Đơn giá chi trả cho 1,0 ha rừng trong lưu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng lưu vực thủy điện khe bố, tỉnh nghệ an​ (Trang 71 - 86)

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

Đơn giá (đồng/ha)

300.984 328.249 126.944 131.803 105,935

Như vậy, thực hiện tính tốn chi trả DVMTR cho 6 lưu vực là thủy điện trong lưu vực Khe Bố, và thu được kết quả 138,42362346 tỷ đồng/5 năm. Trong đó, năm 2014 là cho sản lượng điện lớn nhất tương đương với số tiền chi trả DVMTR lớn nhất.

4.2.4. Những thuận lợi và khó khăn về chi trả DVMTR ở Nghệ An theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP. Nghị định 99/2010/NĐ-CP.

4.2.4.1. Thuận lợi

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã và đang đi vào hoạt động, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và Nhà nước. Song, đây là chính sách mới, có nhiều vấn đề phức tạp nên trong quá trình thực hiện gặp rất nhiều khó khăn.

Mặc dù tỉnh Nghệ An đã triển khai thực hiện chính sách và thực được một số nội dung cụ thể như:

- Thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Nghệ an và đi vào hoạt động.

- Các ngành liên quan đã cung cấp thông tin và số liệu cần thiết để thưc hiện chính sách.

- Cơ quan quản lý về lâm nghiệp đã thống kê được tình trạng 3 loại rừng, giao đất, giao rừng, rà sốt hiện trạng rừng. Thực hiện đúng quy trình chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, đúng quy định, nghị định, thơng tư hướng dẫn Chính phủ, Bộ, ban, ngành liên quan.

- Các lưu vực có cung ứng DVMTR đã xác định được ranh giới lưu vực, điểm đầu ra các lưu vực và diện tích rừng trong lưu vực. Xác định được các loại rừng, diện tích các loại rừng được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Thống kê chi tiết cụ thể, rõ ràng các đối tượng được hưởng chi trả dịch vụ môi trường rừng, và đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng, mức chi trả dịch vụ mơi trường rừng

4.2.4.2. Khó khăn

Tuy nhiên, do chính sách mới, vì vậy trong quá trình thực hiện vì khơng có cách hiểu đồng nhất, chính xác giữa người chi trả, người cung cấp và bên trung gian. Thực chất chi trả dịch vụ môi trường rừng là dựa trên cơ chế chi trả tự nguyện. Do đó, khi hiểu sai sẽ dẫn đến làm sai mà không mang lại hiệu quả mong muốn.

- Cơ chế quản lý và sử dụng tiền chi trả trên thực tế khó triển khai, tiền chi trả DVMTR đến chủ rừng còn chậm và hạn chế.

- Bên cạnh đó, khi thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng tại các địa phương vẫn thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể triển khai, thiếu các quy định chặt chẽ liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với bảo vệ nguồn nước và cảnh quan thiên nhiên.

- Khó khăn lớn nhất là thực hiện công tác giao đất giao rừng để xác định danh sách chủ rừng, diện tích rừng của từng chủ rừng và xác định hệ số K. Do khối lượng công việc thực hiện rất lớn cả về số diện tích rà sốt, số lượng địa phương. Cụ thể là:

a) Về mặt kỹ thuật

- Khó khăn trong xác định hệ số K chính xác cho từng lơ rừng theo từng tiêu chí đảm bảo tính cơng bằng trong chi trả DVMTR, việc chi trả DVMTR sẽ cịn gặp nhiều khó khăn do có sự tranh cãi về quyền lợi.

b) Về mặt xã hội

- Trong năm đầu thực hiện chi trả DVMTR kinh phí để tổ chức triển khai cịn hạn hẹp.

- Do có nhiều biến động của nền kinh tế, trong quá trình việc thu tiền DVMTR của bên mua DVMTR, có nhiều thủy điện cịn chậm trong việc nộp tiền DVMTR, làm chậm tiến độ khi thực hiện chi trả DVMTR

- Quy định sử dụng tiền chi trả đối với người được chi trả tiền dịch vụ là các tổ chức nhà nước (chủ rừng) chưa rõ, như việc tổ chức nhà nước sử dụng kinh phí đối với số diện tích rừng mà mình tự tổ chức bảo vệ, vì chỉ quy định chi trả cho các hộ nhận khốn rừng.

