Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở khu bảo tồn thiên nhiên khe rỗ (Trang 48 - 62)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ở KBTTN Khe Rỗ

2.2.1. Tài nguyên du lịch

a. Tài nguyên rừng

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 trên địa bàn toàn xã An Lạc có 9.483,17 ha đất lâm nghiệp bao gồm 945,89 ha đất rừng sản xuất, 1.630,28 ha đất rừng phòng hộ, 6.907,00 ha đất rừng đặc dụng. Tài nguyên rừng của xã An Lạc (chiếm 15,7% diện tích rừng của huyện Sơn Động và chiếm 6,5% tổng diện tích rừng của tỉnh Bắc Giang) . Tổng diện tích rừng đặc dụng của huyện Sơn Động là 10.668,7 ha, trong đó 6.907 ha rừng đặc dụng nghiêm ngặt Khe Rỗ (xã An Lạc) do Ban quản lý KBT TN Tây Yên Tử quản lý. Rừng nơi đây được đánh giá là rừng nguyên sinh vẫn giữ được đa dạng sinh học cao vào bậc nhất nước ta, và có tiềm năng lớn để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại KBTTN Khe Rỗ thuộc quản lý của KBTTN Tây Yên Tử.

Bảng 2.4: Diện dích rừng trên địa bàn xã An Lạc Rừng đặc dụng (ha) Rừng phòng hộ (ha) Rừng sản xuất (ha) Tổng số (ha) Tỉnh Bắc Giang 14.093,3 18 879,9 113.462,2 146.435,4 Huyện Sơn Động 10.668,7 7.445,4 42.295,5 60.409,7 Xã An Lạc 6.907,00 1.630,28 945,89 9.483,17

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Sơn Động, 2011)

KBTTN Tây Yên Tử được chia làm hai phần địa lý riêng biệt: Khe Rỗ và Thanh Lục Sơn, hai phân khu này cách nhau về địa lý khoảng 5 km. Trong rừng có nhiều loại cây gỗ quý cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Tài nguyên rừng của Khe Rỗ có giá trị rất lớn với nhiều cây gỗ quý có giá trị kinh tế cao, độ che phủ lớn, đây là tiềm năng lớn để địa phương phát triển các ngành nghề từ lâm nghiệp góp phần thúc đẩy nâng cao đời sống nhân dân. Mặt khác, rừng cịn có vai trị trong việc điều hịa khí hậu và tài nguyên nước cho khu vực[18].

Hình 2.3: Diện tích rừng của KBTTN Khe Rỗ ha

b. Giá trị sinh thái và môi trường

Thực vật: Môi trường sống chủ đạo trong rừng Khe Rỗ là rừng cây lá rộng

nhiệt đới luôn xanh. Sự phân bố của nó chủ yếu trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt giữa hai thung lũng Khe Đin và Khe Rỗ, chiếm vai trò trung tâm của cảnh quan và trong sự phát triển các quá trình sinh thái của lãnh thổ. Rừng có nhiều lồi thực vật

có nguy cơ tuyệt chủng như: Bambusa ventricosa, Cupressus toralosa,

Erythrophleum forddi, Chukrasia tabularis, Pinus krempfii, Podocarpus henryi, P. neriifolius e Taxus baccata. Một số lồi có ý nghĩa rất to lớn trong y học cổ truyền

(ví dụ: Morinda officinalis, Aquilaria crassna, Stepphania cepharantha, Smilax

glabra, Fipraurea recisa). [26]

Loại hình và cấu trúc thảm thực vật rừng Khe Rỗ tương đối đa dạng bao

gồm 2 quần thể rừng nguyên sinh tiêu biểu của phía Đơng Bắc Việt Nam: Rừng cây lá rộng thường xanh có lượng mưa theo mùa và rừng thấp kín thường xanh hỗn hợp cả cây lá rộng và lá kim.

