7. Cấu trúc của luận văn
1.3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu Quan điểm hệ thống Quan điểm hệ thống
Tất cả các yếu tố tự nhiên, kinh tế-xã hội đều nằm trong một hệ thống. Xét trên góc độ kinh tế, DLCĐ là một sản phẩm kinh doanh nên phải có sức hấp dẫn khách du lịch, mang lại lợi ích cho các bên tham gia - các công ty du lịch, chính quyền và cộng đồng địa phương. Các dự án DLCĐ nên phù hợp với chiến lược phát triển tổng thể của địa phương, vùng hay quốc gia. Trên phương diện bảo tồn, DLCĐ là một công cụ trong số nhiều công cụ bảo tồn khác nên cần kết hợp với các cơng cụ khác, ví dụ như thuê lao động địa phương, hỗ trợ cộng đồng địa phương phát triển một số ngành nghề có triển vọng.
Quan điểm tổng hợp lãnh thổ
Tất cả mọi hoạt động không thể tách rời một lãnh thổ cụ thể. Theo E.A.kotliarov (1978), thể tổng hợp lãnh thổ du lịch là sự kết hợp giữa các cơ sở du lịch với các cơ sở thuộc kết cấu hạ tầng, được liên kết với nhau bằng mối liên hệ kinh tế, sản xuất và sử dụng chung vị trí địa lý, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và kinh tế của lãnh thổ [5]. Theo quan điểm này thì lãnh thổ du lịch được tổ chức là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch trên cơ sở các nguồn tài nguyên, các dịch vụ du lịch.
Quan điểm phát triển bền vững
Theo WCED (1987), Phát triển bền vững là sự phát triển sử dụng tài nguyên thiên nhiên, điều kiện mơi trường hiện có để thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ con người đang sống, nhưng lại phải đảm bảo cho các thế hệ tượng lai những điều kiện tài ngun và mơi trường cần thiết để họ có thể sống tốt hơn ngày hơm nay.
Trên quan điểm phát triển bền vững, đề tài đã phân tích ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến cộng đồng địa phương sinh sống trong khu vực xã An Lạc . Để từ đó lột tả được thực trạng phát triển du lịch tại khu vực xã An Lạc. Trên cơ sở đó, đưa ra giải pháp phát triển phù hợp cho từng xã cụ thể.
- Quan điểm lịch sử: nghiên cứu quá khứ để có được những đánh giá đúng
đắn hiện tại, phân tích nguồn gốc phát sinh, phát triển là cơ sở đưa ra các dự báo về xu hướng phát triển. Quan điểm này được vận dụng trong q trình phân tích các giai đoạn chủ yếu của quá trình hình thành, phát triển hệ thống du lịch, các phân hệ cũng như xu hướng phát triển của hệ thống lãnh thổ.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê, phân tích tài liệu
Phương pháp thống kê khơng chỉ được áp dụng trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, thu thập tài liệu thứ cấp như các số liệu, các bài báo, các báo cáo đã có về khu vực..., mà cịn sử dụng trong q trình phân tích chọn lọc, xử lí các số liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Những tài liệu thơng tin ln được bổ sung, cập nhật, đảm bảo cơ sở cho việc xử lí, phân tích, đánh giá các vấn đề cho nội dung nghiên cứu.
Phương pháp khảo sát thực địa, thu thập tài liệu
Phương pháp khảo sát thực địa giúp tác giả quan sát cảnh quan tự nhiên, cơ
sở hạ tầng (nhà cửa, cơng trình phụ, đường giao thơng), và tìm hiểu văn hóa bản địa; tiếp xúc các bên liên quan, các phòng, ban của huyện, tỉnh và người dân địa phương để thu thập được những nguồn tư liệu cần thiết và cập nhật. Khảo sát thực địa được tiến hành trong 2 đợt: vào năm 2014 .
Quá trình thu thập tài liệu tác giả đã tiến hành thu thập và phân tích:
+ Các nghiên cứu về Du lịch cộng đồng, du lịch dựa vào cộng đồng trên thế giới và Việt Nam;
+ Các tài liệu có liên quan đến khu vực nghiên cứu: hoạt động du lịch, điều tra giá trị địa chất địa mạo, quy hoạch kinh tế xã hội cấp huyện Sơn Động; Báo cáo kinh tế xã hội huyện xã An Lạc, bản đồ địa hình tỉnh Bắc Giang.
+ Thu thập số liệu về tình hình dân số của xã An Lạc: tổng số hộ, dân số, tỷ lệ dân trong độ tuổi lao động, trên và dưới độ tuổi lao động, tỷ lệ nam - nữ, trình độ văn hoá.
