Những thuận lợi và khó khăn về chi trả DVMT Rở Nghệ An theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng lưu vực thủy điện khe bố, tỉnh nghệ an​ (Trang 72 - 74)

Nghị định 99/2010/NĐ-CP.

4.2.4.1. Thuận lợi

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã và đang đi vào hoạt động, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và Nhà nước. Song, đây là chính sách mới, có nhiều vấn đề phức tạp nên trong quá trình thực hiện gặp rất nhiều khó khăn.

Mặc dù tỉnh Nghệ An đã triển khai thực hiện chính sách và thực được một số nội dung cụ thể như:

- Thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Nghệ an và đi vào hoạt động.

- Các ngành liên quan đã cung cấp thông tin và số liệu cần thiết để thưc hiện chính sách.

- Cơ quan quản lý về lâm nghiệp đã thống kê được tình trạng 3 loại rừng, giao đất, giao rừng, rà soát hiện trạng rừng. Thực hiện đúng quy trình chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, đúng quy định, nghị định, thông tư hướng dẫn Chính phủ, Bộ, ban, ngành liên quan.

- Các lưu vực có cung ứng DVMTR đã xác định được ranh giới lưu vực, điểm đầu ra các lưu vực và diện tích rừng trong lưu vực. Xác định được các loại rừng, diện tích các loại rừng được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

- Thống kê chi tiết cụ thể, rõ ràng các đối tượng được hưởng chi trả dịch vụ môi trường rừng, và đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng, mức chi trả dịch vụ môi trường rừng

4.2.4.2. Khó khăn

Tuy nhiên, do chính sách mới, vì vậy trong quá trình thực hiện vì không có cách hiểu đồng nhất, chính xác giữa người chi trả, người cung cấp và bên trung gian. Thực chất chi trả dịch vụ môi trường rừng là dựa trên cơ chế chi trả tự nguyện. Do đó, khi hiểu sai sẽ dẫn đến làm sai mà không mang lại hiệu quả mong muốn.

- Cơ chế quản lý và sử dụng tiền chi trả trên thực tế khó triển khai, tiền chi trả DVMTR đến chủ rừng còn chậm và hạn chế.

- Bên cạnh đó, khi thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng tại các địa phương vẫn thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể triển khai, thiếu các quy định chặt chẽ liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với bảo vệ nguồn nước và cảnh quan thiên nhiên.

- Khó khăn lớn nhất là thực hiện công tác giao đất giao rừng để xác định danh sách chủ rừng, diện tích rừng của từng chủ rừng và xác định hệ số K. Do khối lượng công việc thực hiện rất lớn cả về số diện tích rà soát, số lượng địa phương. Cụ thể là:

a) Về mặt kỹ thuật

- Khó khăn trong xác định hệ số K chính xác cho từng lô rừng theo từng tiêu chí đảm bảo tính công bằng trong chi trả DVMTR, việc chi trả DVMTR sẽ còn gặp nhiều khó khăn do có sự tranh cãi về quyền lợi.

b) Về mặt xã hội

- Trong năm đầu thực hiện chi trả DVMTR kinh phí để tổ chức triển khai còn hạn hẹp.

- Do có nhiều biến động của nền kinh tế, trong quá trình việc thu tiền DVMTR của bên mua DVMTR, có nhiều thủy điện còn chậm trong việc nộp tiền DVMTR, làm chậm tiến độ khi thực hiện chi trả DVMTR

- Quy định sử dụng tiền chi trả đối với người được chi trả tiền dịch vụ là các tổ chức nhà nước (chủ rừng) chưa rõ, như việc tổ chức nhà nước sử dụng kinh phí đối với số diện tích rừng mà mình tự tổ chức bảo vệ, vì chỉ quy định chi trả cho các hộ nhận khoán rừng.

- Diện tích đất lâm nghiệp trong các lưu vực thủy điện hàng năm có nhiều biến động như chuyển đổi mục đích sử dụng, trồng mới, khai thác, cháy rừng, khoanh nuôi bảo vệ, thừa kế, chuyển nhượng, thế chấp… và đặc biệt là biến động do việc di chuyển dân vùng ngập của thủy điện Bản Vẽ và các thủy điện khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng lưu vực thủy điện khe bố, tỉnh nghệ an​ (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)