Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở khu bảo tồn thiên nhiên khe rỗ (Trang 39 - 48)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Giới thiệu khái quát khu BTTN Khe Rỗ

2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

a. Dân cư, lao động

Toàn xã An Lạc có 810 hộ với 3.156 khẩu, trong đó có 52% người đang trong độ tuổi lao động. Toàn xã người dân tộc chiếm 84,7% dân số, gồm các dân tộc: Tày, Kinh, Dao, Cao Lan, Hoa, Nùng và Mường. KBT TN Khe Rỗ có tổng số là 8 hộ gia đình dân tộc Dao thuộc làng Nà Ó đang sinh sống trong KBT.

Dân cư chủ yếu là dân tộc Tày chiếm 64,1 % dân số. Mỗi dân tộc có một tiếng nói và văn hóa bản sắc riêng tạo nên sự đa dạng về văn hóa nhân văn của xã. Đặc biệt thú vị là làn điệu hát then của dân tộc Tày. Các dân tộc sống xen kẽ nhau trong các thôn bản giao lưu hào hảo tạo nên mơi trường sống bình n vốn có của một vùng quê Bắc Bộ. Dựa trên đánh giá của Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Bắc Giang và Phịng Văn hóa – Thơng tin Sơn Động . Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch văn hóa DLCĐ trên địa bàn.

Trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhân dân xã An Lạc đều đóng góp xứng đáng sức người, sức của vào sự nghiệp dựng nước, giữ nước của dân tộc, thực sự là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến.

Ngày nay với tình cần cù, hăng say lao động nhân xã An Lạc đang ngày một khắc phục khó khăn trong đời sống, sản xuất phát triển kinh tế - xã hội ngày một giàu đẹp

Tổng số lao động toàn xã khoảng 1 874người, người trong độ tuổi lao động chiếm 52% dân số, trong đó lao động nơng – lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao 95.36%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo mới đạt 13% cịn lại là lao động phổ thơng; tỷ lệ thiếu

việc làm 25%. Diện tích tự nhiên của tồn xã là 11.960,53 ha, trong đó đất sản xuất

nơng nghiệp là 380,79ha. Do diện tích nơng nghiệp có ít, sản xuất nơng nghiệp nơi

Hình 2.2.Thành phần dân tộc xã An Lạc, năm 2011

Nguồn: Ủy ban Xã và phòng Thống kê các huyện Sơn Động

đây chỉ trồng lúa một vụ không ăn chắc mặc bền nên tỉ lệ hộ nghèo chiếm 55,56 %. Điều này thể hiện An Lạc là một xã nông nghiệp. Lao động hầu hết là lao động phổ thông, kiến thức, kỹ thuật rất ít. Ước tính thu nhập bình quân trên đầu người là 3.000.000 đ/người/năm, nhưng khoản thu nhập này chưa kể đến một khoản phụ thêm khoảng 30-40% của các gia đình có liên quan tới thu hoạch nhựa; một khoản thu nhập phụ thêm ước tính khoảng 200-300.000 đồng/tháng/ người. Sự phụ thuộc của cộng đồng này vào tài nguyên rừng thông qua việc sử dụng thực tế trở nên không thể bảo vệ được (ví dụ như đốt nương rẫy, chắc chắn là một yếu tố có tác động mạnh mẽ đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Rừng Khe Rỗ.. Một số gia đình có tổ ong thủ cơng và bán mật khoảng 100-150.000 đồng/lít. Sự hiện diện của cưa và bẫy động vật khơng cịn nghi ngờ gì nữa về các hoạt động mà các hộ gia đình duy trì cuộc sống của mình bằng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhà ở của nhân dân chủ yếu là nhà bán kiên cố chiếm đến 90% làm bằng gỗ, bằng đất rất ít gia đình làm bằng xi măng. Cộng đồng nhỏ này được sử dụng điện gần như cả năm nhờ vào cơng trình thủy điện nhỏ Sơn Động [18].

Trong số lao động của xã chỉ có 4,64 % làm việc ở khối cơ quan nhà nước. Khối thủ công buôn bán nơi đây gần như khơng có, lao động nơi đây chủ yếu vẫn phụ thuộc chính là nơng nghiệp (chiếm 95,36%) . Ngồi thời gian nơng nhàn họ có

nhu cầu tìm kiếm việc làm ở lĩnh vực buôn bán và làm thủ công. Điều này nhận thấy rằng đời sống nhân dân cịn gặp rất nhiều khó khăn, trình độ phát triển kinh tế còn lạc hậu.