Cảnh quan trong KBTTN Khe Rỗ

Rừng nguyên sinh có thể kể đến đầu tiên là rừng nhiệt đới lá rộng thường

xanh có lượng mưa theo mùa (nằm ở độ cao <500 m so với mực nước biển). Thứ hai là rừng nhiệt đới miền núi thấp thường xanh hỗn hợp cả cây lá rộng và lá kim. Ở những nơi khác loại rừng này nằm ở độ cao từ 800 – 1000m so với mực nước biển, nhưng ở Khe Rỗ xuất hiện ở khoảng 700m so với mực nước biển. Trong số các lồi, có một số loài cây lá rộng thuộc Fagaceae (Catanopsis, Lithocarpus), Meliaceae (Aglaia, Dysoxylum), Magnoliaceae (Magnolia, Michelia, Paramichelia),

Anacardiaceae và Clusiaceae nhưng cũng có các lồi lá kim như F.hodginsii, Dacrycarpus imbricatus và P. Neriifolius[27].

Thực vật thứ sinh ở rừng Khe Rỗ là nơi trú ẩn của một tập hợp loại thực vật

thứ phát, bao phủ khu vực phục hồi của thảm thực vật tự nhiên sau khi bị khai thác, phá hủy hoặc thiệt hại do hỏa hoạn như là: Rừng thứ sinh là các thảm thực vật sẽ phục hồi sau sự suy giảm của rừng. Các loài phổ biến nhất của thảm thực vật dưới

300m so với mực nước biển là Castanopsis spp., S. tonkinensis, Elaeocarpus spp. E

p. Heterophyllum... Ngồi ra cịn có rừng tre, thảm thực vật cây bụi thứ sinh và

thảm cỏ thứ sinh.

Về rừng nhiệt đới kín thường xanh lá rộng, lớp cây có đường kính rộng thường là khoảng 50 – 80 cm, có khi lên đến 90 cm với mật độ 600 – 800 cây/ha. Một số loài cây lá rụng là dưới 25%. Các lớp tái sinh có mật độ khoảng 6.000 – 15. 000 cây/ha.

Ngược lại, đối với rừng cận nhiệt đới núi thấp kín thường xanh hỗn hợp của cây lá rộng và lá kim, VFU (1999) ước tính che phủ khu vực khoảng 500 ha, chủ yếu ở các vùng lân cận của của tỉnh Quảng Ninh. Cấu trúc của nó đơn giản hơn so với rừng lá rộng. Lớp cây có chiều cao khoảng 14 -17m, với cây có đường kính trung bình 40 – 50 cm, và một số cây đạt tới 70 – 80 cm. Ước tính mật độ vào khoảng 500 – 600 cây/ha. Các lớp tái sinh có mật độ khoảng 5.000 -10.000 cây/ha [18]. Đây là một loại rừng có giá trị sinh thái (mát mẻ, thơng thoáng, đa dạng sinh học cao) để phát triển loại hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng để đem lại thu nhập cho người dân và hạn chế việc người dân vào rừng chặt phá rừng nguyên sinh.

Sự đa dạng về thảm thực vật : rừng Khe Rỗ có tổng số lồi là 895 loài,

được chia làm 522 chi, 143 nhóm và 6 Phyla (Do, 2011). Các loài cây thân gỗ là 337 chiếm 37,6 % tổng số thực vật.

Bảng 2.5: Sự đa dạng của thảm thực vật thân gỗ của KBT TN Khe Rỗ

Loại thân cây Loài %

Cây gỗ lớn 68 7,6

Cây gỗ vừa 101 11,3

Cây gỗ nhỏ 168 18,8

Cây bụi 134 15,0

Cây bụi bò trên đất 37 4,1

Nhóm dây leo 138 15,4 Nhóm cây cau 3 0,3 Nhóm tre – lứa 8 0,9 Cỏ 221 24,7 Phong Lan 11 1,2 Ground orchid 6 0,7 Tổng số 895 100 (Nguồn: GTV, 2009) Tình trạng thực vật : Năm 2006, cục Bảo vệ rừng đã ước tính 4.916 ha

được che phủ rừng tự nhiên của KBTT Khe Rỗ. Nhấn mạnh sự có mặt rộng rãi của

Lim xanh (E.fordii) và Táu Mật (V. tonkinensis), mà không một nơi nào khác ở Viêt

Nam lại có số lượng lớn 2 loài cây này. Tuy nhiên, do khai thác với cường độ cao của con người năm 1999, thảm thực vật đã có dấu hiệu rõ ràng của sự suy giảm và diện tích rừng thứ sinh tăng lên. Cũng thêm vào, các khu vực đỉnh núi, rừng cũng bị loại bỏ để nhường chỗ cho các khu vực chăn thả gia súc.

