Đối với các đơn vị khai thác và kinh doanh du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở khu bảo tồn thiên nhiên khe rỗ (Trang 116 - 123)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Một số kiến nghị

3.2.5. Đối với các đơn vị khai thác và kinh doanh du lịch

Các doanh nghiệp du lịch sử dụng lao động địa phương, sử dụng nguyên liệu phục vụ du lịch do cộng đồng cung cấp; phổ biến kinh nghiệm làm du lịch cho cộng đồng địa phương

Tích cực liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch khác cũng như cộng đồng và chính quyền địa phương để tạo ra những sản phẩm du lịch cộng đồng hấp dẫn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chia sẻ cơng bằng lợi ích từ du lịch cộng đồng cho các bên tham gia.

Trong chương trình phục vụ khách du lịch cần có chương trình giáo dục, nhắc nhở du khách ý thức bảo vệ và tôn trọng tài nguyên du lịch tại địa phương. Có trách nhiệm đóng góp về kinh tế đối với hoạt động bảo tồn tài nguyên du lịch, hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng tại địa phương…

Xây dựng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch cộng đồng tại KBTTN Khe Rỗ thông qua tờ rơi, tờ gấp, thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất về du lịch Vân Long trên website trong các chương trình du lịch của doanh nghiệp. Chú trọng đến các chương trình giảm giá, khuyến mãi để kích cầu du khách, đặc biệt là khách quốc tế.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở phân tích, đánh giá hoạt động du lịch cộng đồng tại KBTTN Khe Rỗ ở Chương 2. Chương 3 đã đưa ra các giải pháp về tổ chức quản lý, giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng, về xúc tiến quảng bá, về liên kết, hợp tác… để khắc phục những điểm yếu ở Chương 2 góp phần phát triển du lịch tại KBTTN Khe Rỗ.

Bên cạnh các giải pháp phát triển du lịch tại KBTTN Khe Rỗ Chương 3 cịn trình bày một số kiến nghị với ngành du lịch, chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư và khách du lịch để hoạt động du lịch cộng đồng tại KBTTN Khe Rỗ mang lại hiệu quả cao hơn nữa.

KẾT LUẬN

Thực hiện Luận văn “Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Khe Rỗ, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”, luận văn rút ra một số kết luận sau:

1. DLCĐ là hoạt động du lịch trong đó CĐĐP tham gia một cách chủ động, tích cực từ khâu tổ chức, quản lý, giám sát và phần lớn lợi ích thuộc về cộng đồng… Tuy nhiên, để DLCĐ có thể hình thành và phát triển, cần đảm bảo một số điều kiện như: thái độ, khả năng ứng xử của CĐ phải thân thiện, dễ gần; vị trí, khả năng tiếp cận điểm đến thuận lợi; khả năng cung ứng các dịch vụ đồng bộ và đặc biệt phải có tài nguyên du lịch phong phú đa dạng, hấp dẫn.

2. Để có cơ sở xác lập các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại KBTTN Khe Rỗ, luận văn đã tiến hành phân tích tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng dựa trên các điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng như: điều kiện về tài nguyên du lịch; yếu tố cộng đồng dân cư (thái độ, khả năng của cộng đồng); khả năng tiếp cận; khả năng cung ứng các dịch vụ du lịch; chính sách phát triển du lịch; cơng tác xúc tiến, quảng bá.

KBTTN Khe Rỗ là một khu du lịch có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú cả về tự nhiên lẫn nhân văn. Đây là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên đặc trưng của vùng núi Đông Bắc với đa dạng sinh học cao. Nơi lưu giữ nhiều nguồn gen quý giá về động thực vật. KBTTN Khe Rỗ nằm liền kề với khu dân cư trong xã An Lạc nơi có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống nên có những nét văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch cộng đồng tại KBTTN Khe Rỗ.

