Phương pháp nghiên cứu hiện trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng lưu vực thủy điện khe bố, tỉnh nghệ an​ (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu hiện trường

- Xác định ranh giới lưu vực Thủy điện Khe Bố và các thuỷ điện bậc thang nằm trong lưu vực này bằng cách dùng máy định vị GPS cầm tay, xác định thân đập và các điểm đầu ra dọc theo đường phân thuỷ theo hướng vng góc với đường đồng mức cho đến khi trở lại điểm đầu ra của lưu vực thành đường khép kín

- Để thu thập số liệu tọa độ chính xác, tại mỗi điểm bấm GPS 3 lần, khoảng cách giữa mỗi lần bấm là 5 phút. Bấm máy GPS trong điều kiện tốt nhất, lặng gió.

- Điều tra xác định sản lượng điện thương phẩm của các nhà máy thuỷ điện được tiến hành thu thập theo số liệu quyết toán, thống kê của đơn vị từ lúc bắt đầu sử dụng DVMTR đến hết tháng 12 năm 2015 (theo số liệu lưu trữ tại công ty hoặc theo báo cáo thuế của các công ty).

* Sử dụng phương pháp RRA (phương pháp đánh giá nhanh), và PRA (phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia) nghiên cứu các nội dung:

- Cơ sở kinh tế xã hội cho chi trả DVMTR, xác định những thông tin về đặc điểm sản xuất, thu nhập của người dân, mức độ phụ thuộc của người dân vào rừng.

- Thái độ của người dân đối với việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR; những tác động của chi trả DVMTR đến đời sống và ý thức bảo vệ rừng của người dân...

- Mức độ hài lòng của bên sử dụng và bên bán DVMTR trong việc thực hiện chi trả DVMTR.

- Điều tra phỏng vấn về hệ số K =1 cho tất cả các kiểu rừng trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh Nghệ An cho phép sử dụng tại Quyết định 4962/QĐ-UBND. Trong đó, điều tra về các nội dung:

a) Trạng thái rừng (là khả năng tạo dịch vụ môi trường rừng); b) Loại rừng (đặc dụng, phịng hộ, sản xuất);

c) Nguồn gốc hình thành rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng);

d) Mức độ khó khăn, tác động đối với việc bảo vệ rừng (yếu tố xã hội và địa lý).

+ Thuận lợi khó khăn trong thực hiện chi trả DVMTR: bao gồm những vấn đề về yếu tố kỹ thuật, những vướng mắc trong q trình thực hiện, thuận lợi khó khăn do yếu tố kinh tế xã hội của địa phương.

+ Một số giải pháp nhằm thực hiện chi trả DVMTR có hiệu quả. - Đối tượng phỏng vấn gồm:

+ Đại diện bên bán DVMTR: 40 đối tượng (gồm 30 chủ rừng là các nhân, hộ gia đình; 7 đối tượng là tổ chức)

+ Đại diện bên mua DVMTR: 5 đối tượng

+ Đại diện 2 cơ quan thực hiên chi trả DVMTR: Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh; Hạt kiểm lâm cấp huyện

- Chọn điểm và hộ gia đình đại diện để điều tra:

Trong 1 lưu vực chọn ra xã đại diện, đặc trưng cho xã về các mặt: Dân cư và phân bố dân cư, dân tộc, điều kiện tự nhiên có đầy đủ hoặc gần đủ các kiểu trạng thái rừng với mục đích sử dụng và ngồn gốc rừng khác nhau; đại diện cho thành phần kinh tế hộ: khá, trung bình và khó khăn trong xã. Đề tài chọn 3 xã, trên địa bàn các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương và Con Cuông để tiến hành phỏng vấn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng lưu vực thủy điện khe bố, tỉnh nghệ an​ (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)