Bảng 2.6: Đa dạng thực vật của KBTTN Khe Rỗ Khu vực địa lý Kích thước

(ha) Số lượng lồi Mật độ loài (No/1.000 ha) Số lượng chi Số lượng gia đình KBTTN Khe Rỗ 5. 457 895 163,9 522 143 VQG Tam Đảo 36.883 904 24,5 478 213 VQG Cát Bà 9.800 745 76,0 495 149 VQG Ba Bể 10.048 417 41,7 300 114 VQG Bến Én 16.634 870 52,4 412 134 VQG Ba Vì 12.023 812 67,7 472 99 Việt Nam - 828 - 81 19 (Nguồn: GTV, 2009)

KBTTN Khe Rỗ tuy có kích thước nhỏ hơn các vườn quốc gia (VQG) như: Tam Đảo, Ba Vì, Ba Bể, Cát Bà,… nhưng các tiêu chí khác thì lại lớn hơn, cụ thể: so với VQG Tam Đảo, KBTTN Khe Rỗ chiếm 99% về số lượng loài, gấp 6,69 lần

về mật độ loài, gấp 1,09 lần số lượng chi…Điều này cho thấy rõ ràng rằng nơi đây hệ sinh thái thực vật rất đa dạng và phong phú dễ dàng thu hút được khách du lịch.

Động vật : KBTTN Khe Rỗ bao gồm các hệ sinh thái điển hình phía Đơng

Bắc của nước ta. Hệ động vật ở đây cũng rất phong phú trong đó có nhiều lồi chỉ có thể quan sát được tại vùng này, với 24 loại động vật lưỡng cư, 45 loại bò sát (21 loại cần được bảo vệ đặc biệt), 181 loại chim (19 loại đang bị đe dọa tuyệt chủng), 55 loại thú (22 loại đang nằm trong danh sách cần được bảo vệ khẩn cấp).

Trong đó có hàng chục loài động vật đặc hữu, quý hiếm được xếp trong sách

đỏ Việt Nam đang có nguy cơ tuyệt chủng, như: Cu li lớn (Nycticebuspygmaeus), Voọc đen má trắng (Trchypithecusfrancoisi), Sói lửa (Cuon Alpinus), Gấu ngựa

(Ursusthibetanus), Khỉ vàng (Macaca mulatta), Hươu vàng (Axis (Cervus) porcinus), Gà tiền mặt vàng (Polyplectronbicalcaratum), Gà lôi trắng (Lophuranycthemera), Rùa vàng (Indotesttudoelongata), Rắn hổ mang chúa (Ophiophagushannah). Gần đây qua nghiên cứu mới phát hiện thêm các loài động

vật đặc biệt quý hiếm như: Cá cóc sần Việt Nam (Tylototritonvietnamensis), Ếch Yên Tử (Odorrnayentuensis)[28].

Gà lôi trắng Cu li

Động vật hoang dã nơi đây mang lại ít nhất 2 giá trị khác: Giá trị kinh tế, bao gồm thực phẩm, nguyên liệu làm thuốc, giá trị trang trí, vật ni,…

Giá trị bảo vệ mơi trường, đóng vai trị sinh thái mà mỗi cá thể loài thực hiện nhằm giữ sự cân bằng sinh thái và kiểm soát các quần thể tự nhiên khác.

Bảng 2.7: Số lượng lồi thuộc lớp động vật có xương sống của rừng Khe Rỗ (đơn vị: loài)

Lớp Giá trị kinh tế Giá trị bảo tồn mơi trường

Động vật có vú 81 22

Chim 63 94

Lồi bị sát và lưỡng cư 51 60

Tổng số 195 176

(Nguồn: GTV, 2009)

Cách phân loại khác đã chia lãnh thổ thành 5 loại môi trường sống (rừng núi, rừng tự nhiên, đất trồng trọt và làng mạc, cây bụi và đồng cỏ, hồ và ao) số lượng các loài được thống kê trong bảng sau: Động vật có vú là nhóm các lồi có sự phân bố tương quan với độ che phủ của rừng. Nhiều lồi chim thích nghi tốt với các loại cây trồng và với không gian mở (cây bụi và đồng cỏ), nhưng một số nhỏ các lồi thích nghi với rừng tự nhiên. Một mơ hình tương tự cũng diễn ra đối với nhóm bị sát và lưỡng cư, với số lượng các loài đặc biệt cao đối với môi trường ẩm ướt[18].