- Diện tích đất lâm nghiệp trong các lưu vực thủy điện hàng năm có nhiều biến động như chuyển đổi mục đích sử dụng, trồng mới, khai thác, cháy rừng, khoanh nuôi bảo vệ, thừa kế, chuyển nhượng, thế chấp… và đặc biệt là biến động do việc di chuyển dân vùng ngập của thủy điện Bản Vẽ và các thủy điện khác.

4.3. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chi trả DVMTR trong lưu vực Khe Bố tỉnh Nghệ An trong lưu vực Khe Bố tỉnh Nghệ An

4.3.1. Giải pháp về kỹ thuật

- Xác định hệ số K: Cơ sở cho hệ số K còn thiếu, gây phức tạp trong thực hiện. Vì vậy cần thực hiện những nghiên cứu xác định giá trị của DVMTR như nghiên cứu về khả năng giữ đất, giữ nước của các trạng thái rừng; có thêm các nghiên cứu về ảnh hưởng của nguồn gốc và mục đích sử dụng rừng tới dịng chảy, xói mịn và bồi lắng lịng hồ.

- Với Nghệ An, đến thời điểm này kết quả thực hiện kiểm kê rừng đã hoàn thành, số liệu loại đất, loại rừng và hiện trạng rừng đã xác định, vì vậy có thể sử dụng hiện trạng rừng kiểm kê làm cở sở để xác định hệ số K trên địa bàn tỉnh. Cụ thể có thể nghiên cứu theo các nguyên tắc và tiêu chí như:

*) Nguyên tắc xác định hệ số chi trả dịch vụ môi trường rừng. Hệ số K dùng để điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng nên nó phải thay đổi theo hiệu quả mơi trường của rừng, nhưng đồng thời nó cũng dùng để điều chỉnh lợi ích cho các chủ rừng nhằm mang lại cơng bằng xã hội trong chi trả dịch vụ mơi trường rừng, nên nó cũng phải thay đổi theo đặc điểm xã hội của khu rừng. Nguyên tắc xây dựng hệ số K được xác định như sau:

+ Hệ số K phải thay đổi theo hiệu quả môi trường của khu rừng. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhằm đảm bảo chi trả DVMTR mang tính cơng bằng và khuyến khích các chủ rừng tạo ra những dịch vụ môi trường ngày càng tốt hơn.

+ Hệ số K phải dễ áp dụng trong thực tiễn. Điều này đảm bảo rằng với cùng một lô rừng mọi người xác định hệ số K đều được kết quả như nhau, đồng thời mọi chủ rừng có thể tự xác định được hệ số K cho các lơ rừng của mình.

+ Hệ số K phải được cân nhắc, điều chỉnh một phần nhằm thúc đẩy việc chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ và phát triển rừng. Đây là nguyên tắc đảm bảo tính xã hội của hệ số K. Nó như một

yếu tố góp phần giảm bớt những mâu thuẫn trong chia sẽ những nguồn lợi từ rừng, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào quản lý bảo vệ rừng.

+ Hệ số K được xác định bằng phương pháp so sánh tương đối. Hệ số K của một loại rừng sẽ được tính bằng tỷ lệ giữa hiệu quả mơi trường của nó với hiệu quả mơi trường của loại rừng có hiệu quả mơi trường cao nhất. Như vậy, hệ số K của loại rừng có hiệu quả mơi trường cao nhất sẽ là 1.0, còn hệ số K của các loại rừng khác sẽ nhỏ hơn 1.0.

Như vậy, hệ số K được xác định bằng cách so sánh tương đối hiệu quả môi trường của các loại rừng. Tuy nhiên, hiệu quả môi trường lại tỷ lệ với những những yếu tố ảnh hưởng, nên trong thực tế hệ số K được xác định bằng việc so sánh tương đối các yếu tố ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả mơi trường, cịn được gọi là những chỉ số phản ảnh hiệu quả mơi trường.

*) Các tiêu chí được sử dụng để xác định hệ số K

Theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP có bốn tiêu chí chủ yếu được áp dụng để xác định hệ số K gồm loại rừng, trạng thái rừng, nguồn gốc hình thành rừng, và mức độ khó khăn trong bảo vệ rừng. Tuy nhiên, tuỳ tình hình số liệu tài liệu và đặc điểm mối quan hệ xã hội liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng mà một địa phương có thể quyết định sử dụng một, hai, ba hay cả 4 tiêu chí trên.

