7. Cấu trúc của luận văn
3.1. Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng
3.1.1. Giải pháp về quản lý
a. Tổ chức mơ hình quản lý
Hiện nay, việc quản lý hoạt động du lịch ở KBTTN Khe Rỗ được đặt dưới sự điều hành của Ban quản lý Tây Yên Tử. CĐĐP ở xã An Lạc lại trực thuộc quyền quản lý của xã đó, chưa tạo được sự liên thơng, liên kết giữa các bên tham gia. Để quản lý tốt hoạt động du lịch cộng đồng, đảm bảo các nguyên tắc yêu cầu của sự phát triển trước hết cần thống nhất quản lý về một đầu mối, đảm bảo công bằng quyền lực và lợi ích của các bên tham gia. Vì thế để đảm bảo các nguyên tắc và yêu cầu về phát triển du lịch cộng đồng tại KBTTN Khe Rỗ cần hình thành Ban quản lý DLCĐ. Ban quản lý DLCĐ có thể chỉ hình thành trong phạm vi hẹp sau đó nhân rộng ra các điểm du lịch khác trong KDL nhằm phát triển du lịch cộng đồng với mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời giúp cộng đồng tham gia tích cực hơn nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, góp phần đáng kể vào mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn KBTTN Khe Rỗ. Luận văn xin được đề xuất mô hình Ban quản lý DLCĐ và lấy xã An Lạc làm điểm. Hiện nay, An Lạc là nơi có hoạt động du lịch phát triển mạnh hơn các khu vực khác trong KDL. Để thành lập Ban quản lý DLCĐ cần tiến hành các cuộc họp cộng đồng tại địa phương với sự tham gia đầy đủ của lãnh đạo xã, các ban ngành và tổ chức đoàn thể của xã (như: nông dân, phụ nữ, thanh niên…), các hộ gia đình có điều kiện, đăng ký tham gia phục vụ khách du lịch, các hộ tham gia sản xuất và kinh doanh các mặt hàng thủ công. Cuộc họp cần thảo luận các vấn đề liên quan đến định hướng phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương để đi đến những thống nhất chung, đồng thời đây cũng là điều kiện để nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về hoạt động phát triển du lịch tại địa phương. Bên cạnh đó cộng đồng dân cư cũng tiến hành bầu Ban quản lý DLCĐ và các nhóm chức năng gồm nhóm đón tiếp và hướng dẫn khách, nhóm ẩm thực, nhóm sản xuất hàng thủ cơng và đặc sản địa phương[11].
Hình 3.1 : Mơ hình Ban quản lý DLCĐ ở xã An Lạc [24]
Thành phần Ban quản lý DLCĐ bao gồm:
- Trưởng ban là 01 lãnh đạo UBND xã An Lạc.
- Trưởng các thôn có tham gia hoạt động du lịch cộng đồng. - Đại diện Ban quản lý rừng đặc dụng Khe Rỗ.
- Đại diện của đơn vị kinh doanh du lịch, thành viên này có thể lấy từ DNTN Đường Việt, vì đây là một doanh nghiệp đang thi cơng dự án phát triển du lịch sinh thái trên địa phận KBTTN Khe Rỗ, doanh nghiệp có đóng góp lớn cho hoạt động du lịch cộng đồng tại đây.
+ Nhóm trưởng các nhóm chức năng là cộng đồng địa phương. Mỗi nhóm chức năng có từ 4-6 người.
Việc lựa chọn các thành viên trong Ban quản lý DLCĐ và các nhóm chức năng đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển du lịch CĐ tại địa phương. Đây phải là những người có kiến thức và tâm huyết với phát triển du lịch cộng đồng, có uy tín với cộng đồng cũng như có quỹ thời gian để triển khai các hoạt động tại địa phương.
Mục tiêu của mơ hình là:
Tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng đạt hiệu quả. Tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương.
Nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương cũng như các bên tham gia hoạt động du lịch trong việc khai thác, giữ gìn các giá trị tài nguyên du lịch, góp phần bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học trong KBT; khôi phục và phát huy các giá trị truyền thống địa phương.
Trao đổi những khó khăn, vướng mắc và giải quyết các mâu thuẫn, xung đột, hài hịa lợi ích các bên tham gia hoạt động du lịch cộng đồng.
Hình thành các hạt nhân tích cực trong cộng đồng, hướng tới mục tiêu cộng đồng làm chủ hoạt động du lịch tại địa phương.
Khi mơ hình Ban quản lý DLCĐ đi vào hoạt động cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Xây dựng các quy định về hoạt động du lịch cộng đồng: các quy định về phân phối lợi ích kinh tế từ hoạt động du lịch, mức giá các dịch vụ du lịch.
- Xây dựng các nội quy đối với các đối tượng tham gia hoạt động du lịch cộng đồng: nội quy dành cho cộng đồng; nội quy dành cho khách du lịch; nội quy dành cho doanh nghiệp du lịch và hướng dẫn viên.
- Xây dựng các kế hoạch hoạt động du lịch cộng đồng.
- Phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng: Tổ chức nghiên cứu, điều tra, đánh giá hiện trạng tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của các thơn, xóm trong KDL. Trên cơ sở đó đưa ra những sản phẩm, loại hình du lịch phục vụ khách du lịch. Thực tế cho thấy, tại địa phương khách du lịch rất ưa thích loại hình tham quan các thơn bằng xe trâu/xe bị và đạp xe dã ngoại. Thời gian tới cần tiếp tục khai thác hình thức du lịch này và nâng cao cách thức phục vụ phù hợp với yêu cầu của du khách.