Bảng 2.8: Số lượng các loài được nghi nhận trong mỗi môi trường sống

Lớp Rừng núi Rừng tự nhiên Đất trồng và làng mạc Cây bụi và đồng cỏ Hồ và ao Động vật có vú 41 43 17 23 12 Chim 71 44 72 65 27 Lồi bị sát và lưỡng cư 39 22 36 43 49 Tổng số 151 109 125 131 88 (Nguồn: GTV, 2009) c. Sinh thái cảnh quan du lịch

 Khe Vàng

Khe Vàng nằm cách trung tâm xã khoảng 30 phút đi xe. Đây là một quần thể gồm nhiều thác nước đổ dồn xuống tạo ra một lòng hồ trong xanh nằm khuất trong rừng. Đến với Khe Vàng, du khách có thể tắm tại hồ Khe Vàng cũng như trèo lên

đỉnh thác ngắm thác nước đổ xuống. Khe Vàng mang một vẻ đẹp hoang sơ như chưa hề có bước chân con người ghé tới

Hồ Khe vàng Thác Khe Vàng

 Vũng Tròn:

Từ cửa rừng thơn Nà Ĩ, đi bộ 25 phút, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một hồ nước trong xanh có tên Vũng Trịn. Hồ nước là mối tình hịa hợp giữa hai con suối Khe O từ phía Đơng và Khe Rỗ từ phía Tây hợp lại. Hồ nằm giữa rừng Khe Rỗ, là điểm giao của nhiều tuyến đường mòn trong rừng. Cạnh hồ là nhà sàn kiểm lâm càng tô lên vẻ đẹp xinh xắn giữa rừng đại ngàn.

Cây đa tình Vũng Tròn  Đỉnh Khau Tròn:

Khau Chon là một trong những đỉnh cao nhất của rừng Khe Rỗ, trèo lên đỉnh, quý khách sẽ được ngắm toàn cảnh Khu rừng và những vùng lân cận. Hành trình lên đỉnh là quá trình khám phá hệ thống động thực vật phong phú của rừng Khe Rỗ với nhiều loại quý hiếm. Khau Tròn cách hồ Vũng Tròn khoảng 1,5 tiếng đi bộ tạo ra một hành trình leo núi đầy lí thú

Đỉnh Khau Tròn  Khe Đin

Nằm giáp với Lạng Sơn và cuối rừng Khe Rỗ là bản người Dao gồm 8 hộ gia đình. Đường đi tới bản người Dao dài gần 4 tiếng đi bộ từ trung tâm xã. Con đường tuy dài nhưng cũng là con đường đi xuyên rừng đẹp nhất. Hơn 30 người Dao sống trong đó rất ít khi ra khỏi rừng và vẫn giữ nguyên vẹn các tập tục văn hóa truyền thống dân tộc. Cách bản người Dao 15 phút đi bộ là thác 3 tầng, 1 cảnh quan kì vĩ khác được tạo ra từ mẹ rừng Khe Rỗ.

Người Dao tại thôn Nà Trắng Đường tới bản người Dao

d. Tài nguyên du lịch nhân văn Văn hóa lễ, tết

Xã An Lạc cũng có những lễ hội như các vùng khách trong cả nước. Theo lịch âm thường có những ngày lễn: Tết Nguyên đán; ngày 3 tháng ba; ngày 5 tháng 5; rằm tháng 7; rằm tháng 8, Tết Trung thu và ngày 10 tháng 10. Nhưng dân tộc Tày nơi đây có những nét đặc trưng riêng trong ngày lễ quan trọng trong năm. Cũng giống như dân tộc Kinh, người Tày coi Tết Nguyên đán là cái tết lớn nhất, quan trọng nhất trong năm. Trước và trong ngày Tết, các bàn thờ được trang hoàng dán

