7. Cấu trúc của luận văn
2.5. Đánh giá chung về hoạt động DLCĐ tại KBTTN Khe Rỗ
2.5.1. Những thuận lợi và cơ hội
- KBTTN Khe Rỗ cách Hà Nội 180 km, nằm trên tuyến đường từ Hà Nội – Hạ Long nên sẽ tạo cơ hội thu hút một lượng lớn du khách khi đi du lịch kết hợp của hai địa điểm KBTTN Khe Rỗ và Hạ Long. Vị trí này tương đối gần vịnh Hạ Long (cách khoảng 2 giờ xe ô tô). Chặn được một phần nhỏ trong số hàng triệu khách du lịch quốc tế mỗi năm đến thăm vịnh Hạ Long và đưa được họ đến thăm KBTTN Khe Rỗ với những cảnh đẹp rất đơn giản và hấp dẫn, cũng đã là một thành cơng lớn. Có thể chỉ cần 0,01% lượng khách nước ngồi đến thăm vịnh và thăm cả rừng KBTTN Khe Rỗ, để đạt được dịng chảy kinh tế có thể có một tác động tích cực đáng kể về điều kiện sống của người dân địa phương.
- KBTTN Khe Rỗ là một KBT còn tương đối nguyên vẹn, với quần thể sinh vật đa dạng và tài nguyên rừng phong phú nhất còn lại của tỉnh Bắc Giang nên được các cấp chính quyền hết sức quan tâm.
- Tương đối gần với một khu du lịch khác thu hút nhiều khách du lịch trong nước như chùa n Tử (đây là một khía cạnh có giá trị đặc biệt đối với thành phần khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử). Lưu ý rằng nhiều khách du lịch đến thăm chùa Yên Tử đến từ hoặc đi qua tỉnh Bắc Giang (Cục bảo vệ rừng, 2010)
- Sự hiện diện của các loài đặc hữu và mật độ cao của KBTTN Khe Rỗ về đa dạng sinh học làm cho nó trở thành một khu cảnh quan được lựa chọn của phía đơng bắc Việt Nam để tiến hành các nghiên cứu khoa học và du lịch tự nhiên (ví dụ: ngắm chim hoang dã). Về mặt hiện diện là một con số tương đối nhỏ, nhưng từ quan điểm chất lượng và hình ảnh đối với khu cảnh quan thì chắc chắn là một sức mạnh tổng thể. Điểm du lịch "chất lượng cao” như khu vực này, sẽ góp phần duy trì tính bền vững của các hoạt động du lịch sinh thái vì nó liên quan đến một loạt các khách du lịch tiềm năng yêu cầu cao về quan
- KBTTN Khe Rỗ có vị trí địa lý thuận lợi là thế mạnh về giao lưu với các tỉnh có nhiều khu di tích lịch sử, danh thắng tầm cỡ Quốc gia như khu Di tích lịch
sử và danh thắng Yên Tử tỉnh Quảng Ninh, khu Côn Sơn - Kiếp Bạc của tỉnh Hải Dương và ngay tại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang KBTTN rất gần với các điểm du lịch sinh thái và các điểm di tích lịch sử nổi tiếng như khu du lịch sinh thái Suối Mỡ (huyên Lục Nam), khu du lịch hồ Khuôn Thần (huyện Lục Ngạn), chùa Vĩnh Nghiêm (huyện Yên Dũng)...Đây chính là tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch, dịch vụ du lịch của KBT trong thời gian tới.
- Cơ sở hạ tầng, văn hóa xã hội đang từng bước phát triển; dân cư trong vùng có kinh nghiệm bảo vệ rừng, trồng rừng; có ý thức bảo vệ mơi trường cảnh quan và có tinh thần phục vụ cao…sẽ là hạt nhân và tiền đề vững chắc để bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái.
- Đồng bào dân tộc nơi đây vẫn cịn giữ nhiều phong tục tập qn văn hố lễ nghi dân gian như lễ cầu mưa, lễ cúng cơm mới, lễ cấp sắc... đây sẽ là những tiềm năng cho phát triển du lịch trong thời gian tới.
