7. Cấu trúc của luận văn
2.2. Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ở KBTTN Khe Rỗ
2.2.2. Khả năng tiếp cận điểm đến
Xét về CSHT giai thông vận tải của KBTTN Khe Rỗ ngoài việc nghiên cứu CSHT trong nội bộ khu du lịch, ta cịn phải đặt nó vào trong mối quan hệ với giao thông của huyện Sơn Động và Của tỉnh Bắc Giang. Trong đó giao thơng tồn tỉnh với tư cách là hạ tầng bên ngoài, quyết định việc đáp ứng được hay không nhu cầu du lịch tới địa bàn.
a. Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang là tỉnh miền núi, nhưng lại có hệ thống mạng lưới giao thơng vận tải phát triển, phân bố đều và hợp lý, với đủ ba loại hình đường bộ, đường sắt và đường sông. Quốc lộ 1A mới đã hoàn tất chạy qua Bắc Giang, tạo nhiều giao cắt với các tuyến nội tỉnh, là những vị trí thuận lợi cho việc xây dựng các cụm, khu công nghiệp nhằm thu hút vốn đầu tư.
Đường bộ, mạng lưới giao thơng này có chiều dài hơn 4.000 cây số với 4 tuyến quốc lộ chạy qua dài 258 km, 15 tuyến đường tỉnh dài 339 km, 82 tuyến đường huyện dài 535 km và hơn 2.000 km đường xã, đường nội thị. Riêng đường giao thơng nơng thơn và nội đồng có khoảng gần 3.500 km. Nếu không kể đường xã và đường giao thông nông thôn, mật độ giao thông đường bộ của địa phương cao hơn so với cả nước, đạt mức 0,3 km/km2 và 0,78 km/1000 dân, trong khi trung bình cả nước là 0,22 km/km2 và 0,96 km/1000 dân.
Đến giữa năm 2001, cùng với quốc lộ 1A mới, các tuyến quốc lộ 31 và 37 đã được trải nhựa. Các đường tỉnh lộ có 205 km trên 339 km đã được trải nhựa, bằng 61%. Các tuyến huyện lộ mới có 43km/529 km, bằng 8,1% được trải nhựa. Phong trào làm đường giao thơng nơng thơn và kiên cố hố đường làng ngõ xóm phát triển khá, với tốc độ 100 km đường mỗi năm.
Đường sắt, Bắc Giang có ba tuyến đường sắt chạy qua với chiều dài 94 km khởi hành từ Hà Nội, dừng tại Bắc Giang và đi tiếp Trung Quốc, lên Thái Nguyên hoặc xuống Quảng Ninh. Ngồi ra, Bắc Giang cịn có hai tuyến đường sắt chuyên dùng vào cảng A Lữ và Nhà máy Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc.
Đường sơng, Bắc Giang có 3 hệ thống đường sông nằm theo các sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam. Tổng chiều dài đang khai thác là 187 km trên tổng chiều dài 347 km, và có hệ thống cảng phục vụ tương đối tốt. Cảng lớn nhất là
cảng A Lữ, nằm tại thị xã Bắc Giang, thuộc hệ thống cảng dân dụng, có năng lực thơng qua khoảng 150-200 nghìn tấn/năm. Cảng lớn thứ hai là cảng chuyên dùng của Cơng ty Phân đạm và Hố chất Hà Bắc có năng lực thơng qua 70 - 100 nghìn tấn/năm. Ngồi ra, Bắc Giang cịn nhiều cảng địa phương khác với qui mơ nhỏ, có tổng năng lực bốc xếp khoảng 3 - 5 nghìn tấn/năm.
Phương thức vận tải chủ yếu ở Bắc Giang là vận tải đường bộ và đường sông và một phần nhỏ qua đường sắt. Năm 2000, sản lượng hàng hoá vận tải đạt khoảng trên 3 triệu tấn. Vận tải hành khách chủ yếu qua đường bộ, khoảng 2,5 triệu người. Ước tính tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm của cả hai loại hình này khoảng 3 - 5%. Khoảng 2/3 lượng hành khách và hơn 90% lượng hàng hoá vận tải là do doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể đảm trách
Bắc Giang có 5 bến xe ơ tơ chính và nhiều bến nhỏ phục vụ hoạt động vận chuyển khách và hàng hoá khá thuận tiện.
Vận tải đường sơng chủ yếu là vận chuyển hàng hố, cịn vận chuyến khách khơng đáng kể. Lượng hàng hoá qua mạng lưới này ước đạt gần 600 nghìn tấn mỗi năm.
Đường sắt qua Bắc Giang gồm có bốn ga, trong đó có hai ga chính là ga Bắc Giang và ga Kép. Các ga này ước tính thu hút 6 - 7% tổng khối lượng và 25% lượng hành khách trên toàn tuyến[32].
b. Mạng lưới giao thông của khu du lịch KBTTN Khe Rỗ
Cách Hà Nội khoảng 180 km, KBTTN Khe Rỗ thuộc xã An Lạc là xã cuối cùng của huyện Sơn Động của bản đồ hành chính Bắc Giang. Mạng lưới giao thông đường bộ của huyện Sơn Động không phát triển đầy đủ. Tuy nhiên, đường nối giữa thị trấn An Châu và KBTTN Khe Rỗ không phải là kém nhất. Giữa con đường chính số 31 và xã An Lạc, giao thơng được kết nối bằng con đường phụ hẹp hơn, đang được mở rộng hơn (một cây cầu trong xã Vân Sơn). Từ trụ sở của xã An Lạc dẫn đi các đường nhánh khác nhau, đa số được làm bằng đất, để đến KBT TN Khe Rỗ. Đường quan trọng nhất trong số này và chắc chắn được những người khách du lịch sử dụng vào cuối tuần là con đường dẫn đến làng Nà Ó hoặc đường dẫn vào hồ Vũng Trịn con đường được là bằng xi măng (phía dưới là mương nước). Trước khi vào vũng trịn UBND xã An Lạc đã quy hoạch 1 bãi đỗ xe có sức chứa vài chục xe
ơ tơ và các phương tiện xe 2 bánh tạo điều kiện thuận lợi cho người khách du lịch đến thăm khu cảnh quan. Hiện nay, một đường khác để dẫn tới Rừng Khe Rỗ là từ phía tây bắc (dẫn đến làng Đồng Bai), nhưng đây là một con đường nối phụ và trong điều kiện xấu. Tất cả 3 lối vào chính (Biểng, Na Trang và Đồngng Bài) về mặt chiến lược được bảo vệ bởi các trạm kiểm lâm, có vị trí dường như hồn tồn phù
hợp với bản chất địa hình và nhu cầu của khu cảnh quan.
Trong xã An Lạc, khơng có các phương tiện giao thơng cơng cộng, cũng như xe ôm, taxi. Gần xã Vân Sơn, có một xe bus hàng ngày đi Hà Nội (lúc 7h) và có xe ơm, taxi. Ai muốn đi lại từ An Lạc phải sử dụng phương tiện cá nhân. Từ An Châu ln có xe ơm hay taxi, mặt khác có xe bus khởi hành/ đến thành phố Bắc Giang (cách nhau ít nhất 30 phút 1 chuyến, từ 5h đến 17h) và khởi hành/đến Hà Nội (2-3 xe bus mỗi ngày).