giấy đỏ. Dân bản tổ chức cúng bái ở đình, miếu, tổ chức các trò chơi dân gian như vật, chọi gà, đẩy gậy, kéo co…những hoạt động này chỉ tổ chức sau ngày mồng một Tết. Trước đây, người Tày tổ chức ăn Tết Nguyên đán thường kéo dài đến ngày 15 tháng giêng. Ngày Tết thứ hai của người Tày là tết mùng 5 tháng 5 âm lịch (Tết giết sâu bọ) có bánh do, thịt gà, lợn, rượu, hoa quả để cúng tổ tiên. Ngày này cũng là ngày của những người thầy lang vào rừng lấy cây làm thuốc chữa bệnh. Ngày Tết thứ ba của người Tày là Tết mùng 10 tháng 10, có ý nghĩa tổng kết một năm lao động sản xuất, báo cáo với tổ tiên là đã thu hoạch xong vụ mùa. Lễ vật gồm: bánh dày, thịt gà, lợn, rượu để cầu mong cho sự yên ấm của gia đình, con cháu, tất cả các dân tộc thiểu số trong xã đều tổ chức "ngày bánh ngọt”. Nhân dịp này họ làm một loại bánh ngọt đặc thù được làm từ gạo nếp có tên gọi là “bánh cha” và “bánh mẹ”. Những sự kiện này nếu được quản lý tốt và công bố rộng rãi có thể là một lý do để thu hút khách du lịch và là một cơ hội duy nhất để mở rộng thị trường tiếp thị các sản phẩm địa phương.

Điệu múa của dân tộc Tày: Tại đây đã thành lập một câu lạc bộ múa của địa

phương và vẫn thường xuyên nhóm họp để tập những điệu múa đặc trưng của dân tộc mình. Trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng nơi đây vẫn duy trì được những điệu múa tiêu biểu của Tày. Nay điệu múa của đân tộc Tày khơng chỉ bó hẹp trong văn hóa người Tày mà đến đá lan tỏa sang các dân tộc khác trong địa phương, tạo một sự kết nối văn hóa vơ hình của cộng đồng nay đây. Họ thường biểu diễn vào các ngày lễ, tết của địa phương hoặc khi có sự yêu cầu của khách du lịch. Điều thú vị là trang phục truyền thống vẫn được phụ nữ của dân tộc Tày, Dao mặc ngay cả trong những ngày khơng có ý nghĩa đặc biệt.

Hát then, đàn tính: Các dân tộc thiểu số ở đây chiếm 84,7% dân số, đông

nhất là người Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Chí, Hoa. Mỗi một dân tộc có một nét văn hố độc đáo riêng, trong đó khơng thể khơng kể đến nét sinh hoạt hát then, đàn tính của đồng là văn hóa rất đặc trưng của dân tộc Tày. Theo thường lệ, cứ khoảng 7giờ tối thứ 7, chủ nhật hàng tuần bà con trong thôn bản đã chủ động thu xếp mọi cơng việc trong gia đình để dành thời gian đến tập trung tại nhà văn hoá của thơn Nà Ĩ tham gia sinh hoạt hát then. Khi đi, mỗi người đều mang trong mình tâm trạng tươi

cây đàn tính đã được thu gọn, bộ xóc nhạc, một quyển vở và một cái bút để ghi lại lời bài hát mới sẽ được học. Một buổi học hát diễn ra khoảng 2 tiếng từ 20h đến 22h. Trong buổi học hát thì đội trưởng đội văn nghệ - thường là người có giọng hát hay, có kỹ năng truyền dạy tốt có trách nhiệm tổ chức cho bà con ơn lại các bài hát cũ và truyền đạt bài hát mới đúng lời và đúng nhạc. Nội dung các bài hát thường là ca ngợi đất nước, ca ngợi quê hương Sơn Động ngày một đổi mới, vận động chị em sinh đẻ có kế hoạch, then mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước đổi mới...Cũng có thể bà con trong đội văn nghệ ai có kỹ năng thì sáng tác các bài hát để trong buổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng ở khu bảo tồn thiên nhiên khe rỗ (Trang 48 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)