Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số mô hình sử dụng bền vững đất nông nghiệp ở huyện phú xuyên, hà nội (Trang 40 - 45)

TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Chuyển dịch (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu (%) I GTSX (giá thực tế) 2717,00 100,00 6944,90 100,00

1 Nông nghiệp – thủy sản 760,00 27,97 1600,80 23,05 -4,92 2 Công nghiệp – xây dựng 1423,20 52,38 3858,50 55,56 3,18 3 Thương mại – dịch vụ 533,80 19,65 1485,60 21,39 1,74

II VA (giá thực tế) 1092,60 100,00 2737,70 100,00

1 Nông nghiệp - thủy sản 403,10 36,89 868,30 31,72 -5,18 2 Công nghiệp – xây dựng 364,40 33,35 964,50 35,23 1,88 3 Thương mại – dịch vụ 325,10 29,75 904,90 33,05 3,30

Nguồn: [17] 3.1.2.2. Thực trạng phát triển xã hội

 Dân số

Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội (2011) dân số toàn huyện năm 2011 là 183.600 người. Trong đó: dân số ở thành thị là 14.800 người, dân số ở nông thôn là 168.800 người. Mật độ dân số trung bình khoảng 1.061 người/km2 (có xu hướng tăng qua các năm) [3].

 Lao động và việc làm

Lao động: theo thống kê năm 2011, tổng số lao động tồn huyện khoảng 98.060 lao động. Trong đó [19]:

- Lao động nông nghiệp

Khoảng 41.190 người, chiếm 42,0% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.

- Lao động công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

Khoảng 33.920 người chiếm 34,6% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế.

-32-

- Về chất lượng lao động

Trình độ lao động của huyện ngày càng được nâng cao, đến năm 2011 tồn huyện có khoảng 15.757 lao động qua đào tạo. So với năm 1994 đạt 203,7%. Trong đó:

 Trên Đại học: 53 lao động, chiếm 0,3% nguồn lao động đã qua đào tạo. So với năm 1999 đạt 530%, tốc độ tăng bình quân mỗi năm 43%.

 Đạt học: 2.649 lao động, chiếm 16,8% nguồn lao động đã qua đào tạo.

 Cao đẳng chuyên nghiệp + Cao đẳng nghề: 3.872 lao động, chiếm 24,5% nguồn lao động đã qua đào tạo.

 Còn lại là lao động Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề: chiếm 67,9% nguồn lao động đã qua đào tạo.

Điều đó tạo điều kiện cho người lao động nhanh chóng tiếp thu được các tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, mạnh dạn áp dụng giống mới. Bước đầu đã hình thành ý thức, phương thức sản xuất lao động tập trung, chuyên mơn hóa, sản xuất hàng hóa chất lượng cao phù hợp yêu cầu thị trường.

 Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội - Giao thông

Các xã nơng thơn huyện Phú Xun hiện có 1.301,51 km đường giao thơng nơng thôn (bao gồm các tuyến đường trục chính nội đồng), trong đó đã cứng hóa được 594,068 km (46%) nhưng chỉ có 311,355 km (24%) còn tốt, 306 km (24%) đã bị xuống cấp và 701 km còn là đường đất [19].

- Thủy lợi

Trong nhiều năm qua hệ thống thủy lợi của huyện thường xuyên được quan tâm đầu tư, cho đến nay toàn bộ hệ thống thủy lợi đã đảm bảo tưới chủ động cho 9.014 ha (đạt 77,29%) và tiêu chủ động cho 2.055 ha đạt (78,9%). Tuy nhiên, hiện tại còn một số xã tỷ lệ kênh mương được kiên cố hóa theo tiêu chuẩn còn rất thấp, số trạm bơm tưới tiêu đã xuống cấp còn nhiều nên đã phần nào hạn chế tới hiệu quả của sản xuất [19].

-33-

- Điện

Đến nay đã có 100% xã bàn giao lưới điện cho ngành điện quản lý, 100% hộ dân trong huyện được sử dụng điện.

Mạng lưới điện nơng thơn huyện Phú Xun hiện có 54,9 km đường dây cao thế, trong đó có 51,9 km đang cịn sử dụng tốt. Hệ thống đường dây hạ thế có 445,03 km nhưng đã có 321,25 km bị xuống cấp. Số trạm biến áp là 191 trạm, trong đó có 95 trạm cịn tốt và 96 trạm đã xuống cấp [19].

- Trường học

Hiện tại ở tất cả các xã đều có trường mầm non. Ở các xã đơng dân, dân cư sống phân tán ở nhiều thơn có tới 2 – 3 điểm trường.

Tại 26 xã có 26 trường tiểu học, tổng diện tích khn viên 129.463 m2, đến nay đã có 9 trường đạt chuẩn quốc gia.

Hệ thống THCS của 26 xã có 26 trường, trong đó có 8 trường đạt chuẩn quốc gia. Hiện tại có 20 trường có cơ sở vật chất tương đối tốt còn 6 trường cần phải đầu tư nâng cấp [19].

- Trạm y tế

Đến nay, huyện có 01 Trung tâm Y tế, 01 bệnh viện nằm tại trung tâm huyện, 01 Trung tâm Truyền thông dân số và 26 Trạm Y tế tại 26 xã, thị trấn (trực thuộc Trung tâm Y tế).

