7. Cấu trúc của luận văn
2.1. Giới thiệu khái quát khu BTTN Khe Rỗ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Địa hình, địa mạo
KBTTN Khe Rỗ khu vực điển hình miền đồi núi ở phía Đơng Bắc Việt Nam, là một trong những nơi cấu tạo đá Hoa Cương lớn nhất của Việt Nam, địa hình bị chia cắt mạnh bởi các đồi núi cao, khe sâu với các dải đất bằng nhỏ hẹp xen kẽ lẫn nhau, độ cao trung bình 340 m, điểm cao nhất 886 m (núi Đà Bắc là đỉnh cao nhất trong khu vực lãnh thổ Khe Rỗ), điểm thấp nhất 100 m so với mực nước biển. Địa thế thấp dần từ Đơng Nam sang Tây bắc, ở khu vực phía đơng bắc của rừng Khe Rỗ có sự hình thành của đá vơi, có độ dốc bình qn 20 - 30o. Khu vực giáp tỉnh Quảng Ninh có độ dốc bình qn khoảng 35 – 400 địa hình chia cắt phức tạp với nhiều vách đá dựng đứng và thung lũng hẹp. Do địa hình phức tạp đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên đẹp đồng thời chứa đựng tiềm năng đa dạng sinh học cao vẫn còn được bảo tồn cho đến tận ngày nay, là đầu nguồn của các hệ suối chính như Suối Đồng Rì, Đồng Bài, Nước Trong, Nước Vàng, Đá Ngang… Chính vì vậy, vai trò của rừng
trong KBT rất quan trọng trong việc giữ nước, điều tiết nước chống xói mịn, rửa trơi đất, hạn chế lũ quét và sạt lở đất của khu vực.[32]
b. Khí hậu, thuỷ văn
KBTTN Khe Rỗ có khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng bởi dạng thời tiết ấm áp, ẩm ướt. Theo số liệu của trạm khí tượng thuỷ văn tỉnh Bắc Giang, nhiệt độ trung bình là 230 C (trung bình tháng cao nhất là 28,50c, trung bình tháng thấp nhất là 15,1 0C). Lượng mưa trung bình năm là 1.600 mm (trung bình tháng cao nhất là 2.031 mm; trung bình tháng thấp nhất là 11,4 mm).
Tổng số ngày mưa là 100 - 120 ngày, tập trung vào các tháng 5 – 9 (Do 1999). Độ ẩm khơng khí bình quân hàng năm là 82%, mùa mưa tăng lên 90% và giảm thấp trong mùa khô là 75%.
Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 944 mm, trung bình tháng cao nhất là 1.114 mm, tháng thấp nhất là 562 mm và thường bốc hơi mạnh vào các tháng 5,6,7. Tuy nhiên do độ che phủ rừng cao nên đã hạn chế được lượng nước bốc hơi, mùa khơ ít bị khơ, hạn gay gắt.
Sương mù thường xuất hiện vào giữa các tháng 9 và 2. Trong khi đó giữa tháng 11 và tháng giêng có sự hình thành băng giá có thể hại cho cây trồng và vật nuôi. Trong rừng Khe Rỗ có hai loại gió: gió vào mùa đông bắc, kèm theo mưa phùn và giá lạnh (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau); gió mùa đơng nam vào mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10). Đặc biệt trong mùa hè khu vực thường bị ảnh hưởng bởi sự di chuyển của bão, kèm theo mưa to gió lớn. Nhưng tác động của chúng thường được giảm nhẹ do có sự hình thành dãy núi Đơng Bắc.
Rừng Khe Rỗ nằm giữa hai thung lũng Khe Rỗ và Khe Đin. Với thảm thực vật phong phú, các thác nước bắt nguồn từ rừng Khe Rỗ là nguồn nước chính cho người dân trong xã An Lạc và cung cấp cho sông Lục Nam. Mặt khác trên thượng nguồn của các con suối có một số thác đẹp như: Thác Khe Vàng… rất hấp dẫn khách du lịch gần xa[18].
Đối chiếu đặc điểm khí hậu của địa bàn với chỉ tiêu phân loại khí hậu, tác giả thu được kết quả thể hiện ở bảng sau.
Bảng 2.1. Phân loại khí hậu sinh học Mức độ đánh giá Số tháng có nhiệt độ >=270C Số tháng có độ ẩm >=90% Số giờ nắng tồn năm Tốc độ gió trung bình m/s Rất xấu (N2) 4 5 1000 1 Bình thường (N1) 4-5 3 1200 1-1,5 Tốt (S2) 2-3 2 1200 1,5 Rất tốt (S1) 0 0 1500 2-3 Trạm Sơn Động S2 (V-IX) S1 S1 S1
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Sơn Động)
Kết quả đánh giá cho thấy chỉ tiêu nhiệt độ mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Số tháng có nhiệt độ cao (>270C) là 5 tháng từ tháng V đến tháng IX. Lượng mưa cao (>1800 mm/năm) tạo khơng khí mát mẻ, thống mát và phù hợp cho phép người dân xã An Lạc phát triển nền kinh tế theo hướng nông - lâm kết hợp, du lịch vườn trại trên cơ sở một hệ sinh thái đa dạng của nhiều loại cây rừng và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Với điều kiện khí hậu thuận lợi như vậy, nếu địa phương biết cách khai thác tài nguyên, thu hút du khách với các loại hình du lịch khác nhau thì người dân sẽ là người được hưởng lợi từ chính sản vật của rừng, từ đó sớm hình thành loại hình du lịch cộng đồng tại nơi đây.
c. Thổ nhưỡng
KBTTN Khe Rỗ được hình thành từ kỷ Đệ tứ nền địa chất gồm các loại đá mẹ chính như: đá Sa thạch, Phiến thạch sét, đá Sỏi sạn kết và phù sa cổ. Qua kết quả điều tra ngoài thực địa cho thấy trong KBTTN Khe Rỗ có hai loại đất chính sau:
- Đất Feralit trên núi, phân bố ở độ cao hơn 300 m , được che phủ bởi các tán thực vật nên tầng đất sâu ẩm và có lớp thảm mục khá dầy, đất giàu dinh dưỡng.
- Đất Feralit điển hình, phân bố ở độ cao 200-300 m, tập trung chủ yếu ở khu Tây bắc KBT, hình thành trên đá mẹ Phiến thạch, Sa thạch... Tầng đất từ trung bình đến dầy cịn mang tính chất đất rừng. Nơi cịn rừng thì tầng đất sâu ẩm, độ phì cao, nơi mất rừng thì đất bị thối hố mạnh.
Nhìn chung đất của KBT Khe Rỗ có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, tầng đất trung bình có độ sâu từ 50 cm đến 1m, đất tơi xốp, dễ thốt nước, khả năng
dính kết kém, dễ bị xói mịn, rửa trôi nếu không duy trì tốt độ che phủ của rừng. Phù hợp với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp[21]..
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, diện tích tự nhiên của xã An Lạc có 11.960,53 ha; trong đó đất sản xuất nơng nghiệp 380,79 ha .Cịn lại là rừng và đất rừng. Do diện tích nơng nghiệp có ít, chủ yếu là đất sản xuất lúa một vụ, đất đai có độ phì nhiêu thấp, vùng trồng lúa có độ mùn thấp, độ chua lớn nên điều kiện kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn, thu nhập cịn thấp.