kỹ thuật liên ngành xã hội của trường Đại học Lâm Nghiệp đã đưa ra khái niệm về hệ thống sử dụng đất và đề xuất một số hệ thống và kỹ thuật sử dụng đất bền vững trong điều kiện Việt Nam [1].
Trên cơ sở những kết quả đã tổng hợp được, một số tác giả nh: Hồng H, Nguyễn Đình Hưởng, Nguyễn Ngọc Bình đã tập hợp được một số MHSDĐ điển hình ở Việt Nam và bước đầu đã có những đánh giá khả năng áp dụng và hiệu quả của các mơ hình này. Ví dụ: mơ hình VAC, trồng cây phân tán, vườn rừng... Phần lớn các tác giả đã đi vào tìm hiểu tình hình quản lý và SDĐ tại thôn, xã.Xác định, phân loại, phân tích được các MHSDĐ.
Gần đây, do tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường đã xuất hiện những mơ hình sử dụng đất nơng nghiệp mới, những cơng thức luân canh mới đạt hiệu quả kinh tế cao trên từng vùng sinh thái. Trên vùng sinh thái gị đồi đã xuất hiện những mơ hình nơng lâm kết hợp, mơ hình vườn đồi kết hợp với cây trồng lâu năm với cây trồng ngắn ngày,
-20-
mơ hình trang trại VAC quy mơ lớn, mơ hình chăn ni lớn. Ở vùng đồng bằng sông hồng đã xuất hiện nhiều mơ hình ln canh cây trồng 3 - 4 vụ 1 năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái gần ven đô, tưới tiêu chủ động đã bố trí lại hệ thống cây trồng, vật nuôi và đưa vào các loại cây trồng vật ni có giá trị kinh tế cao như gà thịt, lợn hướng nạc, hoa, rau sạch... cho giá trị sản lượng bình quân đạt trên 50 triệu đồng/ha trong 1 năm. Trên những vùng sinh thái không thuận lợi đã lợi dụng những lợi thế so sánh trên từng chân đất để phát triển mơ hình kết hợp giữa trồng trọt và ni trồng thuỷ sản, đưa vào những giống cây trồng có khả năng chống chịu chua mặn, nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
Hay mơ hình thí điểm về sử dụng đất nông nghiệp cho thu nhập cao được trường Đại học nông nghiệp I thực hiện vào năm 2004 – 2005, nghiên cứu “Đánh giá các mơ hình sử dụng đất nơng nghiệp cho thu nhập cao tại thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm -Hà Nội” đã đánh giá được thực trạng hiệu quả kinh tế các mơ hình sử dụng đất cũng như tiềm năng sử dụng đất nơng nghiệp của địa phương nói riêng, của nước ta nói chung. Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển các mơ hình sản xuất nơng nghiệp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp của từng địa phương.
Tại các vùng ven đô Hà Nội như Đông Anh, Từ Liêm, Gia Lâm đã có nhiều cơng thức luân canh mới, các mơ hình sử dụng đất nông nghiệp mới cho hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt là ngành trồng hoa cây cảnh, sinh vật cảnh, rau thực phẩm sạch, chăn nuôi lợn hướng nạc, gà thịt...cho thu nhập rất cao so với các công thức luân canh, các mơ hình sử dụng đất nơng nghiệp cũ truyền thống.
Tóm lại, việc nghiên cứu và phát triểncác mơ hình sản xuất trên đất nơng nghiệp được nhiều cơ quan và tác giả trong và ngoài nước đề cập đến và đưa ra các giải pháp phát triển khác nhau. Trong những năm gần đây phong trào chuyển đổi diện tích đất nơng nghiệp để chuyển sang làm kinh tế theo kiểu trang trại đang phát triển mạnh mẽ trên địa bàn toàn quốc. Cùng với sự giúp đỡ của các cơ quan nghiên cứu, các địa phương trong cả nước đã xây dựng được các trang trại kiểu mẫu có hiệu quả kinh tế
-21-
cao giúp các hộ đúc rút kinh nghiệm và nhân rộng mơ hình có đạt hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng đất nông nghiệp mang lại.