Phương pháp phỏng vấn, phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn điểm đối với 4 nhóm đối tượng: cấp chính quyền và ban quản lý khu BTTN Khe Rỗ; cộng đồng địa phương có tham gia du lịch và không tham gia du lịch; khách du lịch và để tìm hiểu thực trạng, đánh giá nhận thức và nguyện vọng của các bên liên quan trong hoạt động DLCĐ. Phỏng vấn bằng bảng hỏi với người dân địa phương ở địa bàn nghiên cứu.
+ Phỏng vấn cộng đồng địa phương tham gia phục vụ du lịch: bán hàng, trông giữ xe,…. Phỏng vấn cộng đồng địa phương không tham gia du lịch: trồng lúa, trồng vải, trồng rau.
+ Phỏng vấn khách du lịch: khách nội địa là chủ yếu, ít khách du lịch quốc tế Thời gian diễn ra phỏng vấn: với khách du lịch chúng tôi tiến hành phỏng vấn ở 2 thời điểm trong tháng 06/2014.
Phạm vi phỏng vấn: xã An Lạc, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang .
Phương pháp bản đồ
Phương pháp này được sử dụng từ khâu đầu tiên là tìm hiểu địa bàn, trong quá trình khảo sát và nghiên cứu đã sử dụng bản đồ đất đai, bản đồ du lịch, bản đồ thảm thực vật... Kết quả nghiên cứu được thể hiện một cách trực quan trên bản đồ như: sơ đồ địa bàn nghiên cứu, bản đồ tài nguyên du lịch, bản đồ hiện trạng du lịch
và bản đồ định hướng phát triển DLCĐ dưới sự trợ giúp của phần mềm Mapinfo.
Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phương pháp này được áp dụng thông qua việc tổ hợp các nguồn tài liệu, số liệu, các kết quả điều tra xã hội học cùng các khảo sát thực tế, phân tích để thấy được tiềm năng phát triển du lịch. Thông qua việc lựa chọn, sắp xếp các dữ liệu, các nguồn tài liệu, số liệu, các kết quả điều tra xã hội học, xử lý phiếu hỏi bằng Microsoft Excel... nhằm định lượng chính xác và đầy đủ thông tin phục vụ cho mục tiêu của đề tài. Trên cơ sở đó, tác giả tổng hợp thành báo cáo hồn chỉnh nhằm đưa
ra một cái nhìn tổng thể về đối tượng nghiên cứu.
1.3.3. Quy trình nghiên cứu
Bước 1:
- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu. Bước đầu xác định những yêu cầu thực tiễn để định hướng nội dung và các bước nghiên cứu cụ thể, từ đó xác định các nhu cầu thơng tin cần thiết để đáp ứng được nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.
- Thu thập tài liệu và xử lý thông tin: các thơng tin trong phịng (bản đồ khu vực nghiên cứu, các tài liệu, cơng trình đã được cơng bố có liên quan đến nội dung nghiên cứu…) và các thơng tin khảo sát ngồi thực địa. Các tài liệu này là cơ sở để tổng luận các vấn đề lý luận thực tiễn theo nội dung nghiên cứu của đề tài.
Bước 2:
Dựa trên những tư liệu đã thu thập được, những kết quả khảo sát thực địa tiến hành nghiên cứu, phân tích các đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, khả năng cung ứng dịch vụ du lịch, cơng tác quảng bá du lịch, chương trình hỗ trợ cộng đồng và đánh giá thị trường khách du lịch là cơ sở đánh giá tài nguyên du lịch KBTTN Khe Rỗ phục vụ phát triển DLCĐ và thành lập được bản đồ vị trí khu vực nghiên cứu, bản đồ địa hình, bản đồ tài nguyên du lịch.
Bước 3:
Tiến hành điều tra xã hội học, xử lý số liệu làm cơ sở phân tích hiện trạng hoạt động du lịch, đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch, đánh giá mức độ đảm bảo các nguyên tắc của DLCĐ. Từ đó đánh giá được hiện trạng DLCĐ tại khu vực nghiên cứu và thành lập bản đồ hiện trạng du lịch.
Bước 4:
Dự báo thị trường DLCĐ, lượng khách nhà nghỉ, nhà hàng. Từ đó đưa ra định hướng phát triển DLCĐ và đề xuất các giải pháp du lịch cụ thể.
Tiểu kết chương 1
DLCĐ là những vấn đề đang được quan tâm ở trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam trong những năm gần đây do vai trị và ý nghĩa quan trọng của nó trong chiến lược phát triển cộng đồng, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế -xã hội của đất nước, hay phát triển bền vững của quốc gia. Hoạt động này rất phù hợp ở các khu vực các giá trị sinh thái, văn hố lịch sử, nơi có nguồn tài ngun quan trọng, có giá trị đang cần được bảo tồn. Tuy nhiên để bảo tồn được chúng cần giải quyết những mâu thuẫn giữa công tác bảo tồn với phát triển kinh tế-xã hội của cộng đồng địa phương. Vì vậy có thể nói, DLCĐ là một cụng cụ hữu hiệu, có ý nghĩa cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KHE RỖ