Khả năng tiếp cận KBTTN Khe Rỗ tương đối thuận lợi, gần thủ đô Hà Nội, kết nối dễ dàng tới các khu, điểm du lịch khác trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, chỉ cách di sản thiên nhiên thế giới là vịnh Hạ Long khoảng 2 giờ di chuyển bằng ô tô, tương lai sẽ hút một lượng khách du lịch lớn khi tổ chức tuyến du lịch kết hợp cả 2 địa điểm Vịnh Hạ Long và KBTTN Khe Rỗ.

Phần lớn khách đến KBTTN Khe Rỗ là khách nội địa và khách quốc tế chưa biết đến nhiều . Thực tế cho thấy xu hướng khách du lịch muốn trải nghiệm cuộc

sống của người nông dân hoặc sử dụng các dịch vụ do CĐ cung cấp. Mặt khác, người dân địa phương có thái độ thân thiện, dễ gần với khách du lịch. Đây là lợi thế để phát triển DLCĐ.

Khả năng cung ứng các dịch vụ du lịch của KDL như ăn, nghỉ, vui chơi giải trí… tuy chưa đầy đủ, đồng bộ nhưng phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Tuy nhiên, điều kiện này KBTTN Khe Rỗ cần tiếp tục cần cải thiện trong thời gian tới để nâng cao khả năng cung ứng các dịch vụ cho du khách.

3. Nghiên cứu hiện trạng phát triển du lịch tại KBTTN Khe Rỗ cho thấy hình thức DLCĐ đang hình thành và thu hút lượng khách du lịch tương đối lớn, trong đó khách du lịch nội địa chiếm tỷ lệ cao hơn khách quốc tế. Vì vậy lượng khách quốc tế đến đây vẫn là khách du lịch tiềm năng trong tương lai. Tuy nhiên, so với các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng thì chưa hồn tồn đảm bảo vì chưa thu hút được đông đảo người dân tham gia và hưởng lợi nhiều từ hoạt động du lịch. Đặc biệt vai trò của cộng đồng cịn mờ nhạt trong q trình lập kế hoạch và điều hành các hoạt động du lịch.

Du lịch phát triển đã mang lại hiệu quả cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường ở KBTTN Khe Rỗ. Du lịch phát triển đã đóng góp nguồn thu cho ngân sách địa phương, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Du lịch phát triển tạo điều kiện cho người dân tiếp xúc nâng cao tầm hiểu biết xã hội, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường.

4. Để đảm bảo các hoạt động du lịch đang diễn ra ở đây phát triển theo đúng các nguyên tắc của DLCĐ, thu hút được người dân tham gia và hưởng lợi từ du lịch cần tiến hành đồng bộ các giải pháp về tổ chức quản lý; về đào tạo lao động du lịch; về hỗ trợ cộng đồng địa phương; về xúc tiến, quảng bá;…

Để thực hiện tốt các giải pháp đã nêu trên, các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành cần có các chính sách ưu tiên phát triển du lịch: mở các lớp tập huấn, đào tạo nhân lực du lịch tại địa phương; hỗ trợ vốn, kỹ thuật nghiên cứu phát triển các ngành nghề, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Cộng đồng địa phương cần không ngừng nâng cao nhận thức và năng lực bản thân, trau dồi kiến thức về du lịch, kỹ

năng nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp và ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

Các doanh nghiệp du lịch sử dụng lao động địa phương, sử dụng nguyên liệu phục vụ du lịch do cộng đồng cung cấp; phổ biến kinh nghiệm làm du lịch, chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng địa phương là việc làm quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Chỉ có như thế mới phát triển du lịch cộng đồng đạt hiệu quả góp phần nâng cao đời sống cộng đồng địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Chi cục kiểm lâm (2010), tỉnh Bắc Giang

2. Chi cục thống kê huyện Sơn Động, Niên giám thống kê 2005 -2012.

3. Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2012), Niên giám thống kê huyện Sơn Động. 4. Nguyễn Huy Dũng (2007), Cộng đồng và vấn đề quản lý các khu bảo tồn thiên

nhiên Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Hải, Dương Thị Thủy (2010), Đa dạng hóa hình thức tham gia của

cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sinh thái ở xã San Sả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, tuyển tập các báo cáo khoa học Hội thảo Khoa học quốc tế địa

lí Đơng Nam Á lần thứ X, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Hải (2011), Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng

đồng các vườn quốc gia đặc thù ở miền Bắc Việt Nam (nghiên cứu trường hợp vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn và Xuân Thủy), Đề tài khoa học công nghệ trọng

điểm cấp Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Trương Quang Học (2005), Đa dạng sinh học và bảo tồn, Bộ Tài ngun và Mơi trường, Hà Nội.

8. Nguyễn Đình Hịe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Tống Duy Hợp, Lương Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng, lý thuyết và

vận dụng, NXB Văn hóa – Thơng tin Hà Nội.

10. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB

Giáo dục.

11. Phạm Trung Lương (1998), Đánh giá hiệu quả của hoạt động du lịch – lấy ví

dụ tại trung tâm DL thành Phố Hạ Long, Đề tài cấp Bộ Văn Hóa Thể Thể thao và du lịch, Hà Nội

12. Phạm Trung Lương, Nguyễn Ngọc Khánh (2002), Du lịch sinh thái – Những

vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển tại Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Mai (2013), Phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Buôn Đôn-Đăk

Lăk, Luận văn Thạc sỹ Du lịch, Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội.

14. Ngô Hải Ninh (2011), Nghiên cứu du lịch sinh thái cộng đồng và đề xuất các

giải pháp phát triển bền vững tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn

thạc sỹ Việt Nam học, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Khoa học quốc tế địa lí Đơng Nam Á lần thứ X, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội. tr228-236.

16. Lê Thông (2007), Việt Nam, đất nước, con người, NXB Giáo dục, Hà Nội.

17. Gruppo Trentino di Volontariato (2012), Báo cáo tình hình phát triển du lịch

sinh thái và khái quát tiềm năng tại xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

18. Dario Cesarini, kế hoạch hành động của khu bảo tông thiên nhiên Tây Yên Tử,

phân ban Khe Rỗ, giai đoạn 2012 – 2016.

19. Gruppo Trentino di Volontariato, du lịch sinh thái tại rừng Khe Rỗ, huyện Sơn

Động, tỉnh Bắc Giang,

20. Nguyễn Minh Tuệ (2011), Địa lý du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục.

21. UBND xã An Lạc (2012), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và sự chỉ đạo điều

hành của UBND xã 2012, Bắc Giang.

22. UBND tỉnh Bắc Giang(2014), quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng

Khu di lịch sinh thái rừng Khe Rỗ, xã An Lạc, huyện sơn Động (tỉ lệ 1/500), tỉnh Bắc Giang

23. Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch Việt Nam (2012), Tài liệu hướng dẫn phát

triển du lịch cộng đồng, Hà Nội.

24. Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng – Lý thuyết và vận dụng (tập 1), Nxb Khoa

học kỹ thuật, Hà Nội

25. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long(2007), Tài nguyên du lịch, Nxb Giáo dục

Tiếng Anh

26. Campbell, W. Bruce, López Ortíz (2012), “ Integrating Agriculture, Conservation

and Ecotourism: Societal Influences”.

27. JimCavaye, Understanding Community Development, Cavaye Community

Development.

28. Jeffrey O. Jalani (2012), “Local people’s perception on the impacts and

importance of ecotourism in Sabang, Palawan, Philippines”

29. FAO/United Nations Foundation, Community – based tourism: A case study

from Buhoma, Uganda.

30. Harold Goodwin and Rosa Santilli (2009), Community – based tourism: a

success?

Nguồn từ internet

HÌNH ẢNH ĐI THỰC ĐỊA TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KHE RỖ

Tắm suối Hỏi khách du lịch

Khách du lịch và dân địa phương

Khách du lịch

Lớp học đàn tính –người Tày Khách du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở khu bảo tồn thiên nhiên khe rỗ (Trang 116 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)