Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng lưu vực thủy điện khe bố, tỉnh nghệ an​ (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung Bộ. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía Nam. Tổng diện tích 16.487km². Nghệ An bao gồm 1 thành phố trực thuộc, 3 thị xã và 17 huyện, có toạ độ địa lý:

Từ 180 52’20’’ - 200 00’00’’ Vĩ độ Bắc,

từ 1030 50’20’’ đến 1050 49’43’’ Kinh độ Đơng. - Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa;

- Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh; - Phía Đơng giáp biển Đơng;

- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Huaphanh (Lào); - Phía Tây giáp tỉnh Xiengkhuang (Lào); - Phía Tây Nam giáp tỉnh Borikhamxay (Lào).

Lưu vực thủy điện Khe Bố nằm trên địa bàn 4 huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cng và Quỳ Hợp.

- Phía Bắc, Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

- Phía Nam nước Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào và huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

- Phía Đơng Bắc giáp huyện Quế Phong, phía Đơng giáp huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An

3.1.2. Địa hình, địa thế

Lưu vực Khe Bố nằm ở Đơng Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ

Tây - Bắc xuống Đông - Nam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn.

Nhìn chung địa thế trong lưu vực thủy điện Khe Bố cao ở phía Tây và thấp dần xuống phía Đơng. Địa hình rất đa dạng và phức tạp, với nhiều kiểu địa hình, núi cao, núi trung bình, núi thấp và vùng thung lũng đan xen nhau. Có thể phân chia thành 5 kiểu địa hình chính như sau:

- Kiểu địa hình núi cao

Địa hình chia cắt mạnh, độ dốc bình quân từ 250-450. Độ cao bình quân 1.500m. Tỷ lệ che phủ rừng lớn, tập trung diện tích rừng có trữ lượng cao, có

nhiều nguồn gen động, thực vật quý hiếm.

- Kiểu địa hình núi trung bình

Địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc bình quân từ 200- 250. Độ cao bình quân 1.200m. Tỷ lệ che phủ rừng cao, là nơi tập trung diện tích rừng

có trữ lượng cao.

- Kiểu địa hình núi thấp

Đây là vùng chuyển tiếp giữa kiểu địa hình núi trung bình và vùng thung lũng, vùng ven biển, độ dốc bình quân từ 150- 200, độ cao trung bình từ 600 - 800 m. Độ che phủ của rừng khơng cao, rừng tự nhiên cịn ít, rừng trồng

manh mún.

- Kiểu địa hình thung lũng và máng trũng

Kiểu địa hình này, nằm dọc theo các triền Sơng Lam. Vùng này có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ 400 - 600m, độ dốc trung bình từ 50 - 100.

3.1.3. Khí hậu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chuyển tiếp của khí hậu miền Bắc và miền Nam, khu vực khe bố có 2 mùa rõ rệt Hè, Đơng. Từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam khơ và nóng. Vào mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng

Bắc lạnh và ẩm ướt. Do địa hình phân bố phức tạp nên khí hậu ở đây cũng phân theo tiểu vùng và mùa vụ. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.670mm; nhiệt độ trung bình: 25,2°C; độ ẩm tương đối trung bình: 86-87%; lượng mưa trung bình năm là 1.800-2.000mm. Nằm ở vùng phía Tây tỉnh Nghệ An, 03 huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cng là những địa phương có những nét đặc trưng của rừng mưa nhiệt đới với độ ẩm cao, độ chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn.

Chế độ gió bão khá phức tạp: Gió mùa Đơng Bắc từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau mang theo khơng khí lạnh, gió Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo khơng khí khơ nóng, gió Đơng Nam từ Biển Đơng vào thường gây ra mưa bão. Ngoài ra các vùng núi thường có gió lốc, mưa đá, sương muối cũng ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của bà con nông dân.

3.1.4. Thủy văn

Lượng mưa hàng năm tương đối lớn nên nguồn nước mặt khá dồi dào (khoảng 23 tỷ m3 nước), rất thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi cũng như sinh hoạt đời sống của nhân dân. Lượng nước bình quân 1,0 ha đất tự nhiên là 13.064m3, nhưng phân bố không đều theo các vùng và các mùa trong năm.

Hơn 70% lượng nước mưa tập trung vào các tháng 8, 9, 10 và tiểu mãn (Tháng 5) nên thường gây lũ lụt. Các tháng còn lại chiếm 30% lượng nước mưa nhưng thường phân bố không đều nên gây ra hạn hán.

Hệ thống sông suối trong tỉnh dày đặc, mật độ lên tới 0,6 đến 0,7km/km2. Lưu vực sông lớn nhất là sơng Cả (Sơng Lam) dài 375km, có lưu vực 28.590km2, có 117 thác lớn nhỏ, có khả năng cung cấp nước cho hồ thuỷ lợi và thuỷ điện Bản Vẽ, Khe Bố, Nậm Mô, Nậm Nơn…

3.1.5. Thổ nhưỡng

Đất đai trong vùng nghiên cứu có 6 nhóm đất gồm 16 đơn vị đất, trong đó nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi chiếm khoảng 96% tổng diện tích, phân bố theo các nhóm đất sau:

- Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét: Phân bố trên một

phạm vi rộng khắp các huyện, tập trung nhiều ở Tương Dương, Con Cng. Đất đỏ vàng trên phiến sét có hầu hết ở các loại địa hình nhưng tập trung ở vùng núi thấp, độ dốc lớn, tầng đất khá dày; ở các vùng thấp đất đỏ vàng trên phiến sét gặp nhiều trên các đồi đất, tầng đất mỏng hoặc trung bình. Đất đỏ vàng trên phiến sét ở vùng có thảm thực vật cây bụi là loại đất có độ phì khá, độ mùn từ 2 - 4%, đạm từ 0,1 ÷ 0,25%, lân từ 0,006 ÷ 0,07%, kali từ 1 ÷ 2%, độ chua cao, pHKCL < 4, thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét nhẹ, độ dày tầng đất phần nhiều trên 50 cm; ở trên các vùng có thảm thực vật là cỏ và đất hoang hố (do bị xói mịn mạnh) tầng đất thường mỏng từ 30 ÷ 50 cm.

- Đất vàng nhạt phát triển trên sa thạch và cuội kết: Phân bố rải rác

theo dải hẹp xen giữa các dải đất phiến thạch kéo dài theo hướng Tây bắc – Đông nam phân bổ rải rác trên các huyện Tương Dương, Kỳ Sơn,… Do thành phần cơ giới tương đối nhẹ hơn so với đất phiến thạch sét nên đất vàng nhạt trên sa thạch thường bị xói mịn mạnh, tầng đất tương đối mỏng và nhiều nơi trơ sỏi đá. Chỉ có một số nơi địa hình núi cao, thảm thực vật che phủ khá mới có độ dày tầng đất từ 50 ÷ 70 cm. Đất vàng nhạt trên sa thạch thường nghèo dinh dưỡng, ở các vùng núi cao lượng mùn từ 1,5 ÷ 2,5%; ở vùng thấp lượng mùn thường không quá 1,5%. Các chỉ tiêu như đạm, lân, kali điều nghèo, độ chua cao pHKCL < 4, độ bazơ thấp, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến cát pha, hạt rời rạc, khả năng giữ nước và kết dính kém, thành phần keo sét thấp, khả năng giữ màu kém.

- Đất vàng đỏ phát triển trên các đá axit: Phân bố rải rác ở các huyện,

Con Cuông, Tương Dương. Phần lớn đất vàng đỏ trên đá axit có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo dinh dưỡng, bị xói mịn rửa trơi mạnh, độ chua lớn (pHKCL < 4), ít có nghĩa trong sử dụng sản xuất nông nghiệp.

- Đất đỏ nâu trên đá vôi: Phân bố rải rác ở các huyện: Quỳ Hợp, Con

địa hình thấp thường có tầng dày hơn; ở vùng núi cao đất đá vôi bị phong hố và rửa trơi mạnh nên tầng đất mỏng hơn. Tuy nhiên, phần lớn đất đá vơi có độ dày tầng đất khá thường trên 50 cm, độ phì ở đất đá vơi khá, mùn từ 2 ÷ 4%; đạm trên 0,15%, đất chua pH < 4, độ no bazơ nhỏ dưới 50%.

- Đất Feralit đỏ vàng trên núi, đất mùn trên núi cao: Đất Feralit vùng đồi:

Tập trung ở Kỳ Sơn, phần lớn là đồi trọc, hoặc có cây bụi do rừng bị tàn phá. Do đất bị rửa trơi, xói mịn nhiều nên ít mùn (<2%), độ chua cao (pH = 4 ÷ 4,5), có hiện tượng đá ong hoá mạnh. Đất Feralit vùng núi thấp có thảm thực vật che phủ tương đối cao. Do sườn núi dốc mạnh, nước ngầm khơng đọng lại trong đất, dịng nước ngầm chảy mạnh, nên các dạng kết vón và tầng đá ong không phát triển được. Hàm lượng mùn 2 ÷ 4%; đạm tổng số 0,1 ÷ 0,25%; lân tổng số 0,06 ÷ 0,07%; kali tổng số 1 ÷ 2%; độ chua thuỷ phân 6,61đl ÷ 15đl/100g đất, tổng số cation trao đổi 91đl ÷ 14đl/100g đất, thành phần cơ giới từ thịt nặng đến sét nhẹ, độ dày tầng đất phổ biến trên 50 cm, ở các nơi đồi trọc, đất hoang hoá, tầng đất mỏng hơn (30 cm –50 cm).Đất Feralit trên núi cao do khí hậu mang tính á nhiệt đới, độ ẩm tăng do mưa nhiều, rừng bị tàn phá, thực vật cịn nhiều, trong đó số lượng cây rụng lá tăng lên nên hàm lượng mùn cao (5 - 8%). Đất Feralit mùn trên núi cao: có ở độ cao từ 1800 m trở lên, khí hậu mang tính á ơn đới rõ rệt, có thời gian nhiệt độ hỗn giao giữa chất hữu cơ được phân dải rất chậm nên lượng mùn cao (8 - 12%). Đất xốp, giữ nước mạnh, kết cấu tốt.

- Đất phù sa: Phân bố rải rác ở các sông như: sông Cả. Đất hàng năm bị

ngập do lụt, lượng phù sa lớn, độ phì cao. Đây là vùng đất có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp, chuyên trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng lưu vực thủy điện khe bố, tỉnh nghệ an​ (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)