Xuất hệ thống theo dõi và đánh giá việc chi trả DVMT Rở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng lưu vực thủy điện khe bố, tỉnh nghệ an​ (Trang 81 - 86)

Nghệ An

Việc chi trả DVMT phụ thuộc vào đặc điểm hiện trạng rừng, mà các yếu tố này thường xuyên có sự thay đổi. Vì vậy cần phải có hệ thống theo dõi và đánh giá việc chi trả DVMTR, nhằm cập nhật những thay đổi, điều chỉnh mức chi trả DVMTR phù hợp với hiện trạng rừng, đảm bảo tính minh bạch, khách quan, công bằng trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Hệ thống theo dõi và đánh giá chi trả việc DVMTR bao gồm:

* Vai trò và trách nhiệm của các cơ quan được giao trách nhiệm trong quá trình giám sát và đánh giá (tài chính và quản lý, chất lượng và số lượng FES, v.v):

a) Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh:

- Hàng năm, xây dựng kế hoạch thu chi tài chính kinh phí chi trả DVMTR tại Quỹ BVPTR bao gồm chi phí quản lý Quỹ cấp tỉnh và kinh phí chi trả cho các chủ rừng, tổ chức chi trả cấp huyện và các tổ chức/dự án được hỗ trợ từ nguồn kinh phí tại Quỹ BVPTR cấp tỉnh) trình Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài Chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt).

- Tính toán, xác định đơn giá chi trả tiền DVMTR hàng năm tại các lưu vực thủy điện trên cơ sở các văn bản quy định hiện hành.

- Tham mưu cho Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức nghiệm thu cấp quản lý (Phúc tra kết quả nghiệm thu cơ sở) nhằm đánh giá số lượng, chất lượng rừng trên các lưu vực thủy điện làm cơ sở thanh toán tiền DVMTR hàng năm.

- Kiểm tra, giám sát các chủ rừng, chủ quản lý rừng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ khi tham gia chi trả DVMTR.

- Quyết toán tài chính của Quỹ BVPTR cấp tỉnh theo quy định hiện hành

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện, UBND cấp xã triển khai thực hiện chi trả DVMTR; chỉ đạo Hạt kiểm lâm cấp huyện (cơ quan đề xuất là tổ chức chi trả cấp huyện) lập kế hoạch và phương án chi trả DVMTR cấp huyện gửi Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh làm cơ sở cho chi trả DVMTR trên địa bàn; chủ trì giải quyết những vướng mắc phát sinh trong tranh chấp về vị trí, diện tích rừng, chồng lấn giữa các chủ quản lý diện tích rừng đảm bảo cho việc chi trả DVMTR đúng đối tượng.

- Phê duyệt, xác nhận danh sách chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có rừng cung ứng DVMTR trong các lưu vực thủy điện

- Chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm (được UBND tỉnh Quyết định làm đầu mối chi trả DVMTR cấp huyện) thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 4001/QĐ-UBND ngày 08/9/2015 của UBND tỉnh về việc giao cơ quan làm đầu mối chi trả DVMTR cấp huyện (Tổ chức chi trả cấp huyện) cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn và UBND xã; Thực hiện các nội dung tại Hướng dẫn này và các nội dung liên quan đến chi trả DVMTR theo chức năng, nhiệm vụ.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là mô hình quản lý và bảo vệ môi trường đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và đã có những hiệu quả đáng kể về môi trường, về kinh tế và về xã hội.

Nhận thức được tiềm năng và hiệu quả của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam. Tỉnh Nghệ An đang triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh.

Từ kết quả nghiên cứu chi trả dịch vụ môi trường rừng trong lưu vực Khe Bố có thể rút ra một số kết luận sau đây:

- Lưu vực thủy điện Khe Bố hiện có 8 nhà máy thủy điện lớn nhỏ, trong đó tính đến hết tháng 12 năm 2015 đã có 6 đơn vị đã sử dụng DVMTR. - Đã xác định ranh giới lưu vực sơ bộ tự động từ mô hình số độ cao, sau đó dùng ranh giới lưu vực sơ bộ chồng xếp lên trên bản đồ địa hình, thủy văn của lưu vực và tiến hành kiểm tra, chỉnh sửa lại cho phù hợp ở những nơi đường ranh giới lưu vực không đi theo đường phân thủy.

- Đã xác định được diện tích rừng trong lưu vực và các đối tượng cung ứng để thực hiện chi trả DVMTR, đồng thời xác định được mức chi trả cho các đối tượng cung ứng dịch vụ.

- Sự đồng nhất về địa hình trên toàn lưu vực cho thấy về mặt địa hình trong từng lưu vực có mức độ khó khăn cơ bản như nhau, diện tích rừng trong các lưu vực chủ yếu rừng tự nhiên, các chủ rừng chủ yếu là các tổ chức do đó chi trả DVMTR thể hiện qua hệ số K =1 là cơ bản hợp lý; tuy có nhiều quan điểm đồng tình, nhưng cũng có không ít ý kiến không đồng thuẫn.

- Nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chi trả DVMTR, cần thực hiện đồng thời các giải pháp về kỹ thuật, quy hoạch và kinh tế xã hội; ứng dụng các phần mềm hiện đại trong quản lý theo dõi và đánh giá việc chi trả DVMTR.

2. Tồn tại

- Chưa có các nghiên cứu hoàn chỉnh về diện tích rừng, chất lượng rừng cung cấp dịch vụ môi trường rừng trong lưu vực, đặc biệt là tính chất chi trả DVMTR trong lưu vực bậc thang phù hợp với tập quán của người dân địa phương, song lại đáp ứng được cơ chế dịch vụ.

- Chưa triển khai việc rà soát hoàn chỉnh được các lưu vực chuẩn bị đi vào hoạt động đối với các thủy điện trong lưu vực như thủy điện Yên Thắng, thủy điện Ca Lôi và một số thủy điện nhỏ khác.

3. Kiến nghị

- Cần thực hiện thêm các nghiên cứu về xác định giá trị của DVMTR như: ảnh hưởng của các trạng thái rừng, nguồn gốc rừng và mục đích sử dụng rừng đến dòng chảy và xói mòn/bồi lắng ... nhằm đưa ra hệ số K điều chỉnh mức chi trả DMTR chính xác nhất cho từng lưu vực.

- Cần có các nghiên cứu hoàn chỉnh về diện tích rừng, chất lượng rừng cung cấp DVMTR trong lưu vực, đặc biệt là tính chất chi trả DVMTR trong lưu vực bậc thang phù hợp với tập quán của người dân địa phương, song lại đáp ứng được cơ chế dịch vụ.

- Cần có hệ số hiệu chỉnh đơn giá chi trả DVMTR cho 1 KWh điện cho từng năm hoặc cho thời đoạn ngắn, thay bằng thời kỳ dài như hiện nay.

- Xem xét nghiên cứu bổ sung chính sách chi trả DMTR đối với các khu rừng tiệm cận với các khu rừng nằm trong ranh giới các lưu vực (các khu rừng này ít nhiều ảnh hưởng gián tiếp đến sự tồn tại của lưu vực).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2010), Báo cáo đánh giá giữa

kỳ về tình hình triển khai Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 4 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

2. Trần Quang Bảo, Nguyễn Văn Thị, Phạm Văn Duẩn (2013), Ứng dụng GIS trong quản lý tài nguyên thiên nhiên. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Tô Thị Thu Hương và Laslo P. (2009). Kinh nghiệm từ thí điểm cơ chế

chi trả dịch vụ môi trường (PES) tại Tây Bắc Việt Nam. GTZ Vietnam.

4. Hoàng Minh Hà, Katherine Warner, et al (2008), Chi trả dịch vụ môi trường: kinh nghiệm và bài học tại Việt Nam, World Agroforestry Centre (ICRAF), NXB Thông tấn.

5. Juergen Hes, Tô Thị Thu Hương (2011), Chi trả dịch vụ môi trường

rừng tại Việt Nam – Kết nối chủ rừng và người sử dụng dịch vụ môi trường rừng, The center for people and forests, RECOFTC

6. Quỹ Bảo vệ và Phát triển Rừng Việt Nam (2012), Báo cáo triển khai vận hành Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng và chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2012 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2013. Báo cáo chuẩn bị cho hội thảo tại tỉnh Đắk Nông, Việt Nam, 24 tháng 10.

7. Phạm Thu Thủy và cộng sự (2013), Chi trả dịch vụ môi trường ở Việt

Nam: Từ chính sách đến thực tiễn, CIFOR.

8. Pamela McElwee và cộng sự (2015), Báo cáo đánh giá 3 năm thực

hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt nam, 2011 – 2014. USAID.

9. Hoàng MH, van Noordwijk M và Phạm TT – phải ghi rõ tên (2008) Chi

trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm và bài học tại Việt Nam. Nhà xuất bản

thông tấn Hà Nội.

10. Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng.

11. Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

12. Quyết định 4638/QĐ-UBND ngày 16/11/2012 của UBND Tỉnh Nghệ An ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ bảo vệ và phát.

13. Quyết định 2279/QĐ-UBND26/05/2014 UBND Tỉnh Nghệ An phê duyệt sơ kết 3 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Nghệ An./.

14. Joyotee Smith and Sara J.Scher (2002), Forest Carbon and Local

Livelohhods. Assessment of Opportunities and Policy Recommendations,

CIFOR Occcasional Paper No.37.

15. RUPES (Rewarding Upland poor for Environment Services) (2004),

Chiến lược mới nhằm đền đáp cho người nghèo vùng cao Chấu Á để bảo tồn và cải thiện môi trường của chúng ta, World Agroforestry Center, ICRAF

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng lưu vực thủy điện khe bố, tỉnh nghệ an​ (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)