Bảng 2.2: Thống kê lao động phân theo khối trong xã An Lạc

Số lao động phân theo khối Tỉ lệ (%) Xã An Lạc

Tổng số lao động 100 1 874

- Khối cán bộ CNVC 4.64 87

- Khối thủ công buôn bán

- Khối nông - lâm nghiệp 95.36 1 787

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Sơn Động, 2011)

Trong những năm trở lại đây, trình độ lao động trong nông nghiệp từng bước đã được nâng cao thông qua các hoạt động về khuyến nông, tiếp thu các kiến thức và kinh nghiệm về trồng trọt, chăn nuôi. Các hộ trồng cây vải thiều được tập huấn kỹ thuật trồng cây và chăm sóc, nên năng suất và chất lượng quả vải thiều ngày càng cao. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế hạn hẹp, sự giao lưu học hỏi cũng như đào tạo về chun mơn kỹ thuật cịn hạn chế nên việc sản xuất của phần lớn người dân trong xã cịn mang tính thơ sơ, tập quán canh tác lạc hậu, năng suất lao động chưa cao.

b. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế

Xã An Lạc có một lực lượng lao động bao gồm 3.436 người, trong đó 1.745 nam giới và 1.691 phụ nữ. Hầu hết cư dân tìm việc làm trong lĩnh vực nơng nghiệp và trong phát triển/ quản lý rừng sản xuất. Có hai vụ thu hoạch lúa mỗi năm (vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 5 và vụ đông từ tháng 7 đến tháng 10). Việc canh tác lúa chiếm lao động nông nghiệp tổng số khoảng 90 ngày/năm. Mặc dù có canh tác thêm cả vải và sắn, nhưng thu nhập bình quân của các gia đình nơng dân vẫn thấp. Có một nhóm nhân viên trong lĩnh vực dịch vụ (hành chính cộng đồng, giáo dục, y tế, các dịch vụ khác), nhưng phần lớn trong số lực lượng lao động chỉ có một lối ra duy nhất đối với cơng việc của mình, đó chính là lĩnh vực nơng nghiệp. Do thu nhập từ nông nghiệp thấp nên đặt áp lực lớn, nặng nề vào nguồn tài nguyên rừng vì một số lượng khơng nhỏ lao động tìm kiếm thu nhập thêm cho gia đình của mình từ phía những nguồn tài ngun từ rừng Khe Rỗ[17].

 Nông nghiệp

Trồng trọt: các nông trường chè, sắn và ngô được mở rộng trên khu vực lãnh thổ và là một trong những yếu tố nhằm ổn định nguồn thu nhập đến từ việc sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt sự phổ biến này không được hỗ trợ từ phía kế hoạch quốc gia và sự sản xuất này mở rộng một cách tự phát mang lại một sản lượng tương đối thấp. Các loại cây trồng phụ khác là rau, đậu, mè và lạc. Thị trường bất ổn là một trong những yếu điểm mà hầu hết những người nông dân đều phàn nàn, dẫn đến khó khăn cho việc sản xuất hàng hóa trong nền nông nghiệp địa phương. Năm 2011, sự phân bố của 8.810 ha đất rừng cho 14 tổ chức và hộ gia đình, đồng thời 700 ha đất được tái trồng rừng nhằm cung cấp một khoản thu nhập quan trọng: 60-70 triệu đồng/ha doanh thu so với 10 triệu đồng/ha trong 5 năm đầu tư (UBND huyện, 2011). Tuy nhiên hoạt động sản xuất của người dân thường có tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người và đa dạng sinh học vì liên quan tới việc sử dụng thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp. Việc áp dụng các biện pháp canh tác hữu cơ đòi hỏi phải đầu tư đáng kể hơn nữa, tránh việc nông dân lạm dụng quá nhiều các chất hóa học trong sản xuất.

Chăn nuôi là một thành phần không nhỏ trong cuộc sống kinh tế của khu vực lãnh thổ này, ngay cả khi sản xuất chủ yếu chỉ để phục vụ tiêu thụ trong gia đình. Trâu và bị là vật ni quan trọng đối với lao động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp của địa phương và góp phần vào việc mang lại hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình nơi đây.

