Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng lưu vực thủy điện khe bố, tỉnh nghệ an​ (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.2.1. Dân số và nhà ở

Theo số liệu thống kê năm 2014, dân số trung bình của tồn tỉnh là 2.951.985 người, trong đó phần lớn sống ở vùng nông thôn với 2.641.471

người, chiếm 89,48% dân số, khu vực thành, thị có 310.514 người chiếm 10,52 %. Mật độ dân số trung bình 179 người/km2, nơi có mật độ dân cư đông nhất là thành phố Vinh với 2.957 người/ km2, nơi có mật độ dân cư thấp nhất là huyện Tương Dương 25 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm là 3,46‰.

Tổng số hộ dân cư là 757.418 hộ, toàn bộ số hộ này đều có nhà ở, trong đó số hộ có nhà kiên cố chiếm 86,56%, nhà bán kiên cố chiếm 4,97%, nhà thiếu kiên cố chiếm 3,21% và nhà đơn sơ chiếm 5,26%.

3.2.2. Dân tộc

Vùng núi phía bắc tỉnh Nghệ An nói chung, vùng lưu vực thủy điện Khe Bố nói riêng là cái nơi chung sống của cộng đồng với hơn 7 dân tộc anh em, như Kinh, Thái, Thổ, H’mông, Khơ Mú và các dân tộc khác. Mỗi dân tộc đều có đời sống văn hố truyền thống đặc thù, được gìn giữ và bảo tồn, tạo nên một bản sắc văn hoá độc đáo, đa dạng. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm 85,51%, dân tộc Thái chiếm 10,13%, dân tộc Thổ chiếm 2,05%, dân tộc Khơ Mú chiếm 1,22%, dân tộc H’mơng chiếm 1,00%, cịn lại là các dân tộc khác chiếm 0,09%.

3.2.3. Lao động

Nghệ An là tỉnh có quy mơ dân số lớn thứ 4 trong cả nước với hơn 3,037 triệu người năm 2014, trong đó có gần 1,953 triệu lao động, trong tổng số lao động lực lượng lao động đang làm việc 1,924 triệu người chiếm 98,51%, lực lượng lao động chia theo ngành nghề: Ngành Nông, lâm, thủy sản 1,215 triệu người, chiếm 63%, Công nghiệp xây dựng 254 ngàn người, lao động ngành dịch vụ là 458 ngàn người. Bình quân hàng năm số lao động đến tuổi bổ sung vào lực lượng lao động của tỉnh xấp xỉ 3,3 vạn người.

Xét về cơ cấu, lực lượng lao động phần lớn là trẻ và sung sức, độ tuổi từ 15 - 24 chiếm 20,75%, từ 25 - 34 chiếm 15,2%; từ 35 - 44 chiếm 13,52% và từ 45 - 54 chiếm 11,46%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm gần 40%. Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tập trung vào một số nghề như sửa chữa xe có động cơ, lái xe, may mặc, điện dân dụng, điện tử, xây dựng,...còn một số nghề lại quá ít lao động đã qua đào tạo như chế biến nông, lâm sản, nuôi trồng thủy sản, vật liệu xây dựng. Vì vậy, có thể nói trình độ chuyên môn và nghề nghiệp của lực lượng lao động Nghệ An đang còn bất cập, chưa đáp ứng được đòi hỏi đặt ra của thị trường lao động.

3.2.4. Kinh tế

Theo số liệu thống kê tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2015 của tỉnh thì tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,42%; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh 2.787.846 triệu đồng; Chi ngân sách địa phương 7.247.960 triệu đồng. Thu nhập bình quân 1.561 nghìn đồng/người/tháng; tỷ lệ hộ nghèo 19,35%. Cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, tỷ trọng ngành nơng, lâm, ngư nghiệp chiếm 26,64% GDP, tỷ trọng ngành thương mại- dịch vụ chiếm 41,41% GDP, tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng chiếm 31,95% GDP.

3.2.5. Giáo dục

Theo số liệu niên giám thống kê năm 2012, trên địa bàn tỉnh có 515 trường học mần non, 539 trường tiểu học (1trường ngồi cơng lập), 388 trường trung học cơ sở, 92 trường trung học phổ thơng (23 trường ngồi công lập), đã đáp ứng được nhu cầu học tập trước mắt của học sinh trong tỉnh, tuy nhiên nhiều khu vực vùng sâu vùng xa vẫn còn nhiều trường học đã xuống cấp, cần được đầu tư xây dựng mới. Đời sống giáo viên khu vực vùng sâu, vùng xa cịn khó khăn, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.

3.2.6. Đào tạo

Theo số liệu niên giám thống kê năm 2012, tỉnh Nghệ An có 04 trường đạo tạo bậc Đại học (trong đó 03 trường công lập và 01 trường ngồi cơng lập), với 1.198 giáo viên và 34.780 học sinh; 06 trường cao đẳng (trong đó 04 trường cơng lập) với 757 giáo viên và 15.792 học sinh; 03 trường trung cấp

chuyên nghiệp với 126 giáo viên và 2.573 học sinh. Đây là những nơi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực lao động kỹ thuật cho tỉnh.

