KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số mô hình sử dụng bền vững đất nông nghiệp ở huyện phú xuyên, hà nội (Trang 35 - 36)

3.1. Đánh giá khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, tài nguyên, môi trường – cơ sở để phát triển sản xuất huyện Phú Xuyên – thành phố Hà Nội. – cơ sở để phát triển sản xuất huyện Phú Xuyên – thành phố Hà Nội.

3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Phú Xuyên - thành phố Hà Nội

3.1.1.1. Vị trí lãnh thổ nghiên cứu

Huyện Phú Xuyên nằm trên trục đường Quốc lộ 1A, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 32 km về hướng Nam. Phía Đơng giáp sông Hồng ( bên kia sông là các xã Đơng Ninh và Đại Tập, Chí Tân huyện Khối Châu và xã Hùng An huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên); phía Bắc giáp huyện Thường Tín, huyện Thanh Oai; phía Nam giáp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; phía Tây giáp huyện Ứng Hịa, Hà Nội.

Phú Xuyên có 28 đơn vị hành chính cấp xã gồm 2 thị trấn: thị trấn Phú Xuyên, thị trấn Phú Minh và 26 xã nông thôn: Tri Thủy, Bạch Hạ, Quang Lãng, Minh Tân, Hồng Minh, Phượng Dực, Đại Thắng, Tri Trung, Văn Hoàng, Phú Túc, Hoàng Long, Quang Trung, Nam Triều, Tân Dân, Sơn Hà, Chuyên Mỹ, Phúc Tiến, Vân Từ, Đại Xuyên, Phú Yên, Can Châu, Văn Nhân, Thụy Phú, Hồng Thái, Nam Phong, Khai Thái.

Tuyến đường bộ cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, tuyến đường bộ 1A (cũ) và tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy dọc qua huyện Phú Xuyên, trên địa bàn huyện cịn có các tuyến tỉnh lộ chạy qua như tỉnh lộ 428a, tỉnh lộ 429b. Mặt khác huyện lại có một số xã giáp sơng Hồng nên thuận lợi cả giao thông đường bộ, đường thủy và đường sắt.

Với vai trò cửa ngõ và là vành đai thực phẩm phía Nam thủ đơ Hà Nội, huyện Phú Xuyên có lợi thế rất lớn về thị trường tiêu thụ nông sản. Bên cạnh đó, Phú Xun cịn có lợi thế rất lớn trong việc tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ vào các ngành kinh tế do Hà Nội là trung tâm của đất nước về khoa học, kỹ thuật và công nghệ.

-27-

Trong quy hoạch thủ đô Hà Nội đến 2030 khu đô thị Phú Xuyên – Phú Minh thuộc 5 đô thị vệ tinh của Hà Nội, đây là một điều kiện rất thuận lợi để Phú Xuyên phát triển kinh tế, có thể bắt kịp sự phát triển chung của toàn Thành phố về kinh tế - xã hội. Trong thời gian tới nếu tiếp tục đầu tư xây dựng cơ bản, cơ sở hạ tầng,… để thu hút đầu tư vào địa bàn thì nền kinh tế sẽ có bước phát triển đột phá.[19]

3.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn và đặc điểm địa hình huyện Phú Xuyên

 Đặc điểm địa hình

Huyện Phú Xun có địa hình tương đối bằng phẳng, cao hơn mặt nước biển 1,5 – 6m. Địa hình dốc từ Đơng Bắc xuống Tây Nam. Lãnh thổ của huyện có thể được chia thành 2 vùng [19].

- Vùng phía Đơng đường 1A gồm thị trấn Phú Minh và các xã: Văn Nhân, Thụy Phú, Nam Phong, Nam Triều, Hồng Thái, Khai Thái, Phúc Tiến, Quang Lãng, Minh Tân, Bạch Hạ, Tri Thủy, Đại Xun. Đây là các xã có địa hình cao hơn mực nước biển khoảng 4m.

- Vùng phía Tây đường 1A gồm thị trấn Phú Xuyên và các xã: Phượng Dực, Đại Thắng, Văn Hoàng, Hồng Minh, Phú Túc, Chuyên Mỹ, Tri Chung, Hoàng Long, Quang Trung, Sơn Hà, Tân Dân, Vân Từ, Phú Yên, Châu Can. Do địa hình thấp, trũng và khơng có phù sa bồi đắp hàng năm, đất đai có độ chua cao nên trồng chủ yếu là lúa 2 vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số mô hình sử dụng bền vững đất nông nghiệp ở huyện phú xuyên, hà nội (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)