Theo số liệu thống kê của UBND xã (2010) khu vực xã An Lạc có các nguồn động vật sau: 750 con trâu, 60 con bò, 4.300 con lợn, 32.500 con gà và vịt. Trong xã An Lạc cho thấy, mỗi gia đình có ít nhất từ 1-2 con lợn và một số gà, vịt; khoảng 70% các gia đình có ít nhất một con trâu trong đó dưới 5% các gia đình có bị. Khoảng 25-30% các hộ gia đình có hơn 5 đầu gia súc, thường là trâu. Với những hộ gia đình này, chăn ni thường là nguồn thu nhập chính ngồi trồng trọt. Xã An lạc vẫn còn phổ biến hiện tượng nuôi thả gia súc tự do, đôi khi việc chăn thả diễn ra ven rừng Khe Rỗ. Khoảng 1/5 số hộ gia đình trong xã có ao ni cá gia đình.

rừng, 469 ha sử dụng trong nơng nghiệp và 16 đồn điền công nghiệp (260 ha khác khơng được quy định sử dụng). Điều đó có nghĩa là phần đất được che phủ rừng ở cấp xã tương ứng với 93,8%. Số liệu này ảnh hưởng toàn bộ đến cấu trúc nền kinh tế địa phương. Với Chương trình 327 và 661, cộng đồng địa phương đã tham gia trực tiếp vào các dự án tái trồng rừng, bảo vệ và tái sinh rừng,... Ví dụ, chỉ trong năm 2010 tổng số 80 ha đất được tái trồng rừng với hơn 90% cây sống.

Đối với việc phân bổ đất rừng, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, trong các khu vực xung quanh Khe Rỗ được ký kết khoảng 200 hợp đồng “bảo vệ” với các hộ gia đình, với tổng diện tích 600 ha. Đa số phần đất này vẫn nên duy trì độ che phủ rừng, nhưng một phần nhỏ trong số đó (khoảng 10-20%) có thể được các gia đình sử dụng cho mục đích nơng nghiệp. Một phần nhỏ trong các hộ gia đình này có thể sống hồn toàn dựa vào thu nhập của các hợp đồng này, còn đối với hầu hết các gia đình thì nguồn thu nhập chính vẫn là sản xuất nông nghiệp. Theo quan điểm của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, chiến lược hợp đồng phân bổ rừng (rừng sản xuất cũng như rừng phòng hộ) đang được thực hiện ở cấp địa phương vì nó thúc đẩy đầu tư vào tài nguyên rừng. Chiến lược này dường như đang thúc đẩy tình hình phát triển kinh tế địa phương. Trong KBT TN Khe Rỗ, 4.000 ha hiện nay đang được quản lý thông qua các hợp đồng "bảo vệ”. Trước đây đã được giao cho các hộ gia đình cá thể (từ năm 1996), nhưng những hộ gia đình này được tổ chức thành 2 nhóm gọi là " Bảo vệ rừng cộng đồng” được thành lập tương ứng 5 và 10 người. Một số hộ gia đình đứng tên hợp đồng ở các khu vực gần làng, khu vực sâu hơn bên trong Khe Rỗ có một hình thức kiểm sốt mới. Ngồi ra, trong khu vực xung quanh Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử có một số cơ quan lâm nghiệp hoạt động:

 Ban quản lý bảo vệ rừng Sơn Động quản lý tổng cộng khoảng 8.000 ha rừng với mục đích chính là quản lý, bảo vệ đất đai và phịng chống thiên tai.

Xí nghiệp Lâm sản Sơn Động quản lý khoảng 2.000 ha rừng, trong khi đó

cộng đồng địa phương đã giao 10.000 ha khác nữa với hợp đồng "sản xuất” theo loại hình "Sổ đỏ”.

được giao quản lý khơng có vai trị nào trong việc đảm bảo kết nối sinh thái giữa hai thành phần của Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử.

Việc sử dụng gỗ trong nấu nướng vẫn chiếm ưu thế trong sử dụng các chất đốt tự nhiên . Năm 2009, một chiến dịch quan trọng về nâng cao nhận thức đối với nguồn tài nguyên rừng được Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử thực hiện, đã tổ chức 88 cuộc họp với các làng lân cận Khu bảo tồn. Trong các cuộc họp này, các thông tin được cung cấp về các quy định hiện hành liên quan tới việc bảo vệ và quản lý/phát triển rừng.

Săn bắn và câu cá Là bất hợp pháp trong Khe Rỗ và là một trong những mối đe dọa chính của việc bảo tồn đa dạng sinh học trong khu vực,. Xung quanh khu vực Khe Rỗ có một khoảng đất rừng rộng trong đó săn bắn khơng bị coi là bất hợp pháp đối với một số lượng nhỏ các lồi. Vì vậy quần thể động vật hoang dã bên ngoài Khe Rỗ hiện nay đang bị suy giảm rất nhiều. Hãy để cho rừng Khe Rỗ tự phục hồi trong các khu vực tự nhiên/bán tự nhiên xung quanh. Câu cá cũng là một hoạt động bất hợp pháp.