3.2.7. Y tế

Mạng lưới y tế đã được triển khai từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã. Đến năm 2012, tồn tỉnh có 848 cơ sở y tế, trong đó có 38 bệnh viện, 43 phòng khám đa khoa, 480 trạm y tế xã, phường (đạt 100% xã, phường có trạm y tế) và 287 cơ sở y tế khác. Tổng số giường bệnh là 8.471 giường, cán bộ ngành y có 6.974 người (trong đó bác sỹ 1.596 người, y sỹ 1.366 người, y tá 3.137 người, hộ sinh 875 người), cán bộ ngành dược 659 người (trong đó dược sỹ đại học trở lên 64 người, dược sỹ trung cấp 539 người, dược tá 56 người), 87,75% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. (Theo số liệu niên giám thống kê năm 2012)

3.2.8. Bưu chính viễn thơng

Hệ thống thông tin liên lạc đã được trang bị khắp 20 huyện,thị, thành, từ trung tâm các huyện có thể liên lạc tới tất cả các vùng trong nước và quốc tế. Đối với các trung tâm xã, phường, thị trấn hiện nay có 100% xã, phường, thị trấn đã được trang bị điện thoại với tỷ lệ 123,15 máy điện thoại/100 dân. Về phát thanh và truyền hình, 100% số xã được phủ sóng truyền thanh, 97,9% được phủ sóng truyền hình, tỷ lệ hộ được xem đài truyền hình Việt Nam là 84% và tỷ lệ hộ nghe được đài tiếng nói Việt Nam là 100%.

3.2.9. Giao thông

- Nghệ An là một đầu mối giao thơng quan trọng của cả nước. Có mạng lưới giao thơng phát triển và đa dạng, có đường bộ, đường sắt, đường sông, sân bay và cảng biển, được hình thành và phân bố khá hợp lý theo các vùng dân cư và các trung tâm hành chính, kinh tế.

- Hệ thống giao thơng đường bộ: Tồn tỉnh có 7.070 km giao thơng

đường bộ, trong đó, đường nhựa có 3.306 km (chiếm 46,76%), đường bê tơng xi măng có 763 km (chiếm 10,79%), đường cấp phối có 1.110 km (chiếm

15,70%) và đường đất là 1.891 km (chiếm 26,75%).

+ Quốc lộ: quốc lộ 7, quốc lộ 48, quốc lộ 46, quốc lộ 15, ngồi ra cịn có 132 km đường Hồ Chí Minh chạy ngang qua các huyện miền núi trung du của tỉnh. + Tỉnh lộ gồm 2 tuyến với tổng chiều dài là 1.871 km.

+ Huyện/thành lộ có chiều dài là 4.169 km.

- Đường sắt: 124 km, trong đó có 94 km tuyến Bắc - Nam, có 7 ga, ga Vinh là ga chính.

- Đường hàng khơng: có sân bay Vinh, các tuyến bay: Vinh - Đà Nẵng; Vinh - Tân Sơn Nhất, Vinh - Nội Bài (và ngược lại). Sắp tới sẽ nâng cấp thành sân bay Quốc tế và xây dựng đường bay Vinh – Viên Chăn, Vinh – Băng cốc (và ngược lại).

- Đường sơng: Tồn tỉnh có 793 km đường sơng. Trong đó, tỉnh quản lý có chiều dài là 628 km, huyện/thành quản lý có chiều dài là 165 km.

3.2.10. Thủy lợi

Toàn tỉnh hiện nay có trên 600 cơng trình thủy lợi lớn, nhỏ. Các cơng trình thủy lợi đã và đang mang lại hiệu quả nhất định trong sản xuất Nơng, lâm nghiệp, góp phần ổn định dân cư, xố đói giảm nghèo.

3.2.11. Điện

- Nguồn cung cấp: Các phụ tải tỉnh Nghệ An được cấp điện từ hệ thống

điện miền Bắc thông qua tuyến đường dây 220KV từ Thủy điện Hịa Bình tới trạm 500KV Hà Tĩnh (dây dẫn AC300 dài 271km) và 2 trạm biến áp 220/110KV: Hưng Đông và Nghi Sơn.

- Lưới điện: Tồn tỉnh có 256 Km đường dây 500 KV đi qua, 77 Km

đường dây 110 KV, 812 Km đường dây trung thế và 583 Km đường dây hạ thế; 245 trạm biến áp 3 pha với tổng công suất 42.265 KVA, 288 trạm biến áp 1 pha với tổng cơng suất là 9.800 KVA.

- Tình hình cung cấp điện: Theo số liệu Tổng điều tra nông thôn, nông

nghiệp và thủy sản năm 2011, trên địa bàn tỉnh có 475 xã, phường, thị trấn được sử dụng điện lưới (đạt tỷ lệ 98,96%); tỷ lệ hộ sử dụng điện trên 99,50%.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng lưu vực thủy điện khe bố, tỉnh nghệ an​ (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)