- Các chỉ số được sử dụng để xác định hệ số K

Những dịch vụ mơi trường rừng chủ yếu có thể thu được tiền của đối tượng sử dụng hiện tại là dịch vụ giữ đất chống bồi lắng lòng hồ và giữ nước cho các hồ thủy điện và các cơ sở cấp nước. Các chỉ số phản ảnh hiệu quả giữ đất và giữ nước như sau.

+ Chỉ số phản hiệu quả giữ đất của rừng. Hiệu quả giữ đất của rừng cho các cơ sở thủy điện về cơ bản là hiệu quả chống xói mịn giảm lượng phù sa bồi lắng lịng hồ. Nó phụ thuộc chủ yếu vào mức che phủ mặt đất của rừng, mức che phủ càng cao thì tác động của mưa đến mặt đất càng nhỏ, xói mịn càng thấp. Chỉ số về mức độ che phủ mặt đất C của thảm thực vật được

xác định bằng công thức sau: C = (TC/H+CP+TM), trong đó TC là tỷ lệ giữa diện tích hình chiếu các tán cây tầng cao với diện tích mặt đất, H là chiều cao vút ngọn trung bình của tầng cây cao tính bằng mét, CP là tỷ lệ che phủ mặt đất của lớp thảm tươi cây bụi, TM là tỷ lệ che phủ mặt đất của lớp thảm khô trên mặt đất. Đây là chỉ số cấu trúc lớp phủ thực vật có liên hệ chặt nhất với cường độ xói mịn (Vương Văn Quỳnh, 1997). Vì vậy, có thể sử dụng phương pháp so sánh chỉ số C của các trạng thái rừng để xác định hệ số K cho chúng.

4.3.2. Giải pháp về chi trả

4.3.2.1. Chi trả theo nhóm chủ rừng

- Theo số liệu tổng hợp, phân tích, đánh giá cho thấy: Diện tích rừng tự nhiên chiếm đa phần (97,98%), diện tích rừng trồng chiếm tỷ lệ rất nhỏ (2,02%). Diện tích rừng phục hồi chiếm hơn 1/2 (58,67%). Rừng đặc dụng chiếm tỷ lệ rất thấp 9,97%; rừng phòng hộ chiếm chủ yếu 52,67%; rừng sản xuất 37,36%. Cho thấy giữa các lô rừng trong khu vực nghiên cứu tương đối đồng nhất về mức độ khó khăn trong cơng tác quản lý, bảo vệ rừng.

- Mặt khác, diện tích rừng do tổ chức quản lý chiếm 75%; UBND xã, cộng đồng dân cư chiếm 10%; hộ gia đình chiếm 15%, tức là diện tích của hộ gia đình chiếm tỷ lệ khơng lớn.

- Vì vậy, đề xuất giải pháp chi trả như sau: Đối với diện tích do tổ chức, UBND xã, cộng đồng dân cư quản lý chi trả theo đơn giá tính tốn; cịn đối với các hộ gia đình chi trả theo nhóm hộ, các hộ tự thõa thuận với nhau.

4.3.2.2. Chi trả theo hình thức lồng ghép các nguồn vốn

Tùy theo từng giai đoạn, tùy theo khả năng huy động được các nguồn vốn hợp pháp mà có thể chọn một trong hai phương pháp lồng ghép sau:

Phương pháp thứ nhất:

* Đối với những diện tích thuộc lưu vực các nhà máy thủy điện có đơn

- Đối tượng giao, khốn bảo vệ rừng là hộ gia đình theo quy định tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo: 300.000đồng/ha/năm. Nếu đơn giá chi trả DVMTR lớn hơn hoặc bằng 300.000 đồng/ha thì chỉ sử dụng nguồn vốn DVMTR để chi trả cho kinh phí bảo vệ rừng.

- Đối tượng giao, khoán bảo vệ rừng theo Quyết định 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020: 200.000 đồng/ha/năm. Nếu đơn giá chi trả DVMTR lớn hơn hoặc bằng 200.000 đồng/ha thì chỉ sử dụng nguồn vốn DVMTR để chi trả cho kinh phí bảo vệ rừng.

- Đối với diện tích rừng do UBND các xã đang trực tiếp quản lý theo Quyết định 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng: 100.000 đồng/ha/năm. Nếu đơn giá chi trả DVMTR lớn hơn hoặc bằng 100.000 đồng/ha thì chỉ sử dụng nguồn vốn DVMTR để chi trả cho kinh phí bảo vệ rừng.