Bệnh viện huyện và phòng khám đa khoa tại khu vực xã Tri Thủy có tổng số 160 giường bệnh và 107 cán bộ y tế [19].

- Văn hóa

Đến năm 2011 ở các xã đều có nhà văn hóa xã, khu thể thao xã nhưng cơ sở vật chất và các trang thiết bị cịn chưa đạt chuẩn.

Tồn huyện có 101 di tích đã xếp hạng, trong đó có 33 di tích cấp quốc gia, 68 di tích cấp thành phố. Trong thời gian qua, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, nhiều di tích lịch sử, văn hóa đình chùa đã được đầu tư tơn tạo.

-34-

Hệ thống chợ có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế hàng hóa ở các xã nơng thơn huyện Phú Xun. Hiện tại tồn huyện có 29 chợ trong đó 2 thị trấn Phú Minh và Phú Xuyên có 3 chợ, khu vực nơng thơn có 26 chợ, trong đó có 13 chợ phiên, cịn lại là các chợ tạm, chợ cóc [19].

3.1.2.3. Quy hoạch phát triển ngành kinh tế nông nghiệp huyện Phú Xuyên đến năm 2020 2020

Trong định hướng phát triển của thủ đô Hà Nội, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo, tốc độ đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa, phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn sẽ diễn ra nhanh và mạnh. Diện tích đất nông nghiệp của huyện sẽ tiếp tục bị thu hẹp. Do đó phát triển sản xuất trong giai đoạn này cần phải:[18]

 Phát huy tối đa lợi thế của huyện để hình thành các vùng chuyên canh tập trung với quy mơ thích hợp, phát triển mạnh các dịch vụ hỗ trợ, nhằm tạo khối lượng nơng sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

 Thay đổi cơ cấu đầu tư theo vùng, ưu tiên tạo điều kiện khuyến khích những tiểu vùng có lợi thế nhất đi trước một bước làm mẫu, làm động lực thúc đẩy các vùng khác phát triển, phát huy tối đa ưu thế về các điều kiện tự nhiên nhằm tạo ra những sản phẩm có giá trị cạnh tranh cao.

 Từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, trước mắt ứng dụng vào sản xuất giống cây, giống vật nuôi và một số sản phẩm mũi nhọn (rau an toàn, hoa, chăn nuôi lợn, gia cầm, thủy sản) gắn với việc xây dựng nhãn hiệu sản phẩm để tạo bước đột phá khẳng định thương hiệu trong thị trường Thủ đô, trong nước và tham gia xuất khẩu.

 Trồng trọt

Chuyển đổi khoảng 1.500 ha đất lúa vùng trũng kém hiệu quả sang mơ hình cá + lúa, trong đó giai đoạn 2011 – 2015 chuyển đổi 500ha, còn lại 1.000 ha chuyển đổi trong giai đoạn 2016 – 2020.

-35-

Xây dựng vùng lúa chuyên canh hàng hóa quy mô 1000 ha tập trung ở các xã phía Tây đường 1A.

Ổn định diện tích gieo trồng đậu tương khoảng 7,7 nghìn ha vào năm 2015 và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để đưa năng suất đậu tương đạt trên 17,0 tạ/ha năm 2015 và 20 tạ/ha vào năm 2020.

Đến năm 2015 diện tích rau màu ổn định 1.377 ha, đến năm 2020 dự kiến diện tích gieo trồng rau màu toàn huyện đạt khoảng 1.500 ha. Xây dựng vùng trồng rau an tồn với quy mơ 252 ha, phát triển sản xuất chuyên canh rau an toàn tiến tới sản xuất rau sạch.

 Chăn ni

Đàn bị: dự kiến đưa đàn bò giai đoạn 2011 – 2020 tăng bình quân 2,45%/năm. Đến năm 2020 dự kiến đàn bò đạt trên 4.500 con. Xây dựng 10 mơ hình trồng cỏ chăn ni bị lai Sind hương thịt, quy mơ 30 con/mơ hình.

Đàn lợn: giai đoạn 2011 – 2020 dự kiến tăng bình quân 1,45%/năm đạt 65 – 75 nghìn con vào năm 2020, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 11 – 13 nghìn tấn. Quy hoạch mỗi xã một khu chăn ni tập trung quy mô khoảng 4 ha để phát triển chăn ni lợn theo mơ hình trang trại.

Đàn gia cầm năm 2015 đạt 840 nghìn con, đến năm 2020 phấn đấu đạt trên 950 nghìn con. Xây dựng 10 mơ hình chăn ni gà thịt, gà đẻ quy mơ 500 con/mơ hình.  Thủy sản

Phát triển loại hình sản xuất ni trồng thủy sản kết hợp lúa + cá + vịt (thủy sản kết hợp chăn nuôi, trồng trọt)

Diện tích ni trồng thủy sản kết hợp lúa + cá + vịt đến 2020 khoảng 1.500 ha, đưa tổng sản lượng thủy sản các loại đạt khoảng 7 – 8,5 nghìn tấn vào năm 2015 và sản lượng thủy sản đạt khoảng 10 – 11 nghìn tấn vào năm 2020.

-36-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số mô hình sử dụng bền vững đất nông nghiệp ở huyện phú xuyên, hà nội (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)