- Các hoạt động du lịch rất phong phú và đa dạng: leo núi, thăm quan rừng Khe Rỗ, tắm suối, thưởng thức văn hóa nghệ thuật hát then - đàn tính của dân tộc Tày, thưởng thức ẩm thực địa phương.
- Trong khu vực các xã thuộc địa phận KBT, có sự hoạt động của Nhà máy Nhiệt điện, cộng với diện tích đất lâm nghiệp lớn. Đây là những điều kiện thuận lợi trong việc định hướng phát triển kinh tế, sản xuất hàng hóa, dịch vụ, thương mại và du lịch. Qua đó góp phần giúp cho nhân dân trong vùng xóa đói, giảm nghèo giảm áp lực vào KBT.
- Một số dự án của chương trình Nơng thơn mới đang triển khai trên địa bàn; các cơng trình dịch vụ, du lịch, các dự án hạ tầng kỹ thuật, sẽ tạo ra cục diện phát triển mới, đồng thời tạo cơ hội cho phát triển rừng bền vững và thuận lợi cho việc phát triển du lịch địa phương[17].
2.5.2. Những khó khăn, thách thức
- Đời sống của người dân trong KBT còn phụ thuộc khá lớn vào nơng lâm nghiệp, do đó tạo nên áp lực khá lớn vào rừng; đời sống của nhân dân trong vùng cịn thấp, diện tích canh tác nơng nghiệp ít, cơ cấu cây trồng vật ni cịn đơn giản,
trình độ dân trí chưa cao... Vì vậy, để giải quyết vấn đề bảo tồn, phát triển rừng bền vững và đảm bảo cải thiện cuộc sống cho người dân là việc làm cấp thiết của chính quyền địa phương và Ban quản lý KBT.
- Một bộ phận người dân còn sống phụ thuộc vào rừng, chặt củi, thu hái dược liệu… vẫn diễn ra thường xuyên là những thách thức trong việc bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng.
- Các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người dân trong KBT và vùng đệm để thúc đẩy phát triển KTXH chưa được nhiều, nhất là đồng bào Dao. Hiện tại đời sống của nhân dân vẫn cịn khó khăn…
- Trong q trình phát triển các điểm du lịch, xây dựng các khu dịch vụ công cộng và dịch vụ du lịch; xây dựng cơ sở hạ tầng…chắc chắn sẽ phải sử dụng đến rừng và đất lâm nghiệp, nên cần có các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động đến tài nguyên rừng.
Phát triển du lịch cộng đồng nơi đây sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn do có nhiều điểm du lịch trong nước thành cơng với loại hình du lịch cộng đồng và tạo được dấu ấn riêng biệt, độc dáo nên du lịch cộng đồng ở Vân Long sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, khác lạ để thu hút sự quan tâm chú ý của du khách.
Các chính sách khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng tuy đã được quan tâm xây dựng nhưng còn thiếu và chưa đồng bộ. Điều này đã tác động đến việc quản lý sử dụng tài nguyên du lịch, định hướng phát triển du lịch của địa phương chưa xứng với tiềm năng.
Hiện nay, Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Bắc Giang đã ban hành quyết định cho công ty du lịch Đường Việt khai thác phát triển di lịch sinh thái tại KBTTN Khe Rỗ nhưng việc thực hiện quy hoạch đang triển khai còn nhiều bất cập chưa thực hiện được yêu cầu quy hoạch đặt ra.
Cơ sở hạ tầng đã được nâng cấp đáng kể tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở vật chất, chưa có cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí . Nhiều điểm du lịch rất hấp dẫn nhưng cơ sở vật chất sơ sài, yếu kém. Cơ sở vật
chất của các hộ dân kinh doanh homestay còn nghèo nàn, thiếu các trang thiết bị, nhà vệ sinh sạch sẽ cho du khách.
Thiếu sự phối hợp, liên kết trong các hoạt động phát triển du lịch giữa các bên liên quan. Thực tế chỉ có những thơn trong vùng đêm của KBTTN là tham gia hoạt động du lịch, cịn các thơn khác hầu như ít phát triển du lịch mặc dù tiềm năng du lịch lớn. Ngay cả hoạt động du lịch homestay có thể khai thác ở nhiều điểm khác trong toàn xã An Lạc thì nay chỉ có 3 thơn phát triển loại hình DLCĐ. Điều này là do các chính quyền địa phương chưa định hướng và hướng dẫn người dân cụ thể về cách thức họa động DLCĐ và quyền lợi người dân sẽ nhận được từ chính tài nguyên thiên nhiên sẵn có của KBTTN Khe Rỗ, cũng như sự kết nối giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp chưa được quan tâm.
Nhận thức về du lịch cộng đồng còn chưa đầy đủ, chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển du lịch nên vẫn cịn tình trạng chưa gắn bó, bảo vệ tài nguyên du lịch tại địa phương. Một số hộ dân cung cấp dịch vụ homestay cho du khách nhưng với các sản phẩm có chất lượng chưa cao. Hầu hết người dân tham gia du lịch vẫn chưa được định hướng, đào tạo nghề du lịch nên thiếu kiến thức và kỹ năng phục vụ khách du lịch, cũng như chưa thoả mãn được điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm nên nhiều du khác vẫn e ngại khi thưởng thức các sản vật của địa phương.
Hoạt động hỗ trợ bảo tồn đã được quan tâm nhưng mới chỉ ở phía ngành Nơng nghiệp mà hoạt động chính là do Ban quản lý Tây Yên Tử thực hiện, phía ngành du lịch mới chỉ dừng ở việc tuyên truyền cho khách du lịch và cộng đồng địa phương mà chưa có đóng góp lớn từ lợi nhuận cho hoạt động bảo tồn.
Công tác xúc tiến, quảng bá đã được quan tâm thực hiện nhưng chưa đạt hiệu quả cao. Sản phẩm du lịch chưa thực sự độc đáo, chất lượng sản phẩm du lịch chưa cao. Hầu hết các sản phẩm khai thác ở các điểm tham quan trong KBTTN còn đơn điệu, trùng lặp với các sản phẩm ở các điểm tham quan khác trong tỉnh Bắc Giang, cũng như những địa phương khác trong cả nước.
Tiểu kết chương 2
Chương này đã giới thiệu khái quát về vị trí địa lý, dân số, kinh tế,… của KDL sinh thái Vân Long, trong đó chú trọng nêu lên những tiềm năng về du lịch cộng đồng. Có thể thấy KBTTN Khe Rỗ có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tuy nhiên thực trạng khai thác tiềm năng tự nhiên và nhân văn phục vụ cho hoạt động du lịch mang lại lợi ích cho người dân địa phương chưa tương xứng với tiềm năng sãn có.
Chương 2 đã phân tích thực trạng du lịch tại KBTTN Khe Rỗ dựa trên các chỉ số về doanh thu, số lượng khách, khả năng cung ứng các dịch vụ du lịch, khả năng tiếp cận, công tác xúc tiến quảng bá du lịch, chính sách phát triển du lịch của địa phương. Đánh giá hoạt động du lịch cộng đồng theo các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng. Chương này cũng đã đánh giá thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức của hoạt động du lịch cộng đồng tại KBTTN Khe Rỗ.
Hoạt động du lịch cộng đồng tại KBTTN Khe Rỗ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tuy nhiên vẫn cịn nhiều hạn chế và khơng ít những khó khăn. Để phát triển du lịch cộng đồng tại KBTTN Khe Rỗ đạt hiệu quả cao hơn nữa cần phát huy các nguyên tắc đã đảm bảo và cần có những giải pháp khắc phục để đảm bảo tất cả các nguyên tắc của du lịch cộng đồng, hướng tới phát triển bền vững.
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KHE RỖ