- Nâng cao năng lực cho phát triển cộng đồng bằng cách tổ chức các chương trình học tập kinh nghiệm quản lý DLCĐ của các địa phương trong nước sau đó là các quốc gia có hoạt động du lịch cộng đồng cũng như liên hệ thường xuyên với các phòng, ban chức năng như Phịng Nghiệp vụ Du lịch – Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch tỉnh Bắc Giang, phịng Văn hóa – Thơng tin huyện Sơn Động để nhận được sự hỗ trợ về chuyên môn, chỉ đạo, hướng dẫn vận hành mơ hình du lịch cộng đồng. Mặt khác, cần tổ chức, điều hành các hoạt động du lịch cộng đồng đạt hiệu quả.
- Công tác tổ chức hoạt động du lịch cần thực hiện theo Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Khu di lịch sinh thái rừng Khe Rỗ, xã An Lạc, huyện sơn Động (tỉ lệ 1/500), UBND tỉnh Bắc Giang, 2014. Tất cả mọi hoạt động về đầu tư phát triển du lịch cộng đồng phải tuân thủ theo quy hoạch và được cấp có thẩm quyền phê duyệt .
Dựa trên các điều kiện thực tế tại KBTTN Khe Rỗ, luận văn đề xuất một số mơ hình phục vụ du lịch trong khu vực. Các mơ hình du lịch này chủ yếu tập trung ở các 6 thôn xã An Lạc là những khu vực vùng đệm trong KBT để phục vụ phát triển du lịch,... Các mơ hình này có thể trực tiếp hay gián tiếp phục vụ cho hoạt động du lịch, giúp CĐĐP có thêm việc làm và thu nhập.
Mơ hình làng nghề truyền thống
Mơ hình này có thể tổ chức ở xã An Lạc. Hiện nay, nghề thêu mây tre đan và làm hương của xã An Lạc đã mai một, các cấp, các ngành và các hộ dân cần phối hợp với nhau để khôi phục lại nghề của làng, một phần tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, mặt khác có thể tổ chức cho du khách tham quan việc sản xuất hàng thêu ren tại các hộ gia đình. Ngồi ra, Cơng ty TNHH thương mại nằm trên địa bàn xã Gia Vân cũng là nơi có thể kết hợp để phát triển mơ hình làng nghề truyền thống với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
Mơ hình nhà vườn. Mơ hình này gồm vườn cây ăn quả, vườn trồng rau sạch.
Vườn cây ăn quả có thể tiến hành trồng trong xã An Lạc, là những nơi có đất đai phù hợp hình thành vườn cây ăn quả lớn. Vườn có thể trồng các loại quả: na, bưởi, đặc sản của địa phương là vải thiều…ngồi ra, kết hợp ni ong lấy mật được khách du lịch rất ưu thích và sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên . Từ đó tạo cơ hội cho khách du lịch trong chuyến hành trình ngồi việc “đi bộ dã ngoại hoặc đạp xe qua các thơn” cịn có thể vào thăm các vườn cây ăn quả và thưởng thức các loại hoa quả trực tiếp của người dân địa phương.
Vườn trồng rau sạch có thể tổ chức ở các thơn của xã An Lạc. Mơ hình trồng rau sạch sẽ là nguồn cung cấp sản phẩm cho các nhà hàng, các hộ làm nhà nghỉ, người dân sống trong khu vực. Mơ hình này cũng có thể là địa điểm để tổ chức cho khách du lịch trải nghiệm công việc làm đồng, trồng rau của người dân địa phương.
Mơ hình trang trại chăn ni
Thích hợp tổ chức tại xã An Lạc với các hình thức chăn ni dê, lợn, trâu bị, gia cầm,…sản phẩm của mơ hình sẽ là nguồn cung cấp thực phẩm đặc sản cho các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn.
Các mơ hình đề xuất sẽ giúp đa đạng hóa các hình thức tham gia của cộng đồng vào du lịch và cung cấp thực phẩm cho khách.
c. Khai thác các sản phẩm du lịch
Ngoài việc tổ chức thật tốt các điều kiện phục vụ khách du lịch tham quan theo các tuyến du lịch đã được định hướng. Các tuyến 1, 2 và 3 đã được khách lựa chọn nhiều cần phát huy và nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ yêu cầu của du khách và thu hút khách ngày càng đông hơn nữa. Ngoài ra, trong thời gian tới tại KBTTN Khe Rỗ cần chú trọng khai thác những sản phẩm du lịch tiêu biểu sau:
Kết hợp tham quan khu bảo tồn với đa dạng sinh học có rất nhiều lồi được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và các di tích lịch sử văn hóa. Dân cư trong xã An Lạc là đồng bào dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Tày với những phong tục tập quán riêng mang lại cho du khách những trải nghiệm mới và nhưng hiểu biết thêm về văn hóa các dân tộc anh em sinh sống trên lãnh thổ nước ta.
Kết hợp việc tham quan các di tích lịch sử văn hóa, các điểm du lịch về nguồn và thư giãn tắm suối nước Khe Rỗ, Khe Đin, thác Khe Vàng và hồ Vũng Trịn. Ngồi ra kết hợp một số tuyến du lịch với địa bàn các huyện lân cận trong tỉnh và ngồi tỉnh như: Suối mỡ, hồ Khn Thần, chùa Yên Tử,…Kết hợp việc đi bộ dã ngoại hoặc đi xe trâu, xe bị qua 12 thơn của xã An Lạc với thăm cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống trực tiếp tại nhà người dân.