Giải pháp về quy hoạch và kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng lưu vực thủy điện khe bố, tỉnh nghệ an​ (Trang 79 - 81)

4.3.3.1. Về quy hoạch

- Tổ chức đánh giá và phân định toàn bộ diện tích các loại rừng và đất rừng trên địa bàn tỉnh, hoàn thiện đóng mốc ranh giới 3 loại rừng trên thực địa, lập quy hoạch và kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở 3 cấp tỉnh, huyện và xã, công bố quy hoạch diện tích lâm phần ổn định đảm bảo phục vụ công tác quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp.

- Thực hiện giao đất, giao rừng, cho thuê đất, thuê rừng cho các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, phù hợp từng đối tượng rừng và năng lực, trình độ tổ chức quản lý, sử dụng của các chủ rừng theo quy định của pháp luật.

- Sau khi giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc hợp đồng giao khoán, bước tiếp theo là giúp các chủ rừng thông qua có cơ chế chính sách đầu tư, chính sách chi trả DVMTR hỗ trợ ban đầu, định canh, định cư, hướng dẫn sản xuất, kỹ thuật canh tác sao cho hiệu quả nhất. Đảm bảo quy

hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ổn định, lâu dài, hạn chế chuyển mục đích sử dụng rừng.

4.3.2.2 Giải pháp về kinh tế xã hội

a) Tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật

Thực hiện các hoạt động về tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm về chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các cấp các ngành, địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư toàn tỉnh một cách sâu rộng. Tổ chức các hội nghị phổ biến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến các cơ quan, ban, ngành đoàn thể của tỉnh và các cấp xã, thôn về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Tổ chức tập huấn cho cán bộ các cơ quan có liên quan về các bước, thủ tục thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Xác định, thống kê các cơ sở phải trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng. Xác định phạm vi, ranh giới diện tích các khu rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

Đặc biệt đối với các chủ rừng cần chú ý thực hiện tuyên truyền giúp họ nắm rõ các đặc điểm của khu rừng họ đang quản lý sử dụng cũng như cách tính hệ số K.

Nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý, các doanh nghiệp, cộng đồng và hộ gia đình làm nghề rừng thông qua đào tạo tại chỗ, ngắn hạn và khuyến lâm; từng bước nâng cao năng lực tự xây dựng, thực hiện và giám sát kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

b) Về công tác tổ chức thực hiện

- Hình thành các tổ chức chi trả DVMTR cấp huyện, gắn chính sách chi trả DVMTR cấp huyện với cơ quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn huyện. Quy hoạch, đào tạo cán bộ có chuyên sâu trong các lĩnh vực lâm nghiệp cho các cơ quan chuyên môn và tạo điều kiện thuận lợi thu hút các cán bộ trẻ, phụ nữ và dân tộc ít người về lĩnh vực kinh tế, quản lý lâm nghiệp và lâm nghiệp xã hội.

- Sự tham gia của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân và của cả hệ thống chính trị để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, đặc biệt là các đối tượng có nghĩa vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng và đối tượng cung cấp dịch vụ môi trường rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng lưu vực thủy điện khe bố, tỉnh nghệ an​ (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)