Khai thác lâm sản ngoài gỗ từ rừng

Sự đa dạng của lâm sản ngồi gỗ mà khu rừng như Khe Rỗ có thể cung cấp gần như là vô tận: từ măng tây tự nhiên đến các loài thảo mộc, nấm, cây ba kích, từ trái cây rừng rất thích hợp với món súp cá, tới các loại củ và hoa ăn được. Ngoài các sản phẩm thực vật, còn thêm vào các lồi động vật khơng thuộc lồi phải bảo vệ; cua, ốc, ếch là tất cả các nguồn bổ sung chất dinh dưỡng cho con người. Lâm sản ngồi ngỗ khơng chỉ là những sản phẩm có thể ăn được, mà còn là vật liệu xây dựng, vật liệu chuẩn bị các công cụ, cây làm hàng rào. Lâm sản ngoài gỗ cũng là một số lượng lớn các yếu tố và các chất chiết xuất có khả năng chữa bệnh. Chúng ta còn các sản phẩm làm thơm, như nhựa cây, có thể được sử dụng trong việc làm hương và nến. Rừng cũng có thể cung cấp nguyên vật liệu để sản xuất chế biến công nghiệp và làm thủ cơng. Lâm sản ngồi gỗ trước khi trở thành vật giao dịch và mang lại thu nhập, là một công cụ làm cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương. Mặc dù có kích thước tương đối nhỏ, KBT TN Khe Rỗ có mơi trường khá đa dạng, các sản phẩm tiềm năng rất rộng. Tất cả 81 loài cây thuộc 37

Người dân vào rừng hái nấm và rễ cây ba kích

gia đình được sử dụng hoặc có tiềm năng được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau và hiện có trong khu vực Khe Rỗ. Thực sự đây là những loài được sử dụng nhiều nhất, vì theo kiểm kê trong số những loài mà Lâm sản ngoài gỗ cung cấp, ngay cả những lồi ít được sử dụng và từ một số những người đi hái lượm, tổng số các loài được sử dụng lên đến vài trăm. Như vậy đủ để nói rằng chỉ các lồi được sử dụng làm thuốc chữa bệnh là 430. Thậm chí đa số trong số 81 loài được trên chỉ ra được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất chính của thuốc (49 lồi).

Bảng 2.3: Mức độ khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ

STT Loại hình sản phẩm Số lượng loài

được chọn

Mức độ Khai thác

1 Cây thuốc 49 Trung bình

2 Cây cảnh 6 Thấp

3 Cây lấy nhựa 5 Cao

4 Cây tinh dầu 10 Cao

5 Cây lấy màu 2 Thấp

6 Cây tanniche - Khơng có

7 Cây cung cấp vật liệu xây dựng 8 Cao

8 Cây dầu - Cao

9 Cây lấy sợi - Thấp

10 Cây sậy - Trung bình

11 Cây có chất độc - Khơng có

12 Cây ăn được 5 Cao

13 Cây làm thức ăn cho gia súc - Thấp

(Nguồn: Theo đánh giá của tổ chức GTV, 2011)

Đối với 10 lồi/nhóm trên được đã thực hiện một nghiên cứu sâu hơn bằng cách sử dụng mẫu của 136 gia đình cư trú trong xã An Lạc. Người dân thường sử

dụng Canarium album (Trám trắng) là một loại nhựa được đánh giá cao bởi thị

trường sản xuất nến, là loại lâm sản ngoài gỗ được sử dụng nhiều nhất. Ước tính 219 hộ gia đình có thu nhập liên quan tới việc đi lượm loại chất này. Tổng số các gia đình có tham gia vào việc lượm tất cả 10 loại lâm sản ngoài gỗ được các chuyên gia tư vấn nghiên cứu chi tiết là 414, với tổng số khoảng 4.100 người thuộc khối các gia đình trung bình nghèo. Những người đi lượm chiếm 2/3 là nam giới (khoảng 2.700 người) và còn lại 1/3 là phụ nữ (khoảng 1.400 người).

Trong số những loài được nghiên cứu chi tiết hơn, những loài vẫn được tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở khu bảo tồn thiên nhiên khe rỗ (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)