* Đối với diện tích rừng thuộc lưu vực các nhà máy thủy điện có đơn

giá chi trả DVMTR thấp hơn định mức nhà nước quy định hiện hành:

- Đối tượng giao, khốn là hộ gia đình nhận khốn bảo vệ rừng theo quy định tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP: 300.000 đồng/1ha/năm. Nếu đơn giá chi trả DVMTR thấp hơn 300.000 đồng/ha thì sử dụng nguồn sự nghiệp 30a chi bù đắp tối đa bằng 300.000 đồng/ha/năm.

- Đối tượng giao, khoán bảo vệ rừng theo Quyết định 57/QĐ-TTg: 200.000 đồng/ha/năm. Nếu đơn giá chi trả DVMTR thấp hơn 200.000 đồng/ha thì sử dụng nguồn vốn ngân sách hoặc huy động các nguồn vốn hợp pháp khác (nếu có) để chi bù đắp tối đa bằng 200.000 đồng/ha/năm.

- Đối với diện tích do UBND xã đang trực tiếp quản lý theo quy định tại Quyết định 07/2012/QĐ-TTg: 100.000 đồng/ha/năm. Nếu đơn giá chi trả

DVMTR thấp hơn 100.000 đồng/ha thì sử dụng nguồn vốn ngân sách hoặc huy động các nguồn vốn hợp pháp khác (nếu có) để chi bù đắp tối đa bằng 100.000 đồng/ha/năm.

Phương pháp thứ hai:

* Nguyên tắc lồng ghép:

- Không sử dụng trùng lặp nhiều nguồn vốn khác nhau trên cùng một đơn vị diện tích, cụ thể: Đối với những diện tích đã được thụ hưởng các nguồn vốn như vốn sự nghiệp bảo vệ rừng theo Nghị quyết 30a, vốn sự nghiệp kinh tế theo Quyết định 57/QĐ-TTg và các nguồn vốn hợp pháp khác thì khơng thụ hưởng nguồn vốn bảo vệ rừng từ nguồn DVMTR.

- Ưu tiên đảm bảo đủ định mức, đơn giá (trường hợp có nguồn vốn bù đắp) giao, khốn bảo vệ rừng cho hộ gia đình, nhóm hộ, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn/bản theo các định mức quy định hiện hành của nhà nước.

* Phương thức lồng ghép:

- Đối với diện tích đã được bố trí các nguồn vốn: Sự nghiệp bảo vệ rừng theo Nghị Quyết 30a, vốn sự nghiệp kinh tế theo Quyết định 57/QĐ- TTg và các nguồn vốn hợp pháp khác thì chỉ sử dụng các nguồn vốn đã được bố trí đó để chi trả mà khơng sử dụng nguồn kinh phí DVMTR để chi trả cho phần diện tích này.

- Phần diện tích cịn lại:

+ Nếu đơn giá chi trả DVMTR cao hơn hoặc xấp xỉ bằng định mức nhà nước quy định hiện hành thì chỉ sử dụng nguồn vốn chi trả DVMTR để chi trả kinh phí bảo vệ rừng.

+ Nếu đơn giá chi trả DVMTR thấp hơn định mức nhà nước quy định hiện hành: thì sử dụng kinh phí dự phịng của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2011, 2012, 2013 chưa có đối tượng chi (nếu có) để chi trả bù đắp cho các chủ rừng, các đối tượng giao, nhận khoán bảo vệ rừng theo nguyên tắc nêu trên.

* Về xác định đơn giá chi trả dịch vụ môi trường rừng:

- Đối với lưu vực các thuỷ điện Nậm Cắn + Nậm Mô: Áp dụng đơn giá bình quân lưu vực trên cùng một dịng sơng, cụ thể:

+ Đơn giá chi trả DVMTR cho các chủ rừng thuộc lưu vực thủy điện Nậm Cắn + Nậm Mô được xác định bằng: Tổng số tiền thực thu về chi trả dịch vụ môi trường rừng trong năm của cả hai lưu vực thủy điện Nậm Cắn và Nậm Mô tại Quỹ bảo vệ và phát triển rừng chia cho diện tích rừng trong lưu vực sau khi đã trừ đi phần diện tích đã được thụ hưởng từ các nguồn vốn hợp pháp khác.

- Đối với các lưu vực thuỷ điện còn lại gồm: Bản Vẽ, Khe Bố, Nậm Nơn, Bản Cánh: Phương pháp xác định đơn giá chi trả thực hiện theo Điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng lưu vực thủy điện khe bố, tỉnh nghệ an